Giáo án Chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Biến ngẫu nhiên rời rạc

Giáo án Chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Biến ngẫu nhiên rời rạc

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Chuyên đề học tập Toán 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Nhận biết được khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc; phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc; kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Lập và đọc được bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc với một số ít giá trị.

– Tính được kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Giải thích được ý nghĩa thực tiễn của các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Vận dụng được kiến thức về xác suất, các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc để giải quyết một số bài toán thực tiễn (ví dụ: tìm phương án cho năng suất cao, tìm phương án để rủi ro là ít nhất,...).

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: HS tự chuẩn bị bài ở nhà, trả lời được những câu hỏi ở HĐKP.

– Giao tiếp và hợp tác: HS hoạt động nhóm thông qua việc tìm hiểu kiến thức về biến ngẫu nhiên rời rạc.

Quảng cáo

2.2. Năng lực Toán học:

– Giải quyết vấn đề toán học: Giải được các bài toán biến ngẫu nhiên rời rạc liên quan đến thực tiễn.

– Tư duy và lập luận toán học: Giải quyết được các bài toán thông qua các HĐTH và HĐVD.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: Có chuẩn bị bài trước ở nhà; tham gia tốt hoạt động nhóm.

– Trung thực: HS thừa nhận và học tập các kết quả đúng của các bạn thông qua các hoạt động giải các bài tập Luyện tập, Thực hành, Vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: KHBD, SGK, SGV, ti vi, bài trình chiếu.

2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: Gợi mở kết nối HS vào bài Biến ngẫu nhiên rời rạc thông qua bài toán mở đầu.

Quảng cáo

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát và đọc yêu cầu ở HĐKĐ và trả lời câu hỏi: Xác suất X nhận giá trị bằng bao nhiêu là cao nhất ?

c) Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi: xác suất X nhận giá trị bằng 1 là cao nhất.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Mỗi HS quan sát hình và đọc yêu cầu ở HĐKĐ.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS xung phong phát biểu quan điểm cá nhân.

* Kết luận, nhận định: HS làm tốt các yêu cầu của GV (chưa kết luận tính đúng, sai).

B. KHÁM PHÁ – THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

1. Biến ngẫu nhiên rời rạc

Hoạt động 1.1: Khám phá 1

a) Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện HĐKP 1.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi ở HĐKP 1, từ đó trình bày được định nghĩa biến ngẫu nhiên rời rạc.

Quảng cáo

a) Đại lượng tổng các số viết trên 2 thẻ có thể nhận các giá trị trong tập {3; 4; 5; 6; 7}.

b) Đại lượng tích các số viết trên 2 thẻ có thể nhận các giá trị trong tập {2; 3; 4; 6; 8; 12}.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp thành bốn nhóm. Nhóm 1 và Nhóm 3 làm câu a). Nhóm 2 và Nhóm 4 làm câu b).

– Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày lời giải vào bảng phụ.

– GV yêu cầu HS hãy quan sát và thực hiện HĐKP 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến viết lời giải vào bảng phụ.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– Các nhóm HS dán bảng phụ lên bảng, đại diện từng nhóm trình bày.

– Các nhóm khác chú ý theo dõi đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề.

* Kết luận, nhận định:

– Các nhóm nỗ lực làm bài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Thông qua đại diện các nhóm trình bày, HS nhận biết được định nghĩa biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV gọi một HS đọc định nghĩa biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 1, qua đó HS hiểu rõ hơn về biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV rút ra nhận xét và chú ý.

Hoạt động 1.2: Thực hành 1

a) Mục tiêu: HS hiểu và xác định được biến cố ngẫu nhiên rời rạc.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện HĐTH 1.

c) Sản phẩm: HS nêu được:

a) Đối với đại lượng X, ta có X có thể nhận các giá trị từ 2 đến 12 (tổng các số ghi trên hai viên bi). Vì vậy, X là biến ngẫu nhiên rời rạc.

b) Đối với đại lượng Y, ta có Y có thể nhận các giá trị từ là tích các số ghi trên hai viên bi. Vì vậy, Y là biến ngẫu nhiên rời rạc.

c) Đối với đại lượng Z, Z chỉ nhận hai giá trị là 0 hoặc 1. Vì vậy, Z là biến ngẫu nhiên rời rạc.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện HĐTH 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS theo dõi và làm bài theo yêu cầu của GV.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– GV gọi một HS lên bảng trình bày bài giải của mình.

– Các HS khác làm bài vào tập, theo dõi nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét và yêu cầu các HS sửa bài tập vào vở.

Hoạt động 1.3: Thực hành 2

a) Mục tiêu: HS xác định được biến ngẫu nhiên rời rạc.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện HĐTH 2.

c) Sản phẩm: X chỉ nhận các giá trị nguyên dương từ 1 đến 10, tuỳ thuộc vào số lần rút thẻ cho đến khi lấy được thẻ may mắn. Nên X là biến ngẫu nhiên rời rạc.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Mỗi HS đọc yêu cầu và thực hiện HĐTH 2.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS theo dõi và làm bài theo yêu cầu của GV.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– GV gọi một HS lên bảng trình bày bài giải của mình.

– Các HS khác làm bài vào tập, theo dõi nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

– GV tuyên dương các HS có kết quả làm việc tốt và dẫn dắt vào phần HĐKP 2.

2. Phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc

Hoạt động 2.1: Khám phá 2

a) Mục tiêu: HS nhận biết được phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc HĐKP 2 và trả lời câu hỏi trong đề bài.

c) Sản phẩm: HS trình bày được yêu cầu của HĐKP 2.

Xác định tập giá trị của X: X có thể nhận các giá trị: 16, 17, 18.

Tính xác suất cho mỗi giá trị:

Xác suất khi X = 16 là 2020+14+10=511.

Xác suất khi X = 17 là 1420+14+10=722.

Xác suất khi X = 18 là 1020+14+10=522.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Chia lớp thành ba nhóm. Nhóm 1 tính xác suất với X = 16, Nhóm 2 tính xác suất với X = 17, Nhóm 3 tính xác suất với X = 18.

– Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày lời giải vào bảng phụ.

– GV yêu cầu HS hãy quan sát và thực hiện HĐKP 2.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến viết lời giải vào bảng phụ.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

– Các nhóm dán bảng phụ lên bảng, đại diện từng nhóm trình bày.

– Các HS chú ý theo dõi đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề.

* Kết luận, nhận định:

– Các nhóm nỗ lực làm bài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Thông qua đại diện các nhóm trình bày, HS đã hiểu được định nghĩa phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV gọi một HS đọc định nghĩa phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS.

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 2, Ví dụ 3, Ví dụ 4, Ví dụ 5, qua đó HS hiểu rõ hơn về phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thêm các bài soạn Giáo án Chuyên đề Toán lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên