Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 33: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 33: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

– Năng lực nhận thức sinh học:

+ Phát biểu được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.

+ Giải thích được tại sao cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Trình bày được một số phương pháp bảo tồn và phục hồi sinh thái.

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

+ HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ HS vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các biện pháp bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái; tuyên truyền, nâng cao được nhận thức của HS về phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh vật.

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

Quảng cáo

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn, phục hồi sinh thái.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ:

Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

– Trách nhiệm:

Thông qua việc tìm hiểu về sinh thái học phục hồi và bảo tồn, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng sinh vật; tuyên truyền về bảo tồn và phục hồi sinh thái.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.

– Tranh ảnh về các biện pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.

– Video về bảo tồn các loại san hô

(https://www.youtube.com/watch?v=Vkna9dVVHA4).

– Máy tính, máy chiếu.

– Phiếu học tập.

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12, sách bài tập.

– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

– HS xác định được nhiệm vụ học tập.

– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

Quảng cáo

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK trang 175, đọc thông tin về thực trạng hệ sinh thái san hô ở Việt Nam dưới đây hoặc cho HS quan sát video về bảo tồn các loại san hô (https://www.youtube.com/watch?v=Vkna9dVVHA4) và cho biết: Tại sao con người cần phải bảo vệ các rạn san hô khỏi các tác động xấu từ môi trường và con người, đồng thời trồng lại nhiều rạn san hô đã bị chết hoặc suy thoái?

Số liệu từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho thấy, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 40 – 60% cỏ biển, 70% là rừng ngập mặn đã biến mất và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá huỷ hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi. Đáng chú ý, có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0 – 25%), 60% thuộc loại thấp (26 – 50%), 17% còn tốt (51 – 75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 cũng chỉ rõ, hiện trạng rạn san hô ở vùng biển Việt Nam đã bị suy thoái từ mức rạn phát triển trung bình (bậc 3) xuống mức rạn phát triển nghèo nàn (bậc 1, bậc 2). Theo đó, hiện tượng suy thoái rạn san hô ở các khu bảo tồn biển nhẹ hơn các khu vực khác khoảng từ 2 – 3 lần. Một số khu bảo tồn biển rạn san hô ở mức duy trì hoặc có xu hướng tăng nhẹ trong 4 năm gần đây, điển hình như vịnh Hạ Long.

(https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-he-sinh-thai-san-ho-bai-3-cac-mo- hinh-va-giai-phap-phuc-hoi-343392.html)

Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt, gợi mở cho HS những vấn đề sau:

– Các rạn san hô có vai trò quan trọng: đa dạng hệ sinh thái, làm đê chắn sóng khi có bão, bảo vệ ven bờ chống xói mòn, có vai trò trong hỗ trợ ngư nghiệp và du lịch,…

– San hô ở Việt Nam có xu hướng bị suy thoái nên cần có các biện pháp quản lí, bảo tồn và phục hồi.

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn

a) Mục tiêu

Phát biểu được khái niệm phục hồi sinh thái và sinh thái bảo tồn.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I, trang 175 – 176 SGK, nêu khái niệm phục hồi sinh thái và sinh thái bảo tồn, nêu một số ví dụ về các hệ sinh thái cần được bảo tồn và phục hồi ở Việt Nam.

– HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận.

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Nội dung mục I. Khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 33: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật (ảnh 1)

2.2. Tìm hiểu mục II. Lí do cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và mục III. Một số biện pháp phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên

GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho HS trước 1 – 2 tuần.

Nhóm 1: Báo cáo thuyết trình về lí do cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.

Nhóm 2: Poster tuyên truyền về các biện pháp phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.

Nhóm 3: Tập san hoặc broucher, lapbook giới thiệu về thực trạng và các biện pháp bảo vệ một số loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam.

Nhóm 4: Video tuyên truyền các biện pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

GV quản lí tiến độ làm việc của HS và hỗ trợ HS trong quá trình tiến hành thiết kế sản phẩm. Trên lớp, GV tổ chức cho các nhóm trưng bày và thuyết trình sản phẩm.

Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau theo mẫu dưới đây.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Tên sản phẩm: …………………………………………………………………………

Nhóm thực hiện: …………………………………….……………………………….

Nhóm đánh giá: ………………………...…………………………………………….

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

I. Tập san, video, poster, broucher, lapbook

   

1. Nội dung chính xác, phù hợp với chủ đề nghiên cứu.

10

 

2. Sản phẩm có màu sắc hài hoà, có tính thẩm mĩ, sáng tạo, hình ảnh minh hoạ phù hợp.

10

 

3. Hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ theo yêu cầu.

5

 

II. Báo cáo thuyết trình

   

1. Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học.

10

 

2. Các luận điểm có cơ sở khoa học, có tính thuyết phục.

10

 

3. Phương pháp thuyết trình lôi cuốn, hấp dẫn, đúng thời gian.

5

 

Tổng

50

 

Cuối cùng, GV nhận xét, đánh giá các nhóm và chốt nội dung của mục.

c) Sản phẩm

– Bài thuyết trình, video, tập san, poster, broucher của các nhóm.

– Nội dung mục II và III.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 33: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật (ảnh 2)

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên