Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 25: Thực hành: Xác định một số đặc trưng của quần thể

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 25: Thực hành: Xác định một số đặc trưng của quần thể

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

Năng lực nhận thức sinh học:

Xác định được một số đặc trưng cơ bản của quần thể qua ước tính như kích thước quần thể và mật độ cá thể của quần thể ở loài thực vật hoặc động vật ít di chuyển.

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

+ HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá qua thực nghiệm môi trường tự nhiên, ví dụ vườn trường.

+ HS tìm hiểu được sự đa dạng của môi trường sống tự nhiên xung quanh.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS vận dụng các kiến thức đã học vào xác định các đặc trưng cơ bản của quần thể qua tiết học thực hành ngoài tự nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.

Quảng cáo

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ của tiết thực hành và các nhiệm vụ GV yêu cầu trong tiết thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, nghiên cứu độc lập qua các phương pháp thực hành.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh vật.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ:

Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học tiết thực hành, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Quảng cáo

– Trách nhiệm:

Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.

– Phiếu học tập, câu hỏi bài tập củng cố.

2. Học sinh

– SGK, bút, sổ ghi chép.

– Dụng cụ quan sát và tìm kiếm như ống nhòm, cuốc, xẻng, thước dây, găng tay,...

– Dụng cụ tạo ô vuông (dây thép hoặc khung bằng gỗ, cọc tre nhỏ để chăng dây chia ô theo kích thước tiêu chuẩn của đối tượng quan sát.

– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

– HS xác định được nhiệm vụ học tập.

– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

Quảng cáo

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV đặt câu hỏi: Bằng cách nào có thể xác định được tương đối số lượng cây cỏ gà trong khu vực vườn trường, số lượng cá thể chim chào mào trong vườn quốc gia Ba Vì?

– HS cùng thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.

– Sau khi HS trả lời, GV gợi mở, dẫn dắt HS vào bài mới.

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động thực hành

2.1. Tìm hiểu nguyên lí và cách tiến hành

a) Mục tiêu

HS giải thích nguyên lí và các bước tiến hành xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể như ước tính kích thước quần thể và mật độ cá thể của quần thể ở loài thực vật hoặc động vật ít di chuyển bằng phương pháp ô vuông (quadrat).

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 138, 139 và trả lời các câu hỏi:

(1) Nguyên lí cơ bản của việc xác định một số đặc trưng của quần thể là gì?

(2) Phương pháp ô vuông quadrat được áp dụng với những đối tượng quần thể sinh vật nào?

(3) Mô tả quá trình xác định một số đặc trưng của quần thể bằng phương pháp ô vuông quadrat. Giải thích các bước đó.

(4) Nêu công thức tính kích thước quần thể theo phương pháp ô vuông và cách tính mật độ cá thể của quần thể.

Các nhóm trao đổi nhanh trong 5 phút, nhóm nhanh nhất trình bày các bước tiến hành, các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và chốt nội dung.

c) Sản phẩm

Kết quả trả lời của HS.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 25: Thực hành: Xác định một số đặc trưng của quần thể (ảnh 1)

2.2. Thực hiện

– GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm tiến hành các bước theo hướng dẫn trong SGK để ước tính kích thước, từ đó ước tính mật độ cá thể của 4 quần thể thực vật khác nhau (cỏ gà, cỏ tranh,...) trong khu vực vườn trường với giới hạn diện tích tuỳ điều kiện và tình hình thực tế.

– HS các nhóm thực hiện ngoài thực tế, ghi chép số liệu và hoàn thành báo cáo thực hành.

3. Thu hoạch

3.1. Báo cáo kết quả thực hành

GV yêu cầu các nhóm theo dõi kết quả thí nghiệm, trao đổi, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu gợi ý dưới đây:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ

Họ và tên: .......................................... Nhóm: .................. Lớp: ..................

Mục đích: ......................................................................................................

Kết quả và giải thích:

Dụng cụ

Đối tượng nghiên cứu

Cách tiến hành

Kết quả

Giải thích

         
         

Kiến nghị, đề xuất (nếu có): .....................................................................

3.2. Trả lời các câu hỏi

Tại sao cần xác định khu vực phân bố của quần thể trước khi ước tính các đặc trưng của quần thể?

Trả lời:

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. Vì vậy, có thể nói, khu vực phân bố là giới hạn của quần thể, nếu không xác định được khu vực phân bố thì không xác định được quần thể.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 25: Thực hành: Xác định một số đặc trưng của quần thể (ảnh 2)

GV có thể sử dụng một số bài tập, câu hỏi tình huống để HS vận dụng kiến thức đã học vào tính kích thước của quần thể hoặc giải thích kiến thức nội dung thực hành. Ví dụ:

Giả sử để xác định kích thước của một loài X trong khu vực nghiên cứu bằng phương pháp ô vuông quadrat thu được ở hình trên (mỗi chấm đen trong hình là một cá thể của loài X được tìm thấy lúc khảo sát). Cho biết mỗi ô vuông có kích thước 3 m × 5 m.

a) Tính kích thước quần thể loài X trong khu vực khảo sát.

b) Tính mật độ của quần thể loài X trong khu vực.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên