Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 18: Di truyền quần thể
Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 18: Di truyền quần thể
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
+ Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học). Lấy được ví dụ minh hoạ.
+ Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.
+ Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).
+ Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
+ Trình bày được định luật Hardy – Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.
+ Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
+ Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần, ngẫu phối chi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
HS hình thành được phương pháp quan sát, tìm hiểu thế giới sống.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học:
Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết, vấn đề thoái hoá giống trong sản xuất.
2. Phẩm chất
– Nhân ái:
Thông qua việc tìm hiểu về hôn nhân cận huyết và những hệ luỵ, HS hình thành lòng yêu thương, sẻ chia với những đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt.
– Chăm chỉ:
Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
– Trách nhiệm:
Thông qua việc tìm hiểu hôn nhân cận huyết và những hệ luỵ, HS hình thành và củng cố trách nhiệm của mình đối với vấn đề hôn nhân của bản thân, của những người thân trong gia đình và của những người trong cộng đồng, địa phương và trong xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.
– Video về hệ luỵ của hôn nhân cận huyết.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=RxJpj04RadE
– Máy tính, máy chiếu.
– Phiếu học tập.
2. Học sinh
– SGK Sinh học 12, sách bài tập.
– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– HS xác định được nhiệm vụ học tập.
– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV chiếu video: “Hệ luỵ của hôn nhân cận huyết”. HS xem và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Đoạn video đề cập đến vấn đề gì? Ở đâu?
(2) Những hậu quả nặng nề của vấn đề được đề cập trong đoạn video là gì?
(3) Vì sao pháp luật Việt Nam lại cấm những người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?
– Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt, gợi mở cho HS những vấn đề sau:
+ Vì sao kết hôn cận huyết lại gây ra những hậu quả nặng nề như vậy?
+ Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết?
+ Vấn đề hôn nhân cận huyết chỉ là một trong số nhiều nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay: Bài 18: Di truyền học quần thể.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu mục I. Quần thể và đặc trưng di truyền của quần thể
a) Mục tiêu
– Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học). Lấy được ví dụ minh hoạ.
– Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.
– Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
Mục 1. Quần thể
– GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK (độc lập hoặc thảo luận cặp đôi) và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Quần thể là gì? Nêu hai ví dụ về quần thể.
(2) Vì sao các quần thể khác nhau lại có đặc trưng về di truyền khác nhau?
(3) Di truyền học quần thể là gì? Di truyền học quần thể nghiên cứu về vấn đề gì?
– HS nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận trả lời.
– GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét câu trả lời của nhau, sau đó GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung của mục.
Mục 2. Các đặc trưng di truyền của quần thể
– GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: ........................... Hãy đọc nội dung mục 2. Các đặc trưng di truyền của quần thể, trang 92, SGK và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Hãy cho biết vốn gene của quần thể là gì. ................................................................................................... ................................................................................................... 2. Hãy tính tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể có 300 cá thể AA; 400 cá thể Aa và 300 cá thể aa. ................................................................................................... ................................................................................................... 3. Tính tần số allele của một quần thể gồm 20% số cá thể có kiểu gene AA, 40% số cá thể có kiểu gene Aa và 40% số cá thể có kiểu gene aa. ................................................................................................... ................................................................................................... 4. Từ kết quả câu 2 và câu 3, hãy phát biểu cách tính tần số của một allele và tần số của một kiểu gene trong quần thể. ................................................................................................... ................................................................................................... |
– Sau khi các nhóm hoàn thành, GV cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Cuối cùng, GV nhận xét, đánh giá các nhóm và chốt nội dung của mục.
c) Sản phẩm
– Phiếu học tập của các nhóm.
– Kết quả trả lời của HS.
– Nội dung mục 2. Các đặc trưng di truyền của quần thể:
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Giáo án Sinh học 12 Bài 22: Tiến hoá lớn và quá trình phát sinh chủng loại
Giáo án Sinh học 12 Bài 23: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12