Giáo án Tin học 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng
Giáo án Tin học 12 Chân trời sáng tạo Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia không gian mạng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu về các tình huống có tính nhân văn cũng như những tình huống vi phạm về tính nhân văn trên mạng xã hội. Chủ động tìm hiểu thêm về các văn bản pháp luật quy định về hoạt động trên mạng xã hội trên lãnh thổ Việt Nam.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, thảo luận và xây dựng quan điểm chung về việc cần giữ tính nhân văn trong không gian mạng: nói lời hay, làm việc tốt, hành động trong khuôn khổ của pháp luật quy định.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích về tính nhân văn cũng như sự vi phạm tính nhân văn trong các tình huống cụ thể trong không gian mạng.
Năng lực Tin học:
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số (Thể hiện tính nhân văn khi tham gia không gian mạng).
3. Phẩm chất
- Tự tin, tự chủ: Tự tin đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình về tính nhân văn cũng như các điểm vi phạm tính nhân văn trong việc ứng xử ở những tình huống tham gia không gian mạng cụ thể.
- Trách nhiệm: Nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng.
- Năng động, sáng tạo: Tích cực tìm hiểu, sáng tạo trong việc phân tích tính nhân văn và các điểm vi phạm tính nhân văn trong việc ứng xử ở những tình huống tham gia không gian mạng cụ thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Chân trời sáng tạo, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, phiếu học tập.
- Tài liệu, video minh hoạ về các tình huống thể hiện tính nhân văn trong ứng xử trong không gian mạng.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Chân trời sáng tạo, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tính tò mò và động lực học tập về vấn đề tính nhân văn trong ứng xử.
b) Nội dung: HS tìm hiểu thêm về tình hình nghiện trò chơi điện tử trực tuyến tại Việt Nam.
c) Sản phẩm: Suy nghĩ của HS vềtình hình nghiện trò chơi điện tử trực tuyến tại Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 3 – 4 HS, trình chiếu video https://www.youtube.com/watch?v=oA8iIlsPWeM, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 44 cho các nhóm thảo luận: Một nhóm bạn trong lớp em cùng nhau tham gia trò chơi trực tuyến nhiều người chơi có nội dung võ thuật cổ trang. Các bạn xưng hô với nhau bằng tên gọi trong trò chơi và phân chia ngôi thứ, giải quyết xung đột bằng những trận đánh một mất một còn trong trò chơi với quy ước kết quả trong trò chơi được dùng để giải quyết cho các vấn đề trong đời thực. Hãy cho biết suy nghĩ của em về sự việc trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra suy nghĩ của mình.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
+ Trò chơi trực tuyến với nội dung võ thuật cổ trang có thể mang lại niềm vui và sự kết nối giữa các bạn. Tuy nhiên, việc xưng hô bằng tên gọi trong trò chơi và giải quyết xung đột bằng trận đánh một mất một còn trong trò chơi có thể gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến mối quan hệ thực tế.
+ Việc tận hưởng trò chơi và tạo ra những trải nghiệm thú vị là tốt, nhưng cần phân biệt rõ ràng giữa thế giới ảo và thế giới thực. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên giải quyết xung đột bằng cách trò chuyện, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội đang có ảnh hưởng ngày một lớn lên đời sống hàng ngày của chúng ta. Đi cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, vấn đề ứng xử trên không gian mạng cũng trở thành hiện tượng được nhiều người quan tâm. Vậy để giúp các em tìm hiểu về tính nhân văn và những biện pháp gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài D2: Giữ gìn tính nhân văn trong không gian mạng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tính nhân văn
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại phần kiến thức về tính nhân văn được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn Lớp 12, chốt được những tiêu chí của một ứng xử có tính nhân văn trong xã hội (giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, không phân biệt đối xử,...).
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Tính nhân văn, kết hợp với những hiểu biết thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Tính nhân văn trong không gian mạng.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi: + Tính nhân văn được thể hiện qua những hành động như thế nào? + Theo em, cần làm gì để gìn giữ và phát huy tính nhân văn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.44 và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS lần lượt trả lời các câu hỏi và nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS. |
1. Tính nhân văn - Tính nhân văn được thể hiện qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ các khó khăn của người khác, không phân biệt đối xử theo chủng tộc, sắc tộc, giới tính hoặc tôn giáo, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ. - Mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội phải xây dựng được ý thức kỉ luật và hành động trên tinh thần đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền riêng tư, bảo vệ quyền lợi của người khác và có trách nhiệm với hành động của mình. Hình 1. Cộng đồng là nơi gìn giữ và phát huy tính nhân văn |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin học lớp 12 Bài E1: Tạo trang web, thiết lập giao diện và xem trước trang web
Giáo án Tin học lớp 12 Bài E2: Tạo, hiệu chỉnh trang web và thiết kế thanh điều hướng
Giáo án Tin học lớp 12 Bài E3: Tạo văn bản, chèn hình ảnh và tạo chân trang
Giáo án Tin học lớp 12 Bài E4: Sử dụng Content Blocks, Button, Divider
Giáo án Tin học lớp 12 Bài E5: Nhúng mã và tạo băng chuyền hình ảnh
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12