Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Giao thức mạng

Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Giao thức mạng

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Hiểu và mô tả sơ lược được được vai trò và chức năng của giao thức mạng nói chung và giao thức TCP/IP nói riêng

2. Năng lực

+ Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, giải quyết được các vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ.

+ Năng lực Tin học:

- Sử dụng thiết bị mạng phù hợp với yêu cầu kĩ thuật.

- Biết tìm địa chỉ và cài đặt.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

+ Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

+ Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác.

+ Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: Tài liệu tham khảo, SGK, SGV, Máy tính, Máy chiếu, thiết bị mạng.

Học sinh: SGK, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU

Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh

b) Nội dung:

Mạng Internet hoạt động theo giao thức TCP/IP. Vậy giao thức TCP/IP có vai trò gì đối với mạng Internet?

Quảng cáo

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ

Cách thức tổ chức

Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận.

Thực hiện nhiệm vụ

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS đứng tại vị trí trả lời

Kết luận, nhận định

GV: Để hiểu về giao thức TCP/IP chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu giao thức mạng

a) Mục tiêu: Học sinh biết được khái niệm giao thức mạng

b) Nội dung hoạt động:

HS tìm hiểu nội dung 1 trong SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi GV yêu cầu của.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, ghi nhớ kiến thức

Quảng cáo

d) Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi gửi thư điện tử, ngoài nội dung văn bản của thư, có cần thêm thông tin gì phục vụ cho việc chuyển thư? Thông tin này sẽ được xử lí thế nào bởi các phần mềm gửi hay nhận thư?

2. Giao thức là gì?

3. Nêu ý nghĩa của giao thức mạng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Thảo luận theo nhóm.

GV: Quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: Các nhóm HS đại diện trả lời lần lượt từng câu hỏi

Các nhóm còn lại nghe và nhận xét, bổ sung cho nhau.

GV: Điều khiển hoạt động của của các nhóm HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chia sẻ về câu trả lời của các nhóm. Củng cố kiến thức

HS: Ghi nhớ kiến thức

1. GIAO THỨC MẠNG

Khi gửi thư cần có địa chỉ người gửi, người nhận, nếu có tệp đính kèm cần tuân theo một định dạng chặt chẽ.

Giao thức mạng là tập hợp các quy tắc được sử dụng để điều khiển truyền thông và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng máy tính.

Các quy định này liên quan tới định dạng, ý nghĩa và cách xử lí dữ liệu để đảm bảo việc gửi và nhận chính xác, tin cậy và hiệu quả.

Hoạt động 2. Tìm hiểu giao thức TCP/IP

a) Mục tiêu: Học sinh biết được các loại địa chỉ IP, biết được ý nghĩa của giao thức TCP

b) Nội dung hoạt động:

HS tìm hiểu nội dung 2 trong SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi GV yêu cầu của.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, ghi nhớ kiến thức

d) Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Những quy định nào sau đây cần có với vai trò là giao thức mạng trên Internet:

a) Các máy tính cần có địa chỉ và quy định cách tìm đường để dữ liệu được truyền chính xác tới máy nhận trên phạm vị toàn cầu.

b) Quy định các cá nhân, tổ chức phải đăng kí sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu trên Internet

c) Quy định người dùng phải trả phí cho các dịch vụ trao đổi dữ liệu theo khối lượng

d) Quy định chia dữ liệu thành các gói tương tự như giao thức Ethernet, ngoài dữ liệu trao đổi có kèm các dữ liệu địa chỉ nơi gửi, nơi nhận, mã kiểm tra để kiểm soát chất lượng truyền dữ liệu

2. Giao thức IP là gì?

3. Địa chỉ IP là gì? Có mấy loại địa chỉ, phân biệt các loại

4. Định tuyến là gì? Thiết bị hỗ trợ định tuyến tên là gì?

5. Giao thức TCP là gì? Giao thức TCP bao gồm mấy bước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Thảo luận theo nhóm.

GV: Quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: Các nhóm HS đại diện trả lời lần lượt từng câu hỏi

Các nhóm còn lại nghe và nhận xét, bổ sung cho nhau.

GV: Điều khiển hoạt động của của các nhóm HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chia sẻ về câu trả lời của các nhóm. Củng cố kiến thức

HS: Ghi nhớ kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Hãy thảo luận và trả lời 2 câu hỏi củng cố kiến thức trong SGK trang 23

1. Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của giao thức IP

2. Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của giao thức TCP

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: Các nhóm HS đại diện trả lời lần lượt từng câu hỏi

Các nhóm còn lại nghe và nhận xét, bổ sung cho nhau.

GV: Điều khiển hoạt động của của các nhóm HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét câu trả lời của các nhóm. Củng cố kiến thức

2. GIAO THỨC TCP/IP

Các quy định b, c chỉ phục vụ cho hoạt động sử dụng Internet chứ không phải phục vụ cho chính các hoạt động truyền dữ liệu.

Quy định a là cần thiết, cần có địa chỉ mới có thông tin để dẫn đường. Quy định d cũng cần thiết để đảm bảo việc truyền dữ liệu chính xác và tin cậy. Hai quy định này liên quan đến hai giao thức quan trọng nhất của Internet là IP và TCP

a) Giao thức IP

Giao thức IP là một giao thức định tuyến và định danh các gói tin để có thể chuyển tiếp các gói tin qua các mạng đến đúng địa chỉ máy nhận. Các gói tin được gán thêm địa chỉ IP của máy gửi và máy nhận trước khi được gửi đi.

Địa chỉ IP: Là một địa chỉ số được gán cho mỗi thiết bị khi kết nối vào mạng máy tính. Mỗi thiết bị kết nối vào mạng được gán một địa chỉ IP duy nhất. Hiện nay có 2 loại địa chỉ là IPv4 và IPv6

IPv4 là một chuỗi số 32 bit nhị phân chia thành 4 cụm 8 bit hay 1 byte, giá trị của mỗi byte được viết trong hệ thập phân và phân tách nhau bởi các dấu chấm

Ví dụ: 00001010 00011001 00000000 111111111 sẽ

được viết thành 10.25.0.255

Với dãy dài 32 bit có thể tạo ra khoảng 232 địa chỉ IPv4 khác nhau.

IPv6 là phiên bản mới để đảm bảo nhu cầu lớn hơn về địa chỉ IP. Dùng chuỗi 128 bit nhị phân, thường biểu diễn dưới dạng thập lục phân, gồm 8 phần ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm.

Ví dụ:

2620:0AB2:0D01:2042 :0100:8C4D:D370:72B4

Tạo được 2128 địa chỉ IPv6 khác nhau, lớn hơn rất nhiều so với IPv4

Địa chỉ IPv4 gồm 2 phần: Địa chỉ mạng và địa chỉ máy. Địa chỉ mạng xác định mạng mà thiết bị đang kết nối. Địa chỉ máy xác định thiết bị cụ thể trong một mạng

Ví dụ: 192.168.1.100 thì 192.168.1 là địa chỉ mạng, còn 100 là địa chỉ máy xác định

Định tuyến: Xác định đường truyền tối ưu cho phép dữ liệu truyền đi và nhận về đầy đủ mà không bị mất hoặc bị trùng lặp. Thiết bị hỗ trợ Router nó hướng dẫn dữ liệu tìm đường tới LAN của máy nhận. Router đóng vai trò như các bưu cục chuyển tiếp bưu phẩm mà bảng định tuyến tương ứng với bảng đường đi của các xe chuyển bưu phẩm.

b) Giao thức TCP

Giao thức kiểm soát việc truyền dữ liệu (Transmission Control Protocol) viết tắt TCP đáp ứng cho các mục đích chuyển dữ liệu ổn định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng. TCP có cơ chế kiểm tra lỗi, khôi phục và điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu.

Giao thức TCP bao gồm các bước:

1. Quá trình thiết lập kết nối

2. Quá trình trao đổi dữ liệu Truyền dữ liệu

Kiểm tra lỗi và khôi phục

3. Quá trình kết thức kết nối

Củng cố kiến thức

1. IP quy định cách đánh địa chỉ và cách dẫn đường các gói dữ liệu từ LAN của máy gửi tới LAN của máy nhận. Mạng lưới router sẽ thực hiện việc chuyển dữ liệu theo giao thức IP. Nhờ vậy mà Internet có phạm vi hoạt động toàn cầu

2. TCP thiết lập liên kết ở mức ứng dụng, đảm bảo được việc truyền dữ liệu giữa hai ứng dụng tại máy gửi và máy nhận.

TCP tách dữ liệu thành các gói ở nơi gửi, và hợp nhất dữ liệu ở nơi nhận, giúp nhiều cuộc truyền có thể thực hiện xen kẽ, tận dụng tối ưu khả năng của đường truyền.

Ngoài ra TCP còn kiểm soát để việc truyền chính xác và tin cậy.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên