Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

A/ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có:

  1. Đất-nước-không khí   
  2. Đất-nước-không khí-sinh vật
  3. Đất-nước-không khí-trên cạn
  4. Đất-nước-trên cạn-sinh vật

Câu 2: Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?

I. Đặc trưng và không đặc trưng

II. Tự nhiên và nhân tạo

III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật

IV. Tự nhiên và xã hội

V. Vô sinh và hữu sinh

  1. I, II.
  2. II, III.
  3. III, IV.
  4. III, V.
Quảng cáo

Câu 3: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là

  1. Nước có nhiều khoáng hơn đất.
  2. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.
  3. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
  4. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.

Câu 4: Điểm khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn nào sau đây là đúng?

  1. Khoáng chất ở trên cạn nhiều hơn dưới nước.
  2. Ánh sáng dưới nước nhiều hơn ở trên cạn.
  3. Nhiệt độ trên cạn luôn cao hơn dưới nước.
  4. Nồng độ oxy dưới nước thấp hơn trên cạn.

Câu 5: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là

  1. Trên cạn
  2. Sinh vật
  3. Đất
  4. Nước
Quảng cáo

Câu 6: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là

  1. Trên cạn
  2. Sinh vật
  3. Đất
  4. Nước

Câu 7: Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:

  1. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.
  2. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
  3. Nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.
  4. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.

Câu 8: Các nhân tố sinh thái bao gồm:

  1. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật.
  2. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
  3. Nhóm nhân tố si nh thái hữu sinh.
  4. Cả B và C.
Quảng cáo

Câu 9: Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật:

  1. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
  2. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
  3. Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
  4. Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.

Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh là nhân tố mà tác động lên sinh vật:

  1. bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
  2. không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
  3. không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
  4. phụ thuộc vào mật độ quần thể..

Câu 11: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  1. Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật
  2. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật
  3. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
  4. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 12: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

  1. Quan hệ cộng sinh.
  2. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.
  3. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
  4. Nhiệt độ môi trường.

Câu 13: Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 2

Câu 14: Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể?

(1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.

(2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.

(3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

(4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.

(5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Câu 15: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  1. Thực vật, động vật và con người.
  2. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
  3. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
  4. Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

Câu 16: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái hữu sinh?

  1. Độ ẩm.
  2. Ánh sáng.
  3. Vật ăn thịt.
  4. Nhiệt độ.

Câu 17: Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố hữu sinh?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 2

Câu 18: Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố phụ thuộc vào mật độ quần thể?

 (1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.

(2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.

(3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

(4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.

(5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Câu 19: Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

  1. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái
  2. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái
  3. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.
  4. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Câu 20: Khi nói về tác động của nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng:

  1. Tác động của các nhân tố sinh thái ổn định theo thời gian
  2. Tác động một nhân tố nhất định tới từng loài tùy thuộc vào đặc điểm của loài đó
  3. Cơ thể sinh vật có thể thích nghi với các nhân tố sinh thái môi trường nhờ những biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lý, tập tính hoạt động của mình
  4. Các nhân tố sinh thái tác động một cách tổng hợp tới sinh vật nên người ta phân sinh vật thành các nhóm sinh thái theo các nhân tố tác động như sinh vật ưa bóng sinh vật ưa sáng….

Câu 21: Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì :

  1. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình.
  2. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
  3. Con người thông qua những hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
  4. Cả A,B,C.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai :

  1. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của sinh vật.
  2. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
  3. Con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
  4. Con người là nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu 23: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố sinh thái?

(1) Khi tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển thì làm thành ổ sinh thái của loài đó.

(2) Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường xung quanh sinh vật.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.

(4) Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

  1. 2
  2. 1
  3. 4
  4. 3

Câu 24: Chọn câu sai trong các câu sau:                    

  1. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
  2. Các chất hữu cơ trong môi trường là nhân tố sinh thái vô sinh.
  3. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
  4. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

B/ GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI

Câu 1: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

  1. giới hạn sinh thái
  2. môi trường.
  3. ổ sinh thái.
  4. khoảng thuận lợi.

Câu 2: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối vối cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

  1. khoảng chống chịu.  
  2. ổ sinh thái.
  3. giới hạn sinh thái.    
  4. khoảng thuận lợi.

Câu 3: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây không đúng ?

  1. 42oC là giới hạn trên
  2. 42oC là giới hạn dưới
  3. 42oC là điểm gây chết
  4. 5,6oC  là điểm gây chết

Câu 4: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. nhận định nào sau đây đúng ?

  1. 42oC là giới hạn dưới
  2. 5,6-42oC là khoảng thuận lợi
  3. 5,6-42oC là khoảng chống chịu
  4. 5,6oC là điểm gây chết

Câu 5: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
  2. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
  3. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế
  4. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái có các phát biểu sau:

1. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.

2. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thê tồn tại được.

3. Trong khoảng chống chịu, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

4. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng?

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Câu 7: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

  1. Lưỡng cư.
  2. Bò sát.
  3. Thú.

Câu 8: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

  1. Ốc.
  2. Lưỡng cư.
  3. Chim.

Câu 9: Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau:

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn.
  2. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
  3. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
  4. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn

Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố

  1. Hạn chế.
  2. Rộng
  3. Vừa phải
  4. Hẹp.

Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố

  1. phổ biến.
  2. rộng.
  3. vừa phải.
  4. hẹp.

Câu 12: Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:

  1. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
  2. Mỗi loài cư trú ở một vị trí khác nhau trong không gian
  3. Phân chia thời gian kiếm ăn khác nhau trong ngày
  4. Mức độ cạnh tranh khác loài.

Câu 13: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

  1. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
  2. cạnh tranh khác loài.
  3. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.   
  4. mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

Câu 14: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài

  1. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh
  2. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu
  3. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau
  4. Những loại có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu

Câu 15: Cho các khẳng đính sau đây, có bao nhiêu khẳng đinh đúng?

(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài với nhau.

(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không xảy ra cạnh tranh.

(3) Những loài có ổ sinh giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.

(4) Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau.

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 1

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng về ổ sinh thái?

  1. Các loài có ổ sinh thái giao nhau càng nhiều thì càng dễ sống chung với nhau.
  2. Ổ sinh thái là nơi cư trú của một loài xác định.
  3. Số lượng loài càng lớn thì ổ sinh thái của mỗi loài càng có xu hướng được mở rộng.
  4. Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau.

Câu 17: Cho các nhận định về ổ sinh thái:

(1) Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

(2) Ổ sinh thái đặc trưng cho loài

(3) Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân ly ổ sinh thái.

(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng ?

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Câu 18: Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,60C. Trong điều kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong  năm thấp hơn miền nam là 4,80C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho các nhận xét sau:

1. Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày

2. Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6 độ C

3. Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 độ C

4. Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ.

5. Số thế hệ sâu trung bình ở miền nam là 7 thế hệ  

Số nhận xét đúng là:

  1. 3
  2. 4
  3. 1
  4. 2

Câu 19: Loài sâu có tổng nhiệt hữu hiệu là 5600C/ngày, có ngưỡng nhiệt phát triển là 100C, nhiệt trung bình của mà hè là 300C thì số ngày trung bình của một thế hệ là:

  1. 18 ngày
  2. 8 ngày
  3. 38 ngày.
  4. 28 ngày.

Câu 20: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:

(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .

(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.

(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.

(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.

  1. (1), (3), (4) .  
  2. (1), (2), (4).
  3. (2), (3), (4).  
  4. (1), (2), (3).

Câu 21: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:

  1. Trồng cây xen xanh.  
  2. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau.  
  3. Nuôi các loài động vật cùng với các loài là thức ăn của nó.  
  4. Cả A, B, C.

Câu 22: Nhận định nào là đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới?

  1. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ cao
  2. Có ổ sinh thái rộng, mật độ thấp.
  3. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ thấp. 
  4. Có ổ sinh thái rộng, mất độ cao

Câu 23: Nhận định nào là đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở sa mạc ?

  1. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ cao
  2. Có ổ sinh thái rộng, mật độ thấp
  3. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ thấp
  4. Có ổ sinh thái rộng, mất độ cao

Câu 24: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

1. Ổ sinh thái của một loài là "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

2. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.

3. Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.

4. Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái?

  1. Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
  2. Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.
  3. Mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng, nên khi nuôi chung một ao sẽ tăng mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến giảm năng suất.
  4. Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

Câu 26: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì

  1. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
  2. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
  3. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
  4. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.

Câu 27: Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?

  1. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
  2. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
  3. Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp.
  4. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.

C/ SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG

Câu 1: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

  1. Ảnh hưởng tới sinh sản, cấu tạo giải phẫu của cây
  2. Thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành 
  3. Thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
  4. Tăng hoặc giảm cường độ quang hợp của cây.

Câu 2: Thực vật thích nghi với ánh sáng bằng cách thay đổi:

  1. Hình thái.
  2. Cấu tạo giải phẫu.
  3. Sinh lí.
  4. Cả A, B và C.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với cây ưa sáng?

  1. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang
  2. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển
  3. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng
  4. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất

Câu 4: Đặc điểm sau không phải của cây ưa bóng:

  1. Phiến lá mỏng.
  2. Ít hoặc không có mô giậu.
  3. Lá nằm ngang.
  4. Mô giậu phát triển

Câu 5: Câu khẳng định không đúng với sự thích nghi của thực vật với ánh sáng là:

  1. Cây ưa sáng phát huy tối đa diện tích để đón ánh sáng mặt trời.
  2. Cây ưa sáng có cấu tạo để hạn chế tác hại của ánh sáng mạnh.
  3. Cây ưa bóng phát huy tối đa khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời.
  4. Cây ưa bóng thường sống dưới tán cây ưa sáng.

Câu 6: Câu khẳng định đúng với sự thích nghi của thực vật với ánh sáng là:

  1. Cây ưa sáng phát huy tối đa diện tích để đón ánh sáng mặt trời.
  2. Cây ưa sáng có cấu tạo để hạn chế tác hại của ánh sáng mạnh.
  3. Cây ưa bóng phát huy tối đa khả năng tránh ánh sáng mặt trời.
  4. Cây ưa sáng thường sống dưới tán cây ưa bóng.

Câu 7: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loại cây theo trình tự sau:

  1. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau
  2. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau
  3. Trồng đồng thời nhiều loại cây
  4. Không trồng cả 2 loại cây vào một chỗ

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phù hợp với sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng:

  1. trồng đỗ dưới gốc các cây ngô
  2. trồng lúa dưới gốc cây ngô
  3. trồng lá lốt dưới gốc cây xoài
  4. Không có ứng dụng nào cả

Câu 9: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật

  1. Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho độngvật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
  2. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  3. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản
  4. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian

Câu 10: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là:

  1. kiếm mồi quanh nơi sống
  2. nhận biết giao phối
  3. nhận biết con mồi
  4. định hướng trong không gian

Câu 11: Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:

  1. thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết.
  2. mắt rất tinh dễ quan sát.
  3. xúc giác phát triển
  4. mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm

Câu 12: Đặc điểm thích nghi sau gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:

  1. mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm
  2. mắt rất tinh dễ quan sát.
  3. xúc giác phát triển.               
  4. Cả A, B và C

Câu 13: Nhiệt độ tác động đến

  1. Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật
  2. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản
  3. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
  4. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

Câu 14: Nhiệt độ không tác động đến

  1. Hình thái, cấu trúc cơ thể.
  2. tuổi thọ, các hoạt động sinh lí
  3. Định hướng di chuyển trong không gian.
  4. Sinh thái và tập tính của sinh vật

Câu 15: Theo quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,.. của cơ thể thì

  1. động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.
  2. động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.
  3. động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.
  4. động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.

Câu 16: Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có:

  1. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
  2. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
  3. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
  4. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài sống tương tự sống ở vùng nhiệt đới

Câu 17: Động vật hằng nhiệt sống nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm. Điều này ...

  1. giúp cơ thể nhỏ, vận động nhanh để tỏa nhiệt.
  2. làm tăng khả năng tỏa nhiệt.
  3. giúp cơ thể dễ ẩn nấp, trú đông
  4. góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

Câu 18: Động vật hằng nhiệt sống nơi có nhiệt độ thấp hạn chế sự mất nhiệt của cơ thể bằng cách:

  1. tăng tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V).
  2. giảm tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V).
  3. liên tục kiếm ăn.
  4. phủ bộ lông màu trắng lên cơ thể.

Câu 19: Nếu gọi S = diện tích bề mặt, V = thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của động vật hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là

  1. sống nơi càng nóng, S càng lớn
  2. sống nơi càng lạnh, V càng lớn
  3. sống nơi càng lạnh, tỉ số S/V càng giảm
  4. sống nơi càng nóng, tỉ số S/V càng giảm

Câu 20: Nếu gọi S = diện tích bề mặt, V = thể tích cơ thể, thì quy tắc tương ứng giữa S và V của động vật hằng nhiệt với nhiệt độ môi trường là

  1. sống nơi càng nóng, S càng lớn
  2. sống nơi càng lạnh, V càng lớn
  3. sống nơi càng lạnh, tỉ số S/V càng tăng
  4. sống nơi càng nóng, tỉ số S/V càng tăng

Câu 21: Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu

  1. mùa
  2. thuỷ triều.
  3. ngày, đêm.
  4. tuần trăng.

Câu 22: Hiện tượng nào dưới đây là nhịp sinh học theo mùa?

  1. Ngủ đông của động vật biến nhiệt
  2. Sự di trú của một số loài chim
  3. Sự hoá nhộng của sâu sòi ở Hà Nội
  4. Tất cả đều đúng

Câu 23: Trong tầng nước ven bờ các loài tảo phân bố khác nhau theo các tầng nước, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là:

  1. thành phần và cường độ ánh sáng
  2. nhiệt độ
  3. đặc điểm cấu tạo
  4. nguyên nhân khác.

Câu 24: Trên một sườn núi, các loài thực vật phân bố khác nhau theo độ cao là do:

  1. thành phần và cường độ ánh sáng
  2. nhiệt độ
  3. đặc điểm cấu tạo
  4. nguyên nhân khác.

Câu 25: Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao (ví dụ 370C) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn ?

  1. Động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn ( trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.
  2. Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
  3. Động vật nhỏ hơn có tỷ lệ diện tích bề mặt  so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường
  4. Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ.

Câu 26: Động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn thì?

  1. Mất nhiệt lớn hơn.
  2. Mất nhiệt ít hơn
  3. Không thể so sánh.
  4. Mất nhiệt như nhau

Câu 27: Hiện tượng không phải nhịp sinh học là

  1. lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.
  2. dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm
  3. cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào
  4. cây ôn đới rụng lá vào mùa đông

Câu 28: Hiện tượng nào sau đây là nhịp sinh học?

  1. lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.
  2. Cú mèo bắt chuột làm thức ăn
  3. cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào
  4. Lúa bị đổ do bão

Câu 29: Nhịp sinh học là

  1. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
  2. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.
  3. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.
  4. sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.

 Câu 30: Nhịp sinh học là:

  1. Sự thay đổi về tập tính của động vật
  2. Sự thay đổi đặc điểm cấu tạo cơ thể theo tác động môi trường
  3. Phản ứng cơ thể với những thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường
  4. Sự thay đổi các hoạt động ở sinh vật theo điều kiện môi trường

Câu 31: Loài voi phân bố ở vùng ôn đới và vùng nhiệt đới ấm áp. Theo quy tắc Becman, điều nào sau đây là đúng

  1. Kích thước voi vùng ôn đới lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới dày hơn voi nhiệt đới.
  2. Kích thước voi vùng ôn đới nhỏ hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới dày hơn voi nhiệt đới.
  3. Da voi vùng nhiệt đới dày hơn vùng ôn đới
  4. Kích thước voi vùng ôn đới lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ voi ôn đới mỏng hơn voi nhiệt đới.

Câu 32: Cùng loài gấu phân bố ở Bắc cực và vùng nhiệt đới ấm áp. Theo quy tắc Becman, điều nào sau đây là đúng?

  1. Kích thước gấu bắc cực lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ gấu bắc cực mỏng hơn gấu nhiệt đới.
  2. Kích thước gấu bắc cực nhỏ hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ gấu bắc cực dày hơn gấu nhiệt đới.
  3. Da gấu vùng nhiệt đới dày hơn gấu bắc cực.
  4. Kích thước gấu bắc cực lớn hơn vùng nhiệt đới, lớp mỡ gấu bắc cực dày hơn gấu nhiệt đới.

Câu 33: Sinh vật có những tác động nào trở lại môi trường?

  1. giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái.
  2. biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình.
  3. làm cho bề mặt hành tinh biến đổi lớn lao.
  4. tất cả các ý trên

Câu 34: Tác động nào sau đây không phải là tác động của sinh vật trở lại môi trường?

  1. giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái.
  2. biến đổi môi trường.
  3. Tạo nên núi cao, hồ sâu
  4. thay đổi bề mặt Trái đất.

Bài giảng: Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Cô Quỳnh Thư (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, năm 2024 (có đáp án) hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên