Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Quảng cáo

A/ QUY LUẬT PHÂN LI

Câu 1: Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:

  1. Dòng thuần chủng
  2. Dòng nào cũng được 
  3. Dòng có tính trạng lặn
  4. Dòng có tính trạng trội

Câu 2: Đối tượng làm bố mẹ trong nghiên cứu của Menden là:

  1. Bố mẹ thuần chủng tương phản
  2. Bô có tính trạng trội, mẹ có tính trạng lặn hoặc ngược lại
  3. Bố mẹ dị hợp
  4. Bố mẹ có tính trạng trội
Quảng cáo

Câu 3: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

  1. 1, 2, 3, 4
  2. 2, 3, 4, 1
  3. 3, 2, 4, 1
  4. 2, 1, 3, 4

Câu 4: Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là:

  1. Theo dõi sự di truyền của 1 cặp tính trạng rồi mới xét đến hai và nhiều cặp tính trạng; thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần và trên nhiều đối tượng khác nhau.
  2. Dùng toán thống kê để xử lý số liệu thu được và dùng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của các thế hệ lai.
  3. Chọn dòng thuần chủng với đối tượng chủ yếu là đậu Hà Lan mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt.
  4. Các câu trên đều đúng.

Câu 5: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2

  1. Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
  2. Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
  3. Đều có kiểu hình khác bố mẹ.
  4. Đều có kiểu hình giống bố mẹ.
Quảng cáo

Câu 6: Khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng, xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở đời F1 là:

  1. Đời F1 biểu hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.
  2. Đời F1 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 : 1.
  3. Đời F1 đồng loạt biểu hiện tính trạng của bố.
  4. Đời F1 đồng loạt biểu hiện tính trạng trội của bố hoặc mẹ.

Câu 7: Trong thí nghiệm lai một tính trạng của Menden trên đối tượng đậu hà Lan, ông cho các cây hoa đỏ (thuần chủng) lai với cây hoa trắng (thuần chủng) thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tư thụ thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ là:

  1. 100% cây hoa đỏ
  2. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
  3. 1 cây hoa đỏ: 2 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng
  4. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

Câu 8: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

  1. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ.
  2. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.
  3. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
  4. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
Quảng cáo

Câu 9: Bản chất quy luật phân li của Menđen là

  1. sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân
  2. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh
  3. sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh
  4. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân

Câu 10: Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)”. (A), (B), (C) lần lượt là:

  1. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.
  2. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,
  3. Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.
  4. Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội.

Câu 11: Định luật phân li của Menđen có nội dung: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về ....(A).... và ....(B)...., thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng trội, thế hệ lai thứ ....(C).... xuất hiện của tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ ....(D)....".

(A), (B), (C), (D) lần lượt là các từ:

  1. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.
  2. Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn
  3. Một cặp tính trạng; tương phản; nhất; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
  4. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn

Câu 12: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

  1. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
  2. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
  3. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
  4. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích quy luật di truyền Menđen?

  1. Sự phân chia của một NST
  2. Sự nhân đôi và phân li của cặp NST tương đồng.
  3. Sự tiếp hợp và bắt chéo NST.
  4. Sự phân chia tâm động ở kì sau

Câu 14: Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menđen là:

  1. Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.
  2. F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.
  3. Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.
  4. Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.

Câu 15: Nội dung cơ bản về thuyết giao tử thuần khiết của Menđen giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 là:

  1. Các giao tử không chịu áp lực của đột biến.
  2. Giao tử chỉ mang 1 gen đối với mỗi cặp alen
  3. Trong cơ thể lai, các “nhân tố di truyền” không có sự pha trộn mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở thê hệ P.
  4. Câu A và B đúng.

Câu 16: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

  1. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn
  2. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
  3. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
  4. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.

Câu 17: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp

  1. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
  2. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
  3. Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
  4. Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu 18: Ở các loài sinh vật lưỡng bôi sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi :

  1. Bố mẹ phải thuần chủng.
  2. số lượng cá thể con lai phải lớn
  3. alen trội phải trội hoàn toàn
  4. quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra binh thường.

Câu 19: Trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen, để các alen của một cặp gen phân li đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

  1. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
  2. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
  3. Quá trình giảm phân phải diễn ra bình thường
  4. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

Câu 20: Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội F2 Menđen đã nhận biết được điều gì?

  1. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.
  2. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1
  3. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.
  4. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1.

Câu 21: Menden đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:

  1. Xác định các cá thể thuần chủng
  2. Kiểm tra giả thuyết nêu ra
  3. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
  4. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.

Câu 22: Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bình thường?

  1. 25%
  2. 12,5%
  3. 56,25%
  4. 75%

Câu 23: Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bị bệnh là?

  1. 25%
  2. 12,5%
  3. 56,25%
  4. 75%

Câu 24: Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi

  1. Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.
  2. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
  3. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1
  4. Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.

Câu 25: Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khỉ

  1. F1 biểu hiện tính trạng trung gian.
  2. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, Fl đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
  3. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị họp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1
  4. Cả A và C.

Câu 26: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

  1. 100% hạt vàng.
  2. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
  3. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.           
  4. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Câu 27: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng đời lai F2 thu được

  1. 3 quả đỏ:1 quả vàng.
  2. 1 quả đỏ:1 quả vàng
  3. 100% đều quả đỏ
  4. 9 quả đỏ:7 quả vàng.

Câu 28: Ở cà chua tình trạng màu đỏ do một cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó có gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng quả vàng. Phép lai P: Aa × aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ hiểu hình là

  1. 3 đỏ: 1 vàng
  2. 1 đỏ: 1 vàng
  3. 100% quả đỏ
  4. 100% quả vàng

Câu 29: Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Dd × dd cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

  1. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
  2. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
  3. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
  4. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng

Câu 30: Cho biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết,phép lai nào sau đây cho kiểu hình hoa đỏ ở đời con chiếm 75%?

  1. Aa × Aa
  2. Aa × aa.
  3. Aa × AA
  4. AA × aa.

Câu 31: Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 3 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa trắng khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?

  1. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
  2. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
  3. Đời con có thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau.
  4. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.

Câu 32: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là

  1. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  
  2. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng,
  3. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  
  4. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.

Câu 33: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là

  1. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
  2. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
  3. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng
  4. 8 hoa đỏ: 1 hoa hắng

Câu 34: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

  1. 1/4.
  2. 1/3.
  3. 3/4.
  4. 2/3.

Câu 35: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ

  1. 1/4.
  2. 1/3.
  3. 3/4
  4. 2/3.

Câu 36: Quy luật phân li có ý nghĩa chủ yếu đối với thực tiễn là gỉ?

  1. Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
  2. Cho thấy sự phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai.
  3. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
  4. Xác định được các dòng thuần.

Câu 37: Quy luật phân li có ý nghĩa gỉ?

  1. Xác định được tính trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
  2. Kiểm tra độ thuần chủng của giống
  3. Tạo ưu thế lai trong sản xuất.
  4. Cả A, B, C.

Câu 38: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là

  1. 1:2:1 và 1:2:1
  2. 3:1 và 1:2:1
  3. 1:2:1 và 3:1
  4. 3:1 và 3:1

Câu 39: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa là

  1. 1:1:1
  2. 3:1
  3. 1:2:1
  4. 1:1

Câu 40: Ở một loài hoa, kiểu gen DD quy định hoa đỏ, Dd quy định hoa hồng, dd quy định hoa trắng. Lai phân tích cây hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện kiểu hình:

  1. Toàn hoa đỏ
  2. Toàn hoa hồng
  3. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng  
  4. 1 hoa hồng: 1 hoa trắng

Câu 41: Cho bố và mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng, F1  thu được 100% hoa hồng. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2 là :

  1. 1:2:1 và 3: 1.
  2. 1:2:1 và 1:1.
  3. 1:2:1 và 1:2:1
  4. 1:2:1: 2:4:2: 1:2:1 và 9:6:1.

Câu 42: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng,kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho cừu đực không sừng lai với cừu cái có sừng được F1. Cho F1 giao phối với cừu cái có sừng được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

  1. 3 có sừng : 1 không sừng
  2. 100% có sừng.
  3. 1 có sừng : 1 không sừng
  4. 100% không sừng.

Câu 43: Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen:

  1. 3 : 1
  2. 1 : 1.
  3. 1 :2 : 1.
  4. 2 : 1.

Câu 44: Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:

  1. 3 : 1.
  2. 1 : 1.
  3. 1 :2 : 1
  4. 2 : 1

Câu 45: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

  1. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.      
  2. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
  3. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.      
  4. 100% cá chép không vảy.

Câu 46: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa cá chép không vảy và cá chép có vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

  1. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.    
  2. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy
  3. 1 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy
  4. 100% cá chép không vảy.

Câu 47: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng

  1. Aa × Aa
  2. AA × Aa
  3. AA × aa
  4. Aa × aa

Câu 48: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình 100% cây quả đỏ

  1. Aa × Aa
  2. aa × aa
  3. AA × aa
  4. Aa × aa

Câu 49: Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp?

  1. Aa × Aa
  2. Aa × AA
  3. AA × aa
  4. aa × aa

Câu 50: Cho biết gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Phép lai nào sau đây cho đời con có 50% số cây thân cao?

  1. AA × Aa
  2. Aa × aa
  3. Aa × AA
  4. Aa × Aa

Câu 51: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là

  1. AA × Aa
  2. AA ×AA
  3. Aa ×Aa.
  4. AA ×aa.

Câu 52: Ở người gen A qui định mắt đen trội so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh

  1. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (Aa).
  2. Mẹ mắt xanh (Aa) x Bố mắt đen (AA).  
  3. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA)
  4. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)

Câu 53: Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Nếu không có  đột biến xảy ra, cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh?

  1. aa × aa
  2. AA × Aa
  3. Aa × aa
  4. aa × AA

Câu 54: Xét một gen gôm 2 alen trội-lặn hoàn toàn nằm trên NST thường. Về kiểu gen của P số loại phép lai cho thế hệ sau đồng tính là

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 6.

Câu 55: Xét một gen gôm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Về kiểu gen của P số loại phép lai cho thế hệ sau phân tính là

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 6

Câu 56: Ở người, gen quy định nhóm máu ở 3 alen IA, IB, IO. Alen IA, IB trội so với IO. Nhóm máu AB do kiểu gen IAIB quy định, nhận xét nào sau đây đúng?

  1. Alen IA và IB tương tác theo trội lặn không hoàn toàn
  2. Alen IA và IB tương tác theo kiểu đồng trội
  3. Alen IA và IB tương tác theo trội lặn hoàn toàn
  4. Alen IA và IB tương tác bổ sung

Câu 57: Tương tác theo kiểu đồng trội là?

  1. gen có 3 alen, sự có mặt của cả 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới
  2. gen có 3 alen, các alen có tính trội sắp xếp theo thứ tự a1>a2>a3
  3. gen có 3 alen, một alen trội và 2 len lặn
  4. kiểu hình phụ thuộc vào điều kiện môi trường

Câu 58: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là

  1. Chồng IAIO vợ IBIO.
  2. Chồng IBIO vợ IAIO.
  3. Chồng IAIO vợ IAIO.
  4. Một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 59: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là

  1. IAIO và IBIB
  2. IAIO và IBIO.
  3. IAIA và IBIO.
  4. IAIA và IBIB

Câu 60: Một cặp vợ chồng sinh được 2 người con có nhóm máu AB và O. Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là:

  1. IAIO và IAIO
  2. IBIO và IBIO
  3. IOIO vàIAIO
  4. IBIO và IAIO

Câu 61: Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:

- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO.

- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO.

- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen IOIO.

- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IAIB

Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố?

  1. Nhóm máu AB.
  2. Nhóm máu O.
  3. Nhóm máu B.
  4. Nhóm máu A.

Câu 62: Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định:

- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO.

- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO.

- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen IOIO.

- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IAIB

Mẹ có nhóm máu A, sinh con có nhóm máu B. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố?

  1. Nhóm máu AB.
  2. Nhóm máu A
  3. Nhóm máu B.
  4. Cả ba nhóm máu trên.

Câu 63: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là

  1. 3/32
  2. 6/27
  3. 4/27
  4. 1/32

Câu 64: Ở một loài thực vật, khi lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 5 đỏ : 1 trắng là:

  1. 4/9.
  2. 4/27.
  3. 2/27
  4. 2/9.

Câu 65: Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường họp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

  1. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
  2. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A
  3. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
  4. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Câu 66: Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào nếu không biết nhóm máu của người cha?

  1. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB
  2. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu A, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A
  3. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu AB và nhóm máu B.
  4. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Câu 67: Ở 1 loài động vật, tình trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen qui định.Người ta tiến hành 2 phép lai như sau:

Phép lai 1: Mắt đỏ x mắt vàng thu được 1 mắt đỏ: 1 mắt vàng: 1 mắt hồng: 1 mắt trắng.

Phép lai 2: Mắt hồng x mắt trắng thu được 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.

Nếu cho các cá thể mắt đỏ giao phối với các cá thể mắt hồng thì tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ ở đời con là

  1. 75%
  2. 25%
  3. 100%
  4. 50%.

Câu 68: Ở 1 loài động vật, tình trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen qui định. Người ta tiến hành 2 phép lai như sau:

Phép lai 1: Mắt đỏ x mắt vàng thu được 1 mắt đỏ: 1 mắt vàng: 1 mắt hồng: 1 mắt trắng.

Phép lai 2: Mắt hồng x mắt trắng thu được 1 mắt đỏ: 1 mắt vàng.

Nếu cho các cá thể mắt đỏ giao phối với các cá thể mắt hồng thì tỷ lệ kiểu hình mắt hồng ở đời con là

  1. 75%
  2. 25%
  3. 100%
  4. 50%.

Câu 69:  một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa vàng, alen a1 quy định hoa trắng. Biết alen A trội hoàn toàn so với alen a và a1; alen a trội hoàn toàn so với alen a1. Cho một cây hoa đỏ giao phấn với một cây hoa vàng thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không xuất hiện ở

  1. 100% đỏ. 
  2. 50% đỏ : 25% vàng : 25% trắng,
  3. 50% đỏ : 50% vàng 
  4. 75% đỏ : 25% vàng.

Câu 70: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1). Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.

(2). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.

(3). Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen có tỷ lệ bằng nhau và 3 loại kiểu hình có tỷ lệ 1:2:1.

(4). Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

(5). Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có số loại kiểu hình ít nhất là 1 và tối đa là 4.

  1. 3.
  2. 1.
  3. 2.
  4. 4.

Câu 71: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành các phép lai và thu được kết quả như ở bảng dưới đây.

Phép lai

Kiểu hình P

Tỉ lệ kiểu hình ở F1

Mắt đỏ

Mắt vàng

Mắt nâu

Mắt trắng

1

Mắt đỏ x Mắt nâu

25%

25%

50%

0%

2

Mắt vàng x mắt vàng

0%

75%

0%

25%

Biết rằng không xuất hiện đột biến. Kết luận nào dưới đây là đúng?

  1. Alen quy định màu mắt đỏ là trội hoàn toàn so alen quy định với màu mắt nâu.
  2. Cả cá thể mắt đỏ và mắt nâu ở đời P trong phép lai 1 đều có kiểu gen dị hợp. Có hai kiểu gen cùng quy định kiểu hình mắt đỏ trong phép lai này
  3. Hai cá thể mắt vàng ở đời P trong phép lai 2 có kiểu gen khác nhau.
  4. Cho cá thể mắt nâu ở đời P của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở đời P của phép lai 2, theo lý thuyết, kiểu hình mắt nâu chiếm 50% tổng số cá thể ở đời con.

Câu 72: Ở thực vật, xét một locut gen có 4 alen, alen a1 qui định hoa đỏ, alen a2 qui định hoa vàng, alen a3 qui định hoa hồng và alen a4 qui định hoa trắng. Biết các gen trội hoàn toàn theo thứ tự a1 > a2 > a3 > a4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

(1) Cho cây lưỡng bội hoa hồng dị hợp tử giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử, kiểu hình của đời  con có thể là 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng : 25% cây hoa hồng.

(2) Thực hiện phép lai hai thể tứ bội (P): a1a2a3a4 × a2a3a4a4, các biết cây tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, thu được F1 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 5/12

(3) Những cây tứ bội có tối đa 36 loại kiểu gen.

(4) Có tối đa 6 loại kiểu gen của cây lưỡng bội.

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Câu 73: Ở một loài thú, tính trạng màu mắt do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định mắt đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; alen A2 quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen A3, A4; alen A3 quy định mắt vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cá thể mắt đỏ giao phối với cá thể mắt trắng, thu được F1 có tối đa 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.

II. Cho 1 cá thể mắt đen giao phối với 1 cá thể mắt trắng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 con mắt đen :  1 con mắt đỏ.

III. Cho 1 cá thể mắt đen giao phối với 1 cá thể mắt đỏ, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 100% con mắt đen.

IV. Cho 1 cá thể mắt vàng giao phối với 1 cá thể mắt đỏ, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 con mắt đỏ : 1 con mắt vàng.

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Câu 74: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, các alen trội hoàn toàn so với nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Thực hiện 2 phép lai, thu được kết quả như sau:

Phép lai 1: Cá thể lông vàng giao phối với cá thể lông xám, F1 có tỉ lệ: 2 vàng : 1 xám : 1 trắng.

Phép lai 2: Cá thể lông đỏ giao phối với cá thể lông vàng, F1 có tỉ lệ: 2 đỏ : 1 vàng : 1 xám.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông đỏ.

II. Nếu cho cá thể lông xám ở P của phép lai 1 lai với cá thể lông trắng thì đời con có 50% số cá thể lông trắng.

III. Ở phép lai 2, có tối đa 3 sơ đồ lai thỏa mãn.

IV. Cho cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 2, thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 vàng : 1 trắng.

  1. 3
  2. 4
  3. 1
  4. 2

Câu 75: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3 và alen A4; alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Theo lý thuyết, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Thực hiện phép lai giữa 2 cá thể (P), nếu F1 thu được tối đa 3 loại kiểu gen, thì chỉ có 2 loại kiểu hình.

II. Cho 1 cá thể lông đen lai với 1cá thể lông vàng, nếu đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 thì tối đa có 5 phép lai phù hợp.

III. Cho cá thể lông đen lai với cá thể lông xám, đời F1 sẽ thu được tỉ lệ 2 lông đen: 1 lông xám: 1 lông trắng.

IV. Cho các cá thể lông xám giao phối với nhau, trong số cá thể lông xám thu được ở đời F1, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/2.

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Câu 76: Màu sắc hoa của một loài thực vật do một gen có 4 alen A1, A2, A3, A4 nằm trên NST thường quy định. Trong đó A1 quy định hoa tím, A2 quy định hoa đỏ tươi, A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa trắng. Thực hiện cá phép lai thu được kết quả như sau:

Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 50% cây hoa vàng.

Phép lai 2: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% cây hoa đỏ nhạt : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng.

Phép lai 3: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa tím, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa trắng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thứ tự quan hệ trội lặn là tím trội hoàn toàn so với đỏ tươi, đỏ tươi trội hoàn toàn so với vàng, vàng trội hoàn toàn so với trắng.

II. Có 2 kiểu gen quy định hoa đỏ nhạt.

III. Kiểu hình hoa tím được quy định bởi nhiều kiểu gen nhất.

IV. Tối đa có 10 kiểu gen quy định màu hoa.

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Câu 77: Màu sắc lông thỏ do một gen có 4 alen A1, A2, A3, A4 nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó A1 quy định màu lông xám, A 2 quy định lông sọc, A3 quy định lông màu vàng, A4 quy định lông màu trắng. Thực hiện các phép lai thu được kết quả như sau:

- Phép lai 1: Thỏ lông sọc lai với thỏ lông vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% thỏ lông xám nhạt : 25% thỏ lông sọc : 25% thỏ lông vàng : 25% thỏ lông trắng.

- Phép lai 2: Thỏ lông sọc lai với thỏ lông xám, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50%  thỏ lông xám : 25% thỏ lông sọc : 25% thỏ lông trắng

- Phép lai 3: Thỏ lông xám lai với thỏ lông vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% thỏ lông xám : 50% thỏ lông vàng.

Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thứ tự quan hệ trội lặn là xám trội hoàn toàn so với sọc, sọc trội hoàn toàn so vàng, vàng trội hoàn toàn so trắng.

II. Kiểu hình lông xám được quy định bởi nhiều kiểu gen nhất.

III. Tối đa có 10 kiểu gen quy định màu lông thỏ.

IV. Có 2 kiểu gen quy định lông xám nhạt.

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Câu 78: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen Aaaa × AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ:

  1. 2/9
  2. 1/12 
  3. 11/12
  4. 4/9

Câu 79: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở bố mẹ diễn ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỷ lệ kiểu hình đồng hợp lặn ở đời con là

  1. 1/36
  2. 1/2
  3. 1/6
  4. 1/12

Câu 80: Hai cây F1 tứ bội có cùng kiểu gen BBbb giao phấn với nhau, giảm phân bình thường sẽ tạo F2 có tỉ lệ kiểu gen là:

  1. 1BBBB: 8BBb: 18BBBb: 8Bbbb: 1bbbb.
  2. 1BBBB: 8BBBb: 18 BBbb: 8 Bbb: 1bbbb.
  3. 1BBBB: 8BBBb: 18 BBbb: 8 Bbbb: 1bbbb.
  4. 1BBBB: 8 BBBb: 18Bbbb: 8 BBbb: 1bbbb.

Câu 81: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?

  1. AA × aa
  2. Aa × aa
  3. Aa × Aa
  4. AA × AA

Câu 82: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp?

  1. Aa × Aa
  2. AA × aa
  3. Aa × AA
  4. aa × aa

Câu 83: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

  1. AA × Aa
  2. AA × aa.
  3. Aa × Aa.
  4. Aa × aa.

Câu 84: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đen con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?

  1. Aa × Aa và Aa × aa
  2. Aa × Aa và AA × Aa.
  3. AA × aa và AA × Aa
  4. Aa × aa và AA × Aa.

Câu 85: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tính trạng trung gian sẽ có hoa màu hồng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 3 loại kiểu hình?

  1. Dd × Dd
  2. DD × Dd
  3. Dd × dd
  4. DD × dd

Câu 86: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?

  1. Dd × Dd
  2. DD × dd
  3. dd × dd
  4. DD × Dd

Câu 87: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?

(1) AAAa × AAAa.

(2) Aaaa × Aaaa.

(3) AAaa × AAAa.

(4) AAaa × Aaaa.

Đáp án đúng là

  1. (3), (4)
  2. (2), (3)
  3. (1), (4)
  4. (1), (2)

Câu 88: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là

  1. AAaa × Aa và AAaa × Aaaa
  2. AAaa × Aa và AAaa × aaaa
  3. AAaa × Aa và AAaa × AAaa
  4. AAaa × aa và AAaa × Aaaa

Câu 89: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:

  1. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 1 aaa. 
  2. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 1 aaa.
  3. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 5 aaa.  
  4. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.

Câu 90: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một cặp vợ chồng đều bình thường nhưng sinh ra con đầu lòng bị bạch tạng. Lần mang thai tiếp theo, người vợ đi siêu âm là thai đôi. Xác suất để ít nhất 1 đứa bé sinh đôi bị bạch tạng là bao nhiêu. Giả sử khả năng sinh đôi cùng trứng là 1/4; sinh đôi khác trứng là 3/4 ?

  1. 39,06%
  2. 37,5%
  3. 32,81%
  4. 6,25%

Câu 91: Một cặp vợ chồng cùng kiểu gen IBIO sinh được một người con trai có nhóm máu B. Người con trai này lớn lên lấy vợ có nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con có cả trai cả gái và các con không cùng nhóm máu là

  1. 11/24 
  2. 5/24 
  3. 7/24 
  4. 9/24

Câu 92: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 5 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng.

- Phép lai 2: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Biết rằng không xảy ra đột biến, không xét đến vai trò của bố mẹ trong phép lai. Cho 2 cá thể lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?

  1. 45.
  2. 65.
  3. 60.
  4. 50

Câu 93: Ở một loài thực vật alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lý các hạt của cây lưỡng bội (P) sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây F1 cho giao phấn với nhau thu được F2 gồm 2380 cây quả đỏ và 216 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n và có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

I. Cây F1 có thể có kiểu gen Aaaa hoặc Aaa hoặc Aa.

II. Tỉ lệ kiểu gen của F2 có thể là 5:5:1:1.

III. Trong số các cây hoa đỏ ở F2 cây hoa đỏ mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 1/12.

IV. Số phép lai khác nhau tối đa (chỉ tính phép lai thuận) có thể xảy ra khi cho tất cả các cây F2 tạp giao là 10.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 94: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Lai hai cây P lưỡng bội có kiểu hình khác nhau. Sử dụng consixin tác động vào quá trình giảm phân hình thành giao tử của cơ thể P, kết quả tạo ra các cây F1 tứ bội gồm hai loại kiểu hình. Biết rằng cây tứ bội giảm phân sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây đúng?

  1. P có kiểu gen thuần chủng về các tính trạng đem lai.
  2. F1 có kiểu gen AAAa.
  3. F1 tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
  4. F1 có tối đa 3 loại kiểu gen.

B/ BÀI TẬP CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG DI TRUYỀN

Câu 1: Kí hiệu P trong phép lai là gì?

  1. Bố
  2. Mẹ
  3. Bố mẹ
  4. Con lai

Câu 2: Kí hiệu F1 trong phép lai là gì?

  1. Bố
  2. Mẹ
  3. Bố mẹ
  4. Con lai

Câu 3: Tính trạng là gì?

  1. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình.
  2. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
  3. Kiếu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
  4. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên ngoài, bên trong cơ thể, mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.

Câu 4: Tính trạng là gì?

  1. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền...
  2. Các đặc điểm bên ngoài, bên trong cơ thể sinh vật.
  3. Nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
  4. Cả A, B, C.

Câu 5: Thế nào là tính trạng tương phản?

  1. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau
  2. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
  3. Các tính trạng khác nhau.
  4. Tính trạng do một cặp alen quy định.

Câu 6: Tính trạng trội là?

  1. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
  2. Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
  3. Tính trạng xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
  4. Tính trạng do một cặp alen quy định.

Câu 7: Trội hoàn toàn là trường hợp nào sau đây?

  1. F1 đồng tính còn F2 phân li 3 : 1.
  2. Gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen lặn cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội.
  3. Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội.
  4. D.Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

Câu 8: Trội không hoàn toàn là trường hợp:

  1. Gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át alen 1 lặn cùng cặp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn
  2. Thế hệ lai đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian,
  3. Tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
  4. F1 đồng tính trung gian còn F2 phân li 1 : 2 : 1.

Câu 9: Tính trạng trung gian là:

  1. Tính trạng được biểu hiện trung bình cộng giữa tính trạng trội và tính trạng lặn.
  2. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở F1.
  3. Tính trạng xuất hiện F2 với tỉ lệ 1/2.
  4. Tính trạng được biểu hiện ở cá thể dị hợp do gen trội lấ át không hoàn toàn alen lặn cùng cặp.

Câu 10: Dòng thuần chủng là dòng có

  1. Kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
  2. Đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
  3. Đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
  4. Kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.

Câu 11: Dòng thuần là:

  1. Dòng mang tất cả các tính trạng trội.
  2. Dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình,
  3. Dòng mang các cặp gen đồng hợp trội.
  4. Dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.

Câu 12: Kiểu gen là gì?

  1. Tập hợp cả các gen trong giao tử đực và giao tử cái.
  2. Tổ hợp các gen nằm trên NST thường.
  3. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
  4. Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào.

Câu 13: Kiểu gen là:

  1. Tập hợp các gen trội
  2. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
  3. Tổ hợp các gen của tất cả các cá thể
  4. Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào.

Câu 14: Kiểu gen nào sau đây được xem là thể dị hợp?

  1. AaBbDd
  2. AaBbdd
  3. AabbDd
  4. Cả ba kiểu gen trên

Câu 15: Kiểu gen nào sau đây được xem là thể đồng hợp?

  1. AABBDd
  2. AaBBDd
  3. aabbDD
  4. aaBbDd

Câu 16: Cho các kiểu gen sau đây: Cá thể đồng hợp gồm các cá thế nào?

1. aaBB               4. AABB

2. AaBb               5. aaBb

3. Aabb               6. Bb

  1. 6
  2. 4
  3. 1
  4. 1 và 4

Câu 17: Cho các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp gồm các cá thể nào?

1. aaBB               4. AABB

2. AaBb               5. aaBb

3. Aabb               6. Bb

  1. 2, 3, 5 và 6
  2. 2 và 6
  3. 5 và 6
  4. 6.

Câu 18: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?

  1. Aabb. 
  2. AABb.
  3. AaBb. 
  4. aaBB.

Câu 19: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen đang xét?

  1. aabbDb
  2. AaBbdd
  3. aabbdd
  4. AaBbDd

Câu 20: Về khái niệm, kiểu hình là

  1. Do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
  2. Sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.
  3. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
  4. Kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 21: Về khái niệm, kiểu hình là

  1. Tập hợp toàn bộ các alen trong cơ thể
  2. Tập hợp toàn bộ các biến dị khác bố mẹ của đời con.
  3. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của các cá thể.
  4. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.

Câu 22: Cặp alen là

  1. Hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
  2. Hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội. 
  3. Hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
  4. Hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

Câu 23: Alen là

  1. Các trạng thái khác nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng.
  2. Các trạng thái giống nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng
  3. Các trạng thái khác nhau của các gen cùng quy định các tính trạng khác nhau.
  4. Các trạng thái giống nhau của cùng một gen cùng xuất hiện trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

Câu 24: Phép lai thuận nghịch là phép lai:

  1. Thay đổi vị trí bố mẹ.
  2. Thay đổi tính trạng đem lai.
  3. Thay đổi dòng thuần chủng.
  4. Thay đổi kiểu gen bố, giữ nguyễn kiểu gen của mẹ

Câu 25: Phép lai thuận nghịch là

  1. phép lai theo 2 hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bố, thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ 
  2. phép lai trở lại của con lai có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cá thể trội
  3. phép lai trở lại của con lai có kiểu hình lặn với cá thể có kiểu hình trội để xác định kiểu gen của cá thể trội
  4. phép lai giữa các cá thể F1 với nhau để xác định sự phân li của các tính trạng

Câu 26: Gen alen có đặc điểm nào?

1. Gồm 2 alen có cùng lôcut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng

2. Mỗi alen trong 1 cặp alen có nguồn gốc 1 alen của bố, 1 alen của mẹ.

3. Có vị trí khác nhau trên cặp NST tương đồng.

4. Cùng tham gia xác định sự phát triển của một tính trạng nào đó.

  1. 1,2
  2. 2,4
  3. 1,2,4
  4. 1,2,3,4

Câu 27: Trường hợp nào sau đây là không phải là gen không alen?

  1. Các gen cùng lôcut, cùng tham gia quy định 1 tính trạng nào đó.
  2. Các gen khác lôcut.
  3. Các gen khác lôcut, không cùng quy định 1 tính trạng
  4. Các gen khác lôcut, cùng quy định 1 tính trạng.

Câu 28: Trường hợp nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

  1. Đực Aa cái aa và đực Aa cái aa
  2. Đực AA cái aa và đực aa cái AA
  3. Đực AA cái aa và đực AA cái aa
  4. Đực Aa cái Aa và đực Aa cái AA

Câu 29: Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch

  1. ♂Aa × ♀Aa và ♂Aa × ♀AA.
  2. ♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA
  3. ♂AA × ♀aa và ♂Aa × ♀aa.
  4. ♂AA × ♀aa và ♂AA × ♀ aa.

Câu 30: Vì nguyên nhân cơ bản nào, lai phân tích cho phép xác định được kiểu gen của đối tượng đem lại?

  1. Vì dựa vào tỉ lệ phân li kiểu gen ở FB có thể biết được tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu.
  2. Vì kết quả phân li kiểu hình ở FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu.
  3. Vì phương pháp này đơn giản và ưu thế nhất.
  4. Vì phương pháp này thường xảy ra sự phân tính kiểu hình.

Câu 31: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm:

  1. Để phân biệt thể đồng hợp với thể dị hợp
  2. Để nâng cao hiệu quả lai
  3. Để tìm ra các cá thể đồng hợp lặn
  4. Để tìm ra các cá thể kiểu hình trội

Câu 32: Những phép lai nào sau đây được gọi là lai phân tích?

  1. P: Aa × Aa và P: AaBb × aabb.
  2. P: Aa × aa và P: AaBb × aabb.
  3. P: Aa × aa và P: Aabb × aaBb.
  4. P: Aa × aa và P: AaBb × AaBb.

Câu 33: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?

I. Aa × aa;             II. Aa × Aa;             III. AA × aa;              IV. AA × Aa;           V. aa × aa.

Câu trả lời đúng là:

  1. I, III, V
  2. I, III.
  3. II, III.
  4. I, V.

Câu 34: Phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là

  1. Lai phân tích.
  2. Lai khác dòng.
  3. Lai thuận-nghịch.
  4. Lai cải tiến.

Câu 35: Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

  1. Lai xa kèm đa bội hóa
  2. Quan sát NST dưới kính hiển vi điện tử.
  3. Lai phân tích
  4. Lai tương đương.

Câu 36: Muốn tiến hành phép lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu:

  1. Lai với F1
  2. Tự thụ phấn
  3. Lai trở lại với bố mẹ
  4. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng

Câu 37: Phép lai thuận nghịchcó thể xác định được:

  1. Gen nằm trên NST thường.       
  2. Gen nằm trên NST giới tính                 
  3. Gen ngoài nhân         
  4. Cả ba ý trên

Câu 38: Phép lai thuận nghịch có thể xác định được:

  1. Vị trí của gen quy định tính trạng trong tế bào.  
  2. Gen cần xác định là trội hay lặn
  3. Kiểu gen ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp
  4. Cả ba ý trên

Bài giảng: Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li - Cô Kim Tuyến (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, năm 2023 (có đáp án) hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên