Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Tập 2 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Trình bày được các quy định liên quan đến việc sử dụng ý tưởng, thông tin,... của người khác trong bài viết của mình để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả và tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo vệ quyền tác giả.

- Vận dụng được các kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đạo văn và tìm hiểu về trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Về phẩm chất

Có ý thức tôn trọng quyền tác giả và bảo vệ quyền tác giả.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ:

Xem video clip về Đăng kí bản quyền để tự bảo vệ quyền tác giả (https://www.youtube. com/watch?v=wglLzuidIQc) được phát trên kênh VTV 1 và trả lời các câu hỏi:

- Vì sao các nhiếp ảnh gia chưa thể thắng trong vụ kiện vi phạm bản quyền?

- Các tác giả cần làm gì để bảo vệ bản quyền của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trả lời câu hỏi

- Vì họ chưa đăng kí bản quyền cho bức ảnh của mình.

- Cần tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và đăng kí bản quyền tác giả theo đúng quy định của Nhà nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận.

Quảng cáo

“Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là tôn trọng kết quả lao động sáng tạo của người khác và biết cách tiếp thu, kế thừa kết quả đó trong sản phẩm trí tuệ của mình theo đúng quy định và thông lệ quốc tế. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học: góp phần tạo nên những sản phẩm sáng tạo; bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu tính trung thực, niềm say mê tìm tòi, khám phá cái mới; bảo vệ được sản phẩm mà người học, người nghiên cứu sáng tạo ra. Vậy chúng ta cần thực hiện các quy định nào để có thể tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Trình bày được các quy định liên quan đến việc sử dụng ý tưởng, thông tin hay câu chữ của người khác trong bài viết của mình để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả và tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo vệ quyền tác giả.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và hoàn thành PHT

Bài tập 1. Đọc nội dung trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr.78 – 79) và cho biết một số quy định liên quan đến vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bài tập 2. Tìm trong văn học Việt Nam thời trung đại một số trường hợp mượn ý tưởng hoặc mượn nguyên câu chữ từ một tác phẩm khác.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Bài tập 1.

Một số quy định liên quan đến vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

- Tất cả những gì được kế thừa của người khác, từ ý tưởng, thông tin đến những cách diễn đạt đặc thù, có tính cá biệt, đều phải được dẫn nguồn, nếu không sẽ bị coi là đạo văn.

- Tuy nhiên, có những tri thức phổ quát, được mặc định là tài sản chung của cộng đồng hay nhân loại thì khi dùng không cần chú nguồn, ví dụ: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời; Văn học là nghệ thuật của ngôn từ; Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người;...

- Khi trích dẫn trực tiếp và đặt phần trích dẫn trong ngoặc kép, cần dẫn đúng nguyên văn kể cả khi có những ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt trong văn bản gốc bị coi là sai. Người viết có thể dùng cước chú để thuyết minh về ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt bị coi là sai đó hoặc dùng kí hiệu [sic], một từ trong tiếng La-tinh có nghĩa là “nguyên văn như vậy”. Nếu có phần nào đó bị cắt thì cần đánh dấu chỗ bị cắt bằng kí hiệu [...].

- Ngoài trích dẫn trong phần chính của văn bản, việc sử dụng kết quả lao động sáng tạo của người khác có thể được thể hiện qua cước chú. Với một số kiểu văn bản như báo cáo nghiên cứu, bài đăng ở tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, sách chuyên khảo,... còn có phần Tài liệu tham khảo, thường được đặt sau văn bản, liệt kê các công trình mà người viết tham khảo với đầy đủ thông tin về tác giả, tên công trình, nhà xuất bản, năm xuất bản.

Bài tập 2.

Dẫn chứng về việc mượn từ hoặc mượn câu chữ của người khác trong văn học trung đại. Ví dụ: Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn mượn ý của Vương Duy trong thơ Đường: “Hôm qua tiễn biệt Trường An, hôm nay đã đến Lạc Dương” để nói về việc người chinh phụ tiễn chồng ra chiến trường

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên