Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 25 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 25 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 25 (có đáp án)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 25 - Kết nối tri thức
I- Bài tập về đọc hiểu
Hừng đông mặt biển
Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.
Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.
Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.
(Bùi Hiển)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?
a- Nguy nga, rực rỡ
b- Trắng hồng, rực rỡ
c- Nguy nga, dựng đứng
2. Đoạn 2 (“Xa xa… những con thuyền du ngoạn.”) tả cảnh gì?
a- Những con thuyền ra khơi làm ăn thật là vất vả.
b- Những con thuyền căng buồm ra khơi du ngoạn
c- Những con thuyền căng buồm ra khơi đánh cá.
3. Đoạn cuối tả chiếc thuyền vượt qua những thử thách gì trên biển?
a- Sóng cuộn ào ào
b- Sóng to, gió lớn
c- Gó thổi rất mạnh
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?
a- Cảnh hừng đông mặt biển với những cánh buồm như những cánh chim bay lượn
b- Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền vượt sóng gió ra khơi đánh cá
c- Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống saukhi đã điền đúng:
a) tr hoặc ch
- bánh….ưng/…….. - quả …..ứng/……. |
- sáng….ưng/…….. -……ứng nhận/………. |
b) tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã
- vấp………/…………. - suy………/………. |
- nghiêng………/……… - ……….ngơi/…………. |
2. Tìm từ ngữ miêu tả thích hợp điền vào chỗ trống
M: Nước biển xanh lơ
- Nước biển…………. - Sóng biển………….
- Cát biển………….. - Bờ biển……………
3.
a) Dựa vào bài Hừng đông mặt biển, trả lời câu hỏi:
(1) Vì sao sóng biển cuộn lên ào ào?
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
(2) Vì sao con thuyền phải chồm lên hụp xuống?
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
b) Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau:
Tất cả các tàu thuyền đều không ra khơi vì biển có bão lớn.
-………………………………………………………………..
4. a) Viết lời đáp của em trong đoạn đối thoại sau:
- Con học bài rồi. Mẹ cho con sang nhà bạn Huy chơi có được không ạ?
- Ừ, con đi đi!
-………………………………………………………………….
b) Quan sát bức ảnh và trả lời câu hỏi:
(1) Ảnh chụp cảnh gì?
…………………………………………………………………..
(2) Trên bờ biển có những gì (cây cối, bãi cát, dù che nắng và ghế ngồi ngắm cảnh…)?
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
(3) Mặt biển ra sao? Bầu trời trên biển thế nào?
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
I- 1.a2.c3.b (4).b
II –
1.
a) bánh chưng – sáng trưng; quả trứng – chứng nhận
b) vấp ngã – nghiêng ngả; suy nghĩ – nghỉ ngơi
VD:
- Nước biển mặn chát - Sóng biển ào ạt
- Cát biển mịn màng - Bờ biển trải dài
2. Tìm từ ngữ miêu tả thích hợp điền vào chỗ trống
M: Nước biển xanh lơ
- Nước biển xanh biếc - Sóng biển vồ rì rào
- Cát biển trắng xóa. - Bờ biển phẳng lặng
3.a) VD:
(1) Sóng biển cuộn lên ào ào vì gió thổi rất mạnh.
(2) Con thuyền phải chồm lên hụp xuống vì biển nổi sóng dữ dội.
b) VD: Vì sao tất cả tàu thuyền đều không ra khơi?
4. a) VD (lời đáp)
- Vâng, con cảm ơn mẹ (hoặc: Ôi, vui quá! Con cảm ơn mẹ. )
b) VD:
(1) Ảnh chụp cảnh một bãi biển rất đẹp.
(2) Trên bờ biển, cây dừa xanh tốt xòe những tàu lá đu đưa trong gió. Bãi cát trắng mịn màng, thấp thoáng bóng người đi tắm biển. Dưới tán dù che nắng, khách du lịch ung dung ngồi ngắm cảnh trời nước bao la.
(3) Mặt biển phẳng lặng. Bầu trời trên biển xanh trong, điểm xuyết vài làn mây trắng nhẹ trôi.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 25 - Chân trời sáng tạo
I. Luyện đọc văn bản sau:
QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT
Trong giấc mơ, Nguyên thấy mình và Thảo tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ trên đỉnh núi. Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời. Đám mây thức dậy, đưa hai bạn lên tận trời xanh. Xung quanh hai bạn là những đám mây nhiều sắc màu. Gần đó, cầu vồng lung linh, rực rỡ. Cả hai reo lên, thích thú:
- Ôi! Đẹp quá! Được một lúc, Thảo nói
- Ồ, trên này chẳng thú vị như mình tưởng. Tớ thích cánh đồng lúa vàng dưới kia hơn.
Nguyên tiếp lời: - Dưới ấy, biển xanh mênh mông. Tớ muốn nghe tiếng sóng vỗ êm êm như tiếng hát.
Thảo sụt sùi:
- Ôi, tớ đói! Tớ thèm bữa cơm chiều mẹ nấu quá! Cả hai nhìn nhau, lo lắng:
- Làm sao bây giờ? Đám mây đã bay đi mất rồi! May sao, chị gió tốt bụng đi ngang qua.
Nghe câu chuyện, chị liền nhờ đại bàng cõng hai bạn về lại quê nhà. Về đến nơi, cả Thảo và Nguyên cùng nói:
- Chỉ có quê mình là đẹp nhất!
Võ Thu Hương
II. Đọc – hiểu:
Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Nguyên và Thảo tình cờ gặp đám mây ở đâu?
A. trên đỉnh núi
B. trong giấc mơ
C. trên trời
2. Đám mây đưa hai bạn đi đâu đâu?
A. bay lên trời xanh
B. bay đến đồng lúa vàng
C. bay lên đỉnh núi
3. Giấc mơ là của ai?
A. của chị Gió
B. của Nguyên và Thảo
C. của đám mây
4. Vì sao hai bạn không muốn ở trên bầu trời nữa?
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời.
6. Điền r/d/gi thích hợp vào chỗ chấm:
- Rút ……..ây động rừng.
- …..ấy trắng mực đen.
- …..ương đông kích tây.
- Dây mơ ….ễ má.
- …..eo gió gặt bão.
- …..ãi nắng …..ầm mưa.
7. Khổ thơ sau có một số tên riêng địa lí chưa viết hoa đúng quy tắc, em hãy gạch chân những từ đó và sửa lại cho đúng:
Hà Nội có hồ gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao.
Mấy năm giặc bắn phá
Ba đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ tây hồ hoa bay
8. Viết tên những sự vật thường có ở quê hương dựa vào tranh
9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vào [ ]:
Nhìn người đàn ông đi vào ngõ, Vân chợt nhận ra bố, nó reo lên:
– A, bố về [ ] Các em ra đi, bố về này [ ]
Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ ] Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện…
ĐÁP ÁN - TUẦN 25
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Đọc – hiểu:
Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. B
2. A
3. B
4. Vì sao hai bạn không muốn ở trên bầu trời nữa?
Vì hai bạn nhớ nhà, nhớ bữa cơm chiều mẹ nấu.
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời.
6. Điền r/d/gi thích hợp vào chỗ chấm:
- Rút dây động rừng.
- Giấy trắng mực đen.
- Giương đông kích tây.
- Dây mơ rễ má.
- Gieo gió gặt bão.
- Dãi nắng dầm mưa.
7.
Hồ Gươm
Tháp Bút
Ba Đình
Tây Hồ
8. Viết tên những sự vật thường có ở quê hương dựa vào tranh:
9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vào [ ]:
Nhìn người đàn ông đi vào ngõ, Vân chợt nhận ra bố, nó reo lên:
– A, bố về! Các em ra đi, bố về này.
Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra.Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện…
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 25 - Cánh diều
I- Bài tập về đọc hiểu
Mùa xuân bên bờ sông Lương
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.
(Nguyễn Đình Thi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .
1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?
a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời
b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn
c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um
2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?
a- Mịn hồng mơn mởn
b- Hung hung vàng
c- Màu vàng dịu
3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?
a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai
b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn
c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà
(4). Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?
a- Đỏ, đen, hồng, xanh
b- Đỏ, hồng, xanh, vàng
c- Đỏ, hồng, xanh, đen
II- Bài tập vể Chính tả,Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Điền l hoặc n vào chỗ trống và chép lại khổ thơ sau của nguyễn Duy:
Đồng chiêm phả…..ắng….ên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung ….úa vàng.
Gió …âng tiếng hát chói chang,
…ong…anh….ưỡi hái ….iếm ngang chân trời.
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên chữ in đậm và chép lại từ ngữ đúng:
- lí le/…………. - số le/…………..
- loang lô/……….. - lô vốn/………….
2. Đọc bài ca dao để điền vào ô trống tên tháng (cột A), tên hoạt động hoặc công việc nhà nông thường làm (cột B):
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bấy giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
A Tháng |
B Hoạt động, công việc nhà nông thường làm |
………………. |
Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa… ) |
………………. |
Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà |
Ba |
……………………………………………….. |
Tư |
………………………………………………… |
………………. |
Sắm sửa (chuẩn bị ) làm mùa (làm ruộng trồng lúa) |
Mười |
………………………………………………….. |
3. Trả lời các câu hỏi sau:
(1) Khi nào trẻ em được đón Tết Trung thu?
…………………………………………………………………………..
(2) Cô giáo thường khen em khi nào?
…………………………………………………………………………..
(3) Ở nhà, em vui nhất khi nào?
……………………………………………………………………………
4. Viết tiếp lời tự giới thiệu và trò chuyện khi em đến nhà bạn mượn quyển truyện, gặp mẹ của bạn ra mở cửa:
- Cháu chào cô ạ!.....................................................................................
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………...
- Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.
-…………………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN – TUẦN 25
I- 1.a2.b3.c (4).b
II-1.
a)
Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
b) lí lẽ - số lẻ - loang lổ - lỗ vốn
2. Điền từ ngữ:
A Tháng |
B Hoạt động, công việc nhà nông thường làm |
Giêng |
Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa…) |
Hai |
Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà |
Ba |
Hái đậu về nhà phơi khô |
Tư |
Tậu trâu bò |
Năm |
Sắm sửa (chuẩn bị) làm mùa (làm ruộng trồng lúa) |
Mười |
Gặt lúa, phơi khô quạt sạch (thóc lúa ) |
3. Gợi ý:
(1) Rằm tháng tám, trẻ em được đón Tết Trung thu.( hoặc: trẻ em được đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng tám)
(2) Cô giáo thường khen em khi em thuộc bài. (hoặc: Cô giáo thường khen em khi em biết giúp đỡ bạn..)
(3) Ở nhà, em vui nhất khi được bố mẹ khen ngoan. (Hoặc: ở nhà, em vui nhất khi gia đình quây quần đông đủ sau bữa cơm tối..)
4. Gợi ý (lời tự giới thiệu và trò chuyện)
- (Cháu chào cô ạ!) Cháu là Hương, bạn học cùng lớp với Phương Anh.
Cháu xin phép cô cho cháu gặp Phương Anh để mượn quyển truyện ạ.
- (Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.)
- Dạ, cháu cảm ơn cô.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3