Giáo án bài Phát biểu tự do - Giáo án Ngữ văn lớp 12

Giáo án bài Phát biểu tự do

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Có những hiểu biết sơ bộ về phát biểu tự do.

- Nắm được một số yêu cầu và nguyên tắc về phát biểu tự do.

2. Kĩ năng

- Từ tình huống cụ thể trong đời sống biết lựa chọn chủ đề phát biểu tự do, xây dựng đoạn văn ngắn để phát biểu chủ đề đã lựa chọn.

3. Thái độ, tư tưởng

- Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do về một chủ đề mà em thấy hứng thú và có mong muốn trao đổi với người nghe.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

SGK,SGV, Giáo án.

2. Học sinh

SGK, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

-Tổ chức cho HS thảo luận phát huy tính chủ động tích cực của HS ,cho HS hình dung ra tình huống, khai thác vốn sống vốn hiểu biết để có thể phát biểu tự do.

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: .......................................

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu yêu cầu sử dụng từ ngữ, sử dụng và kết hợp các kiểu câu, xác định giọng điệu trong văn nghị luận.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

    Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn, nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp. ″Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội″. Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu khái niệm phát biểu tự do

Hãy cho VD về phát biểu tự do?

Trong cuộc sống có lúc con người phát biểu ý kiến của mình mà chưa chuẩn bị kĩ càng gọi là phát biểu tự do

? Phát biểu tự do là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do?

? Phát biểu tự do xuất phát từ nhu cầu nào thôi thúc?

? Để phát biểu tự do cần phải như thế nào?

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công

? Để phát biểu tự do thành công ta cần những yếu tố nào?

Câu hỏi 3 trong SGK chọn phương án nào là phù hợp?(trừ phương án d không chọn)

 

 

Tưởng tượng tình huống để phát biểu tự do,và để phát biểu tự do cần chuẩn bị những gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

- Phát biểu tự do về cách ăn mặc và đầu tóc của HS trung học phổ thông hiện nay.

GV chia HS  thành các nhóm, HS phát biểu tự nhiên, thoải mái.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV nêu một số đề tài thường nảy sinh một cách ngẫu nhiên trong cuộc giao tiếp của HS trong phạm vi lớp, nhóm, tổ như: thời trang, tình bạn, tình yêu, kỉ niệm tuổi học trò, internet, cách học, những vướng mắc trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình, tham quan, du lịch...

GV yêu cầu HS lựa chọn đề tài để thực hành nói.

1. Khái niệm

a. Ví dụ: nêu vd về phát biểu tự do như:

- Quan điểm chọn người yêu.

- Cảm tưởng của mình khi được dự một lễ sinh nhật ,một cuộc đi chơi.,một bữa tiệc,khi xem một cuộc thi hoa hậu,hoặc quan điểm của bạn về cách ăn mặc…

b. Khái niệm: Phát biểu tự do là dạng thường gặptrong đời sống ,ở đó người phát biểu có thể hào hứng trình bày những ý kiến của mình với người nghe,đó là những ý kiến hoàn toàn không theo chủ đề nào đã quy định trước ,đã chuẩn bị trước.

* Phát biểu tự do khác với phát biểu theo chủ đề:

- Người nói tự tìm chủ đề nội dung phát biểu.

- Chủ đề nội dung đó có thể nảy sinh bất ngờ ,ngẫu nhiên ngoài dự tính.

2. Những nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do:

* Phát biểu tự do sinh ra từ tình huống trong đời sống:

- Khi có ai gợi lên xôn xao một kỉ niệm,một nỗi niềm mà lòng người phát biểu từng ấp ủ

- Một điều tâm niệm ,một bài học,một điều trăn trở về đời sống …ai đó gợi ra.

* Để phát biểu tự do cần:

- Phải sống hết mình mới tìm ra chủ đề,nội dung phát biểu tự do.

- Phải tích lũy làm giàu vốn sống ,vốn hiểu biết với ý kiến thật riêng.

3. Những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công

- Có hứng thú,am hiểu vấn đề mình phát biểu.

- Bám sát chủ đề ,không để xa đề,lạc đề.

- Rèn luyện kĩ năng tìm ý,sắp xếp ý nhanh chóng.

- Phải chú ý đến người nghe,hướng vào những nội dung mới mẻ ,thú vị, làm cho họ thích thú.để điều chỉnh kịp thời.

- Diễn đạt ý kiến của mình thành một số câu ,đoạn,không bắt buộc làm bài văn hoàn chỉnh.

4. Tưởng tượng tình huống để phát biểu tự do:

VD:- Vấn đề sành điệu trong thanh niên học sinh.

- Vấn đề thi hoa hậu ở nước ta.

- Vấn đề chọn nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.

* Để phát biểu tự do cần:

- Chọn chủ đề.

- Nguyên nhân vì sao.

- Phác thảo những ý chính, sắp xếp ý.

- Làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe (xem SGK trang 164 tất cả các  ý đã nêu).

→ Ghi nhớ trang 164.

5. Luyện tập:

- Phát biểu tự do về cách ăn mặc và đầu tóc của HS trung học phổ thông hiện nay.

HS chia  thành các nhóm, HS phát biểu tự nhiên, thoải mái.

 

HS chủ động chia nhóm, lựa chọn đối tác, đối tượng trong quá trình thực hành nói.

HS lựa chọn đề tài, giao tiếp theo nhóm, ghi âm lại cuộc trao đổi này.

HS cả lớp nghe lại phần ghi âm cuộc trao đổi của một số nhóm.

HS thảo luận thêm về cách thức giao tiếp, điều chỉnh những điểm cần thiết.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Khái niệm phát biểu tự do ; những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 chuẩn, mới nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên