Trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên có đáp án

Trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Câu 1 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 301). Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Cao su.

B. Chè.

C. Thuốc lá.

D. Cà phê.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 301). Ở Tây Nguyên, các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp nào sau đây?

A. Cà phê.

B. Chè.

C. Trâu.

D. Hồi.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất của Tây Nguyên để trồng các cây công nghiệp lâu năm là có

A. nguồn nước sông, hồ dồi dào.

B. mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

C. địa hình tương đối bằng phẳng.

D. đất badan màu mỡ, rộng lớn.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 302). Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên, chủ yếu là do nơi đây có

A. một mùa mưa và khô rõ rệt.

B. tổng lượng mưa trong năm lớn.

C. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên cao.

D. khí hậu khá nóng ở các cao nguyên thấp.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây cà phê.

B. diện tích cây ăn quả.

C. trữ năng thủy điện.

D. sản lượng cây cao su.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303). Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên?

A. Các cao nguyên badan xếp tầng.

B.Thiếu nước trong mùa khô.

C. Có hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. Đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

A. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk.

B. Hồ tiêu nhiều nhất ở Kon Tum, Lâm Đồng.

C. Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng.

D. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8 : (THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 304). Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu là do

A. đẩy mạnh khai thác gỗ quý.

B. tăng cường khai thác dược liệu.

C. nạn phá rừng gia tăng.

D. có nhiều vụ cháy rừng.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 301). Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là

A. đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.

B. chú trọng giao đất, giao rừng cho người dân.

C. đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 302). Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.

B. Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.

C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.

D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 303). Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Mở rộng thêm diện tích trồng trọt.

B. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm.

C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

D. Quy hoạch các vùng chuyên canh.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12 : (THPT QG 2018 – Đề chính thức – MĐ 304). Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị kinh tế của cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.

B. nâng cao chất lượng nguồn lao động.

C. phát triển mô hình kinh tế trang trại.

D. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13 : (THPT QG 2018 – Đề minh họa – MĐ 001). Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.

B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.

C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.

D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 14 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 301). Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu nông sản

B. Ứng dụng công nghệ trồng mới, giảm sâu bệnh

C. Đảm bảo nguồn nước tưới, sử dụng giống mới

D. Mở rộng diện tích hợp lí đi đôi với bảo vệ rừng

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 15 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 302). Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.

B. nâng cao trình độ của người lao động, bảo vệ môi trường.

C. tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.

D. hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp nên ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là sử dụng hợp lí tài nguyên, đồng thời sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa: cà phê, cao su, hồ tiêu và các sản phẩm chế biến từ cây công nghiệp.

Câu 16 : (THPT QG 2019 – Đề chính thức – MĐ 303). Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. khai thác sự đa dạng tự nhiên, bảo vệ môi trường.

B. đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế.

C. nâng cao trình độ lao động, tạo ra tập quán mới.

D. góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 17 : (THPT QG 2019 – Đề minh họa – MĐ 001). Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. nâng cao chất lượng sản phẩm.

B. tăng cao khối lượng nông sản.

C. sử dụng hợp lí các tài nguyên.

D. nâng cao đời sống người dân.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 18 : (THPT Nguyễn Trãi – MĐ 003/2018). Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nạn phá rừng ở Tây Nguyên là:

A. chỉ khai thác rừng sản xuất.

B. tăng cường kiểm tra, xử phạt những vi phạm.

C. tích cự trồng rừng để bù lại diện tích rừng bị mất.

D. giao đất, giao rừng để người dân quản lí.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.

Câu 19 : (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Cây công nghiệp trọng điểm của Tây Nguyên?

A. chè.        B. hồ tiêu.       C. điều.        D. cà phê

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 20 : (THPT Hoàng Mai 2 – Nghệ An 2017 – MĐ 132). Tây Nguyên là vùng:

A. giàu tài nguyên khoáng sản.        B. có trữ năng thủy điện thứ 2 cả nước.

C. có độ che phủ rừng thấp.        D. có một mùa đông lạnh.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.

Câu 21 : (THPT Trần Phú – Quảng Ninh 2017; THPT Tôn Đức Thắng – Phú Yên 2017). Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là:

A. Mùa khô kéo dài.

B. Hạn hán và thời tiết thất thường

C. Bão và trượt lỡ đất đá.

D. Mùa đông lạnh và khô

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 22 : (THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh 2018 L1). Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:

A. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

B. quy hoạch lại các vùng chuyên canh.

C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.

D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 23 : (THPT Nguyễn Văn Trỗi – Tây Ninh 2017). Khó khăn lớn nhất trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên là:

A. Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn yếu kém

B. Nguồn lao động phân bố không đều

C. Vùng nằm xa biển

D. Địa hình nhiều đồi núi và cao nguyên

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 24 : (THPT Khánh Sơn – Khánh Hòa 2017). Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên?

A. Trình độ thâm canh.        B. Điều kiện về địa hình.

C. Đất đai và khí hậu.        D. Tập quán sản xuất.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 25 :(Phòng quản lý chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018). Tây Nguyên có thể phát triển được cây chè là do:

A. đất badan màu mỡ, diện tích rộng.

B. có các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu mát mẻ.

C. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

D. có nguồn nước phong phú.

Đáp án: B

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 26 : (THPT Tôn Đức Thắng – Phú Yên 2017). Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào:

A. Đấy đỏ badan thích hợp

B. Độ cao của các cao nguyên thích hợp

C. Khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ

D. Có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/167, địa lí 12 cơ bản.

Câu 27 : (Phòng quản lý chất lượng Giáo Dục – Bắc Ninh 2018). Nhận định nào sau đây đúng với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Diện tích trồng cây công nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh.

B. Là vùng trồng cao su và chè lớn nhất cả nước.

C. Chủ yếu là cây nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây cận nhiệt đới.

D. Chủ yếu là cây hàng năm, ngoài ra còn có một số cây lâu năm.

Đáp án: C

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 28 : (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp 2017 L1). Ở Tây nguyên, chè được trồng:

A. trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp

B. trên các cao nguyên thấp, kín gió

C. nhiều ở tất cả các tỉnh

D. ở những nơi có đất badan

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.

Câu 29 : (THPT Trường Chinh - Lâm Đồng 2017). Điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là:

A. đất badan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố thành mặt bằng rộng lớn.

B. có đội ngũ lao động đông đảo, trình độ chuyên môn cao

C. giao thông thuận lợi, có nhiều tuyến đường đang được nâng cấp.

D. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước tăng mạnh.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/167, địa lí 12 cơ bản.

Câu 30 : (THPT Trung Giã – Hà Nội 2017 L2). Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên do:

A. Vùng này thưa dân.

B. Trình độ phát triển kinh tế thấp

C. Địa hình khó khăn, hạn chế GTVT.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/167, địa lí 12 cơ bản.

Câu 31 : (THPT Đô Lương 2 – Nghệ An 2018 L2). Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?

A. Tạo điều kiện cho các ngành thương nghiệp phát triển.

B. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

C. Phát triển nuôi trồng thủy sản.

D. Sử dụng cho mục đích du lịch.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.

Câu 32 : (THPT Đô Lương 2 – Nghệ An 2018 L2). Yếu tố nào sau đây không chứng minh Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta?

A. Độ che phủ rừng lớn.

B. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và chim, thú quý.

C. Sản lượng gỗ có thể khai thác cao nhất cả nước.

D. Có nhiều VQG nhất cả nước.

Đáp án: D

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Câu 33 : (THPT Nguyễn Cảnh Chân – Nghệ An 2018 L2). Khó khăn chủ yếu về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên là:

A. công nghiệp chế biến còn hạn chế.        B. mùa khô kéo dài.

C. thiếu lao động có chuyên môn.        D. cơ sở hạ tầng còn yếu.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/167, địa lí 12 cơ bản.

Câu 34 : (THPT Chuyên Lam Sơn 2019 L3 – Thanh Hóa – MĐ 209). Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển cây nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

A. Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển các cây công nghiệp có nguy ho

B. Việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém.

C. Sự phân hóa mùa của khí hậu tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trong

D. Mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Sự phân hóa mùa của khí hậu tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng là điều kiện thuận lợi mà khí hậu mang lại đối với việc phát triển cây nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Câu 35 : (THPT Chuyên Nguyễn Trãi 2019 L1 – Hải Dương – MĐ 301). Biện pháp nào sau đây là chủ yếu để thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Quy hoạch các vùng chuyên canh.       B. Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp.

C. Đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường.       D. Mở rộng thêm diện tích đất trồng trọt.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Biện pháp chủ yếu để thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên là đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Hoa Kì, EU,…

Câu 36 : (THPT Nguyễn Thị Minh Khai 2019 – Hà Nội). Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên là

A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.

B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.

C. hiện tượng khí nóng quanh năm.

D. khí hậu diễn biến thất thường.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên là sự phân hóa theo mùa của khí hậu. Vùng có 1 mùa khô sâu sắc, gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Câu 37 : (Phòng quản lí chất lượng giáo dục 2019 – Bắc Ninh – MĐ 401). Mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên phải trên cơ sở

A. bảo vệ rừng, phát triển thủy lợi. B. bảo vệ rừng, thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. cải tạo đất, phát triển thủy lợi. D. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: A

Hướng dẫn: SGK/179, địa lí 12 cơ bản.

Câu 38 : (THPT Chuyên ĐH Vinh 2019 – Nghệ An – MĐ 132). Phát biểu nào sau đây không phải là ý nghĩa về mặt kinh tế của thuỷ điện ở Tây Nguyên?

A. Phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.

B. Thuận lợi cho khai thác và chế biến kim loại màu.

C. Cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp trong mùa khô.

D. Nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Đáp án: D

Hướng dẫn: Nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường – Ý nghĩa về mặt xã hội và môi trường, không phải ý nghĩa về mặt kinh tế của thuỷ điện ở Tây Nguyên.

Câu 39 : (Phòng quản lí chất lượng giáo dục 2019 – Bắc Ninh – MĐ 403). Các cao nguyên xếp theo thứ tự từ bắc vào nam như sau

A. Kon Tum, Đắk Lắk, Pleiku, Mợ Nông, Di Linh.

B. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Di Linh, Mơ Nông.

C. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.

D. Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Đắk Lắk, Di Linh.

Đáp án: C

Hướng dẫn: Các cao nguyên xếp theo thứ tự từ bắc vào nam Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.

Câu 40 : (Phòng quản lí chất lượng giáo dục 2019 – Bắc Ninh – MĐ 403). Nguyên nhân gây mưa cho khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nước ta vào đầu mùa hạ, do hoạt động của khối khí

A. từ Bắc Ấn Độ Dương.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. từ Nam Ấn Độ Dương.

D. Tín Phòng bán cầu Bắc.

Đáp án: A

Hướng dẫn: Tây Nguyên và Nam Bộ nước ta mưa vào đầu mùa hạ là do vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho khu vực này.

Xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm 28 chuyên đề Địa Lí có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

28-chuyen-de-on-thi-dai-hoc-mon-dia-li-co-dap-an.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên