Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28: Loài

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28: Loài

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 28 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

Câu 1: Loài sinh học là?

  1. Một nhóm quần thể có vốn gen chung.
  2. Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định
  3. Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.
  4. Cả ba ý trên..

Câu 2: Cho các đặc điểm sau? 

1, Một nhóm cá thể có vốn gen chung 

2, Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí 

3, Có khu phân bố xác định 

4, Các cá thể có khả năng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ 

5, Cách li sinh sản với các loài khác 

Khái niệm loài sinh học bao gồm các ý

  1. 1, 2, 3.
  2. 1, 2, 3, 4 .
  3. 1, 2, 3, 4, 5.
  4. 1, 2, 3, 5.
Quảng cáo

Câu 3: Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài?

  1. Tiêu chuẩn hình thái.
  2. Tiêu chuẩn hóa sinh
  3. Tiêu chuẩn hình thái và cách li sinh sản.
  4. Cách li sinh sản.

Câu 4: Các nhà khoa học thường dung tiêu chuẩn nào dưới đây để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác?

  1. Tiêu chuẩn hình thái
  2. Tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh
  3. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản
  4. Cả A và B

Câu 5: Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

  1. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
  2. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
  3. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
  4. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
Quảng cáo

Câu 6: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì:

  1. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau.
  2. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
  3. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc.
  4. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.

Câu 7: Cách li sinh sản là

  1. Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai
  2. Trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau
  3. Trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ
  4. Trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ

Câu 8: Cách li sinh sản là các trở ngại ngăn cản việc

  1. Các cá thể gặp nhau.
  2. Các loài tạo ra con lai.
  3. Các loài sống trong cùng khu vực.
  4. Các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ.
Quảng cáo

Câu 9: Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ ngay khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản:

  1. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos
  2. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám
  3. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau
  4. Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông

Câu 10: Có bao nhiêu ví dụ về hai loài dưới đây là cách li sinh sản? 

(1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản. 

(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. 

(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải. 

(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau. 

(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau. 

(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.

  1. 6
  2. 4
  3. 5
  4. 3

Câu 11: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:

  1. Cách ly trước hợp tử, cách ly cơ học
  2. Cách ly sau hợp tử, cách ly tập tính
  3. Cách ly trước hợp tử, cách ly tập tính
  4. Cách ly sau hợp tử, cách ly sinh thái

Câu 12: Ở ruồi giấm, loài thứ nhất con đực "xem mặt con cái" và biểu diễn vũ điệu rung cánh phát ra bản tình ca để "ve vãn bạn tình"; loài thứ hai con đực cong đuôi phun tín hiệu hóa học lên mình con cái để "dụ dỗ" . Đây là kiểu cách li

  1. mùa vụ.
  2. nơi ở.
  3. cơ học.
  4. tập tính.

Câu 13: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li:

  1. Sinh cảnh  
  2. Thời vụ        
  3. Cơ học    
  4. Tập tính

Câu 14: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là hiện tượng

  1. Cách li sinh thái
  2. Cách li cơ học.
  3. Cách li tập tính
  4. Cách li nơi ở

Câu 15: Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con  lai có sức sống kém.Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do:

  1. Cách li địa lí
  2. Cách li di truyền
  3. Cách li sinh sản
  4. Cách li sinh thái

Câu 16: Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li nào sau đây:

  1. Cách li sinh sản
  2. Cách li địa lí
  3. Cách li sinh thái
  4. Cách li di truyền

Câu 17: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? 

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. 

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. 

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. 

Phương án đúng là:

  1. (2) và (3).
  2. (1) và (4).
  3. (2) và (4).
  4. (1) và (3).

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của cơ chế cách li sau hợp tử?

  1. Loài cỏ băng sống ở bãi bồi sông Vonga không ra hoa cùng thời điểm với loài cỏ băng sống bên trong bờ đê của dòng sông này.
  2. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối.
  3. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
  4. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á

Câu 18: Khi nói về cơ chế cách li phát biểu nào sau đây không chính xác?

  1. Cách li sinh sản là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ.
  2. Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai quần thể cùng loài hay khác loài.
  3. Cơ chế cách li giúp duy trì sự toàn vẹn của loài
  4. Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li địa lí, cách li cơ học.

Câu 19: Cách li sinh sản bao gồm?

  1. Cách li địa lý và cách li sinh thái.
  2. Cách li cơ học, cách li tập tính, cách li sinh thái.
  3. Cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
  4. Cách li địa lý, cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

Câu 20: Hai quần thể được phân cách bằng dãy núi khoảng 1 triệu năm. Theo thời gian những ngọn núi bị sói mòn, và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai quần thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những con thỏ này và xác định ràng chúng bây giờ là 2 loài riêng biệt do sự cách ly trước hợp tử. Những điều nào sau đây KHÔNG hỗ trợ cho kết luận này?

  1. Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
  2. Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
  3. Thỏ của 2 quần thể có cấu trức sinh sản không tương thích
  4. Thỏ của 2 quần thể tạo ra con lai với số lượng NST kỳ quặc

Câu 21: Hai nhóm quần thể ở gần nhau, quan sát nào dưới đây cho thấy chúng thuộc 2 loài khác nhau?

  1. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
  2. Các con non của hai nhóm có kích thước khác nhau.
  3. Có sự giao hoan chung giữa 2 quần thể, song không thấy dạng lai giữa chúng.
  4. Các cá thể của hai đàn kiếm ăn vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản.

Câu 22: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò:

  1. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
  2. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li
  3. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
  4. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.

Câu 23: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là

  1. Phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen
  2. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc
  3. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ
  4. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen

Câu 24: Cách li là:

  1. Sự phân biệt nơi ở, hai loài sống ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau
  2. Các loài sống xa nhau, không bao giờ gặp nhau.
  3. Các yếu tố ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
  4. Các yếu tố ngăn cản sự thụ tinh.

Câu 25: Cơ chế cách li là tất cả các yếu tố ngăn cản

  1. sự giao phối tự do
  2. việc tạo ra con lai hữu thụ.
  3. sự gặp nhau giữa các cá thể.
  4. Cả A và B.

Câu 26: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sự sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:

  1. Cách li địa lý
  2. Cách li sinh thái
  3. Cách li sinh sản và sinh thái
  4. Cách li di truyền và cách li sinh sản

Câu 27: Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật?

  1. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
  2. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
  3. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
  4. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.

Câu 28: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới:

  1. Cách li sinh sản (Cách li di truyền)
  2. Cách li địa lý và Cách li sinh thái
  3. Cách li nơi ở
  4. A và B đúng

Câu 29: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

  1. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh
  2. Hai cá thể đó cách li sinh sản
  3. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau
  4. Hai cá thể đó có sống ở hai khu vực khác nhau

Bài giảng: Bài 28: Loài - Cô Quỳnh Thư (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, năm 2023 (có đáp án) hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên