Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 24: Sinh thái học quần thể

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 24: Sinh thái học quần thể

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

– Năng lực nhận thức sinh học

+ Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.

+ Giải thích được quần thể là một cấp độ tổ chức sống.

+ Phân tích được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

+ Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc vào sự ổn định của các đặc trưng đó.

+ Giải thích được cơ chế điều hoà mật độ của quần thể.

+ Phân biệt được các kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật (tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống bị giới hạn).

+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của quần thể.

Quảng cáo

+ Nêu được các đặc điểm tăng trưởng của quần thể người; phân tích được hậu quả của việc tăng trưởng dân số quá nhanh.

+ Trình bày được các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể.

Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vận dụng các đặc trưng cơ bản của quần thể vào chăn nuôi, trồng trọt, tác động của tăng dân số đối với phát triển kinh tế quốc gia,...

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

Quảng cáo

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề tăng năng suất vật nuôi cây trồng trong nông nghiệp, tăng trưởng quần thể người với phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ:

Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

– Trách nhiệm:

Thông qua việc tìm hiểu đặc trưng của sinh thái học quần thể, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình trong công tác dân số ở địa phương,...

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.

– Tranh ảnh về quần thể, quan hệ sinh thái trong quần thể,...

– Máy tính, máy chiếu.

– Phiếu học tập.

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12, sách bài tập.

– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

– HS xác định được nhiệm vụ học tập.

– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV chiếu video: “Sư tử săn mồi trâu rừng”. HS xem và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Vì sao con sư tử đực trong đoạn video không săn được con trâu rừng nào?

(2) Điều gì xảy ra nếu số lượng sư tử trong đoạn video tăng lên?

(3) Từ video, hãy cho biết các cá thể sư tử/trâu rừng sống trong một đàn sẽ có những ưu thế hoặc bất lợi gì so với khi sống riêng lẻ một mình?

– Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt, gợi mở cho HS những vấn đề sau, từ đó đặt vấn đề vào bài mới.

+ Khả năng kiếm ăn (săn mồi) chống đỡ kẻ thù, khả năng tăng số lượng qua sinh sản hữu tính trường hợp sống đơn lẻ và sống trong đàn sẽ ưu thế hơn?

+ Khi nguồn thức ăn của môi trường bị hạn chế thì cá thể sống đơn lẻ và sống bầy đàn trường hợp nào sẽ cạnh tranh gay gắt hơn?

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Khái niệm quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

a) Mục tiêu

– Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Giải thích được quần thể là một cấp độ tổ chức sống.

– Phân tích được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: ................................

Hãy đọc nội dung mục I, trang 128 – 129 SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? Tập hợp nào không phải quần thể sinh vật? Vì sao?

A. Tập hợp các cây trong Vườn Bách thảo Hà Nội.

B. Tập hợp cá trắm đen ở sông Đà.

C. Tập hợp các con gà ở chợ Nghĩa Tân.

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2. Quần thể là gì? Tại sao quần thể được coi là hệ thống mở và là một cấp độ tổ chức sống?

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

3. Cho ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài trong quần thể? Quan hệ hỗ trợ cùng loài có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của quần thể?

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

4. Cho ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài trong quần thể. Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh cùng loài? Quan hệ cạnh tranh cùng loài có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của quần thể?

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

– Sau khi các nhóm hoàn thành, GV cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Cuối cùng, GV nhận xét, đánh giá các nhóm và chốt nội dung của mục.

c) Sản phẩm

– Phiếu học tập của các nhóm.

– Kết quả trả lời của HS.

– Nội dung mục I. Khái niệm quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 24: Sinh thái học quần thể (ảnh 1)

Gợi ý trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 130 SGK:

Câu 1. Hãy lấy một số ví dụ về các mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh ở động vật, thực vật.

Gợi ý trả lời:

– Ví dụ quan hệ hỗ trợ trong quần thể:

+ Ở thực vật: Hiện tượng nối liền rễ ở các cây thông nhựa; các cây phi lao mọc thành cụm tại rừng phòng hộ đê biển Sầm Sơn.

+ Ở động vật: Bồ nông xếp thành hàng khi đi kiếm ăn.

– Ví dụ về quan hệ cạnh tranh trong quần thể:

+ Ở thực vật: Hiện tượng tự tỉa cành.

+ Ở động vật: Các con cò trắng tranh giành nhau nơi làm tổ vào mùa sinh sản.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên