Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

Năng lực nhận thức sinh học:

Nêu được phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (quan sát, hình thành giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết).

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

HS hình thành được phương pháp quan sát thế giới sống để có thể hình thành các giả thuyết về nguồn gốc và sự tiến hoá của thế giới sinh vật.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS vận dụng học thuyết về chọn lọc tự nhiên để giải thích và giải quyết các vấn đề thực tiễn như: hiện tượng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn, kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng, giải thích tính đa dạng của các giống vật nuôi, cây trồng; tính đa dạng và thống nhất của thế giới sinh vật hiện nay,...

Quảng cáo

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn như: vấn đề kháng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh, vấn đề kháng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, vấn đề chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng,...

2. Phẩm chất

– Nhân ái:

Thông qua việc tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu của Darwin, về học thuyết chọn lọc tự nhiên, HS nhận thấy được nguồn gốc chung của thế giới sinh vật, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với thiên nhiên, cây cỏ, động vật xung quanh, vì chúng cũng có chung tổ tiên với con người; bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người với con người,...

Quảng cáo

– Chăm chỉ:

Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học cũng như tham gia các hoạt động học tập, HS học hỏi và tự rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì, tỉ mẩn của một nhà khoa học.

– Trách nhiệm:

Thông qua việc tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu tiến hoá của Darwin, HS nhận thấy được mối quan hệ thống nhất giữa các loài sinh vật trong tự nhiên, từ đó hình thành và củng cố tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.

– Video: Thuyết tiến hoá của Darwin ra đời như thế nào?

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=TBbiYUBmz8Q

– Video: Charles Darwin – nhà nghiên cứu thuyết tiến hoá của nhân loại

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=dQ7aniwMxDQ

– Máy tính, máy chiếu.

– Phiếu học tập.

Quảng cáo

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12, sách bài tập.

– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

– HS xác định được nhiệm vụ học tập.

– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV chiếu video: “Thuyết tiến hoá của Darwin ra đời như thế nào?”. HS xem và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Đoạn video nói về hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà khoa học nào?

(2) Những sản phẩm nghiên cứu nào của nhà khoa học đó được nói đến trong đoạn video trên?

(3) Các sản phẩm khoa học đó có ý nghĩa như thế nào đối với nghiên cứu tiến hoá?

Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt, gợi mở cho HS các nội dung sau:

– Charles Darwin là nhà khoa học lỗi lạc, đã đưa ra được hệ thống quan điểm tiến hoá đầy đủ và khoa học, giải thích tương đối trọn vẹn các vấn đề về tiến hoá, được nhiều người thừa nhận.

– Học thuyết tiến hoá của Darwin cho đến nay vẫn là nền tảng quan trọng cho các quan điểm tiến hoá hiện đại.

– Vậy học thuyết có tính cách mạng của Darwin được hình thành như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu quy trình nghiên cứu của Darwin

a) Mục tiêu

Nêu được các bước trong quá trình nghiên cứu tiến hoá của Darwin.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu tiên của bài học, tóm tắt các bước nghiên cứu tiến hoá của Darwin.

– HS đọc SGK, tóm tắt quy trình nghiên cứu của Darwin vào vở.

c) Sản phẩm

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (ảnh 1)

2.2. Tìm hiểu mục I. Quan sát các đặc điểm di truyền và biến dị

a) Mục tiêu

– Nêu được các kết luận của Darwin sau khi quan sát các sinh vật trong tự nhiên cũng như quan sát các giống vật nuôi, cây trồng.

– Nêu được các khái niệm mà Darwin đưa ra sau khi quan sát các đặc điểm di truyền và biến dị.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức hoạt động dạy học.

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm đọc mục I SGK và hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm: ...........................

Hãy đọc nội dung mục I. Quan sát các đặc điểm di truyền và biến dị và cho biết:

1. Darwin đã rút ra được kết luận gì khi quan sát các loài sinh vật trong tự nhiên? Bằng chứng nào ủng hộ cho kết luận đó?

......................................................................................................................

......................................................................................................................

2. Theo Darwin, đặc điểm như thế nào được gọi là đặc điểm thích nghi? Tại sao Darwin cho rằng các đặc điểm về cấu trúc, hình thái của mỏ chim trên quần đảo Galapagos là đặc điểm thích nghi? Cho ví dụ về một vài đặc điểm thích nghi mà em quan sát được trong các sinh vật xung quanh em.

......................................................................................................................

......................................................................................................................

3. Theo Darwin, các giống vật nuôi, cây trồng được tạo ra bằng cách nào? Điều kiện để có thể tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng mới, phù hợp với nhu cầu của con người là gì?

......................................................................................................................

......................................................................................................................

– Cá nhân HS hoàn thành phiếu học tập, sau đó các nhóm thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng, trưng bày kết quả trước lớp.

– GV và HS thảo luận, nhận xét, chốt nội dung của mục.

c) Sản phẩm

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (ảnh 2)

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên