Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 13 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

Câu 1: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:

  1. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
  2. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
  3. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
  4. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.

Câu 2: Mối quan hệ từ gen đến tính trạng được truyền thông qua:

  1. ARN, Pôlipeptit, Prôtêin.
  2. mARN, tARN, Prôtêin
  3. mARN, tARN, Pôlipeptit.
  4. mARN, Pôlipeptit, Prôtêin.
Quảng cáo

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường sống và kiểu hình?

  1. Kiểu hình chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
  2. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
  3. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen.
  4. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 4: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của

  1. Quá trình phát sinh đột biến.
  2. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
  3. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
  4. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp.

Câu 5: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì:

  1. Lông mọc lại ở đó có màu trắng.
  2. Lông mọc lại ở đó có màu đen.
  3. Lông ở đó không mọc lại nữa.
  4. Lông mọc lại đổi màu khác.
Quảng cáo

Câu 6: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?

  1. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng.
  2. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng
  3. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng.
  4. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.

Câu 7: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào

  1. Hàm lượng phêninalanin có trong máu.
  2. Hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.
  3. Khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin.
  4. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.

Câu 8: Các cây  hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

  1. Hàm lượng phân bón
  2. Nhiệt độ môi trường
  3. Độ pH của đất
  4. Chế độ ánh sáng của môi trường.
Quảng cáo

Câu 9: Chọn câu đúng trong các phát biểu sau

  1. Cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau
  2. Kiểu gen như nhau chắc chắn có kiểu hình như nhau
  3. Kiểu hình như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen
  4. Cùng một kiểu hình chỉ có một kiểu gen

Câu 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  1. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường
  2. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
  3. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.
  4. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

Câu 11: Thường biến là những biến đổi về

  1. Cấu trúc di truyền.
  2. Kiểu hình của cùng một kiểu gen.
  3. Bộ nhiễm sắc thể.
  4. Một số tính trạng.

Câu 12: Thường biến là những biến đổi

  1. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
  2. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.
  3. đồng loạt, xác định, không di truyền.
  4. riêng lẻ, không xác định, di truyền

Câu 13: Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:

1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.

2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.

3. Cây ngô bị bạch tạng.

4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.

Những biến dị thường biến là:

  1. 1, 2
  2. 1, 3
  3. 2, 3
  4. 2, 4

Câu 14: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?

  1. Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau.
  2. Cây rau mác chuyển từ môi trường trên cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bán dài.
  3. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.
  4. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.

Câu 15: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: Thường biến thì

  1. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
  2. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
  3. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
  4. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Câu 16: Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:

1. Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.

2. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.

3. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.

4. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.

5. Thường biến thường đồng loạt, đinh hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Câu 17: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?

(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

(2) Sự biểu hiện màu hoa khác nhau là do sự tác động cộng gộp.

(3) Tập hợp các màu sắc khác nhau của hoa cẩm tú cầu tương ứng với từng môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.

(4) Sự thay đổi độ pH của đất đã làm biến đổi kiểu gen các cây hoa cẩm tú cầu dẫn đến sự thay đổi kiểu hình.

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Câu 18: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?

(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

(2) Vì kiểu gen bị biến đổi nên kiểu hình của nó cũng thay đổi theo.

(3) Màu của hoa không phụ thuộc môi trường.

(4) Tính trạng do gen tương tác cộng gộp.

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Câu 19: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng

  1. Số cá thể có cùng một kiểu gen đó.
  2. Số alen có thể có trong kiểu gen đó.
  3. Số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó
  4. Số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.

Câu 20: Một giống lúa được trồng bởi những gia đình nông dân khác nhau thì cho năng suất khác nhau: 3 tạ/sào; 2,5 tạ/sào; 2,3 tạ/sào; 1,5 tạ/sào/... Tập hợp các kiểu hình năng suất của giống lúa này được gọi là

  1. Thường biến
  2. Sự mềm dẻo kiểu hình
  3. Hệ số di truyền
  4. Mức phản ứng

Câu 21: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng:

  1. Số lượng
  2. Chất lượng
  3. Trội lặn hoàn toàn
  4. Trội lặn không hoàn toàn

Câu 22: Loại tính trạng có mức phản ứng hẹp là:  

  1. Số hạt lúa / bông
  2. Số lượng trứng gà đẻ 1 lứa.
  3. Cà chua quả bầu hay dài.       
  4. Lượng sữa bò vắt trong một ngày.

Câu 23: Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là?

  1. Sự thích nghi kiểu gen
  2. Sự thích nghi của sinh vật.
  3. Sự mềm dẻo kiểu hình.
  4. Mức phản ứng

Câu 24: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

  1. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).  
  2. biến dị tổ hợp.
  3. mức phản ứng của kiểu gen.
  4. thể đột biến.

Câu 25: Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường

  1. Dùng phép lai phân tích.
  2. Tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau
  3. Tạo nhiều cây có kiểu gen khác nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau
  4. Tạo nhiều cây có kiểu gen khác nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường giống nhau

Câu 26: Cho biết các bước của một quy trình như sau:

1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.

4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:

  1. 1 → 2 → 3 → 4.     
  2. 3 → 1 → 2 → 4.
  3. 1 → 3 → 2 → 4.    
  4. 3 → 2 → 1 → 4.

Câu 27: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
  2. Đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường.
  3. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
  4. Chịu sự tác động mạnh của điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc.

Câu 28: Tính trạng số lượng có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Chịu sự tác động mạnh của điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc.
  2. Đo lường được bằng cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường.
  3. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
  4. Tất cả các đặc điểm trên

Câu 29: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen
  2. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
  3. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.
  4. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

Câu 30: Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?

  1. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen.
  2. Ở giống thuần chủng, các gen đều có mức phản ứng giống nhau.
  3. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.
  4. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

Câu 31: Yếu tố qui định mức phản ứng của cơ thể là

  1. Điều kiện môi trường
  2. Thời kì sinh trưởng
  3. Kiểu gen của cơ thể
  4. Thời kì phát triển

Câu 32: Yếu tố qui định giới hạn thường biến của kiểu hình là:

  1. Điều kiện môi trường
  2. Thời kì sinh trưởng
  3. Kiểu gen của cơ thể
  4. Thời kì phát triển

Câu 33: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?

  1. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
  2. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng.
  3. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
  4. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.

Câu 34: Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật?

  1. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
  2. biến đổi đồng loạt giống nhau.
  3. biến đổi đa dạng trong quần thể.
  4. thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.

Câu 35: Cây cỏ thi (Achillea millefolium) mọc ở độ cao 30 m (so với mặt biển) thì cao 50 cm, ở mức 1400 m thì cao 35 cm, còn ở mức 3050 m thì cao 25 cm. Hiện tượng này biểu hiện:

  1. Thường biến.
  2. Mức phản ứng của kiểu gen.
  3. Sự mềm dẻo kiểu hình.
  4. A + B + C.

Câu 36: Nhận định nào dưới đây không đúng?

  1. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là một thường biến
  2. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.
  3. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
  4. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi cao

Câu 37: Khi nói về mức phản ứng, nội dung nào dưới đây là không đúng:

  1. Trong một kiểu gen, các gen đều có cùng chung một phản ứng.
  2. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
  3. Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng giống.
  4. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.

Câu 38: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?

  1. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.
  2. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
  3. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
  4. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.

Bài giảng: Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Cô Kim Tuyến (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, năm 2023 (có đáp án) hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên