Giáo án bài Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Xác định được các bước trong quy trình viết một bức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm đáp ứng được các yêu cầu của kiểu bài.

- Viết được một bức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm sau khi lựa chọn được đề tài phù hợp.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thiện bức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm có sức hấp dẫn đối với người đọc

3. Về phẩm chất

Chủ động, tích cực và cẩn trọng trong khi viết bài

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Chia sẻ một vấn đề mà em quan tâm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

Vấn đề em quan tâm là gì? Tại sao em lại quan tâm đến vấn đề đó? Vấn đề này đang có những hạn chế nào cần khắc phục? Cần giải quyết những hạn chế đó ra sao? GV kết luận và dẫn dắt vào bài: “Thể hiện vấn đề quan tâm bằng cách trao đổi một bức thư là một hình thức có thể tăng tính thuyết phục với người đọc”.

Quảng cáo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu kiểu bài

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài viết.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu yêu cầu về kiểu bài.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- Xác định rõ đối tượng nhận thư (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức).

- Thể hiện rõ mục đích viết thư và vấn để chính được trình bày, trao đổi, bàn luận trong thư.

- Trình bày tường minh, mạch lạc các thông tin (nếu mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin) hoặc triển khai các nội dung phù hợp để khẳng định một quan niệm hay sự cần thiết phải tiến hành công việc hay hoạt động (nếu mục đích chủ yếu là thuyết phục).

- Sử dụng ngôn ngữ (gồm cả từ ngữ xưng hô) phù hợp với mục đích viết thư và người nhận.

- Sử dụng yếu tố bổ trợ để đạt được mục đích viết một cách hiệu quả.

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu: HS nắm được các ý, hình dung ra được cách làm bài viết tham khảo.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để phân tích bài viết tham khảo.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Giữa người viết thư và người nhận thư có mối quan hệ gì? Quan hệ đó thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ được dùng trong thư? Người nhận thư có đặc điểm gì đáng chú ý?

2. Bức thư này được viết nhằm mục đích gì? Thư trao đổi, bàn luận về vấn đề gì?

3. Phần mở đầu thư có gì đáng chú ý? Nội dung tiếp theo của bức thư triển khai theo trình tự nào? Trình tự đó có liên quan như thế nào với mục đích viết thư?

4. Người viết dùng những yếu tố bổ trợ nào để thuyết phục người đọc về vấn đề được bàn đến trong thư?

5. Qua bức thư tham khảo, em rút ra được kinh nghiệm gì khi viết thư?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1.

- Người viết thư và người nhận thư là chị em ruột trong cùng một nhà.

- Ngôn ngữ thể hiện: Ma-két-ta yêu quý; Em có khoẻ không?; Kể cho chị nghe về Luân Đôn;…

- Người nhận đang đi học ở Luân Đôn, một nơi xa nhà.

2. Mục đích viết thư là trao đổi, bàn luận về sự việc: Tình trạng bất công với những người lao động ở châu Phi.

3.

- Phần mở đầu thư bằng cách hỏi thăm về sức khoẻ, công việc đầy thân mật. Sau đó, nêu sự việc bằng cách gây tò mò cho người đọc: sự việc đúc kết một kinh nghiệm: “trông người mà nghĩ đến ta”.

- Các sự việc tiếp theo được trình bày theo trình tự thời gian, liên quan đến câu chuyện mà người chị kể. Trình tự này có liên quan chặt chẽ đến mục đích viết thư.

4. Yếu tố bổ trợ để thuyết phục người đọc: tự sự, biểu cảm. Những yếu tố này làm cho bức thư thêm lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra.

5. Kinh nghiệm của HS rút ra từ bức thư.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên