[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Hóa học 12 có đáp án (6 đề)
Với [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Hóa học 12 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Hóa học 12.
[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Hóa học 12 có đáp án (6 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Hóa học 12 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.
B. Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu
C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohiđric.
D. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn.
Câu 2: Chất X có các đặc điểm sau:
Phân tử có nhiều nhóm -OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là
A. glucozơ. B. tinh bột
C. xenlulozơ D. saccarozơ.
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc đisaccarit?
A. Tinh bột. B. Fructozơ
C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 4: Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là
A. glucozơ. B. fructozơ.
C. amilozơ. D. saccarozơ.
Câu 5: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 60 gam.
Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.
B. Các amin đều tan tốt trong nước.
C. Các nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn.
D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 7: Amin nào sau đây là amin bậc ba?
A. (C6H5)2NH. B. (CH3)2CHNH2.
C. (CH3)3N. D. (CH3)3CNH2.
Câu 8: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?
A. đimetylamin B. benzylamin C. metylamin D. anilin
Câu 9: Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,
C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các -amino axit.
Câu 11: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7NO2 là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 12: Peptit Ala-Gly-Val-Ala-Glu có bao nhiêu liên kết peptit?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 13: Một loại tơ nilon-6,6 có phân tử khối là 362956 đvC. Số mắt xích có trong loại tơ trên là:
A. 166. B. 1606. C. 83. D. 803.
Câu 14: Loại tơ nào sau đây được đều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ visco B. Tơ nitron. C. Tơ nilon–6,6 D. Tơ xenlulozơ axetat
Câu 15: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. to tằm B. tơ capron C. tơ nilon-6,6 D. tơ visco
Câu 16: Cho các polime: polyisopren, tinh bột, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Thủy phân đến cùng protein thu được
A. glucozơ. B. aminoaxit. C. axit béo. D. chất béo.
Câu 18: Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazơ mạnh nhất là
A. C6H5NH2. B. CH3CH2NH2.
C. H2NCH2COOH. D. NH3.
Câu 19: Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do
A. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.
B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.
C. Có sự dùng chung các cặp electron.
D. Lực hút Vanđevan giữa các tinh thể kim loại.
Câu 20: Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là
A. 4,90 gam B. 5,71 gam C. 5,15 gam D. 5,13 gam
Câu 21: Một viên bi sắt có đường kính 2 cm ngập trong một cốc chứa 100 ml axit có pH = 0, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bán kính viên bi sắt sau phản ứng (coi rằng viên bi bị mòn đều từ mọi phía, khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3)là:
A. 0,56cm B. 0,84cm C. 0,78cm D. 0,97cm
Câu 22: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu B. Mg C. Fe D. Al
Câu 23: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p53s2.
C. 1s22s22p43s1. D. 1s22s22p63s1.
Câu 24: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 B. 4,48 C. 2,24 D. 3,36
Câu 26: Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 13,44 B. 8,96 C. 4,48 D. 6,72
Câu 27: Thép inoc là tên gọi của hợp kim nào?
A. Fe-Cr-Mn B. Fe-Mg-Cr
C. Fe-Mg-Cu D. Fe-Zn-Cu
Câu 28: Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ?
A. Hg(NO3)2 B. Zn(NO3)2
C. Sn(NO3)2 D. Pb(NO3)2
Câu 29: Cho 7,35 gam axit glutamic phản ứng với 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 250 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 16,64. B. 19,04. C. 17,74. D. 18,14.
Câu 30: Lên men 36 gam glucozơ tạo thành ancol etylic (hiệu suất 90%). Lượng khí sinh ra hấp thụ vào 260 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X (chỉ có nước bay hơi) thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
A. 55,12 gam. B. 38,16 gam.
C. 33,76 gam. D. 30,24 gam.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1B |
2D |
3C |
4A |
5B |
6A |
7C |
8D |
9D |
10C |
11D |
12A |
13B |
14C |
15D |
16A |
17B |
18B |
19B |
20D |
21D |
22B |
23D |
24B |
25C |
26B |
27A |
28A |
29D |
30C |
Câu 1:
Đáp án B
A. Sai vì mỡ động vật có thành phần chính là các chất béo no
B. Đúng
C. Sai vì chất béo không tan trong nước
D. Sai vì hiđro hóa dầu thực vật lỏng thu được bơ nhân tạo
Câu 2:
Đáp án D
Hòa tan được Cu(OH)2 → Có nhiều nhóm -OH cạnh nhau → loại B, C
Không làm mất màu Br2 → Không có nhóm -CHO → loại A
Câu 3:
Đáp án C
+ Monosaccarit: flucozơ, glucozơ.
+ Đisaccarit: Saccarozơ, mantozơ.
+ Polisaccarit: Tinh bột, xenlulozơ
Câu 4:
Đáp án A
Glucozơ có thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp nên được dùng để tiêm hoặc truyền cho các bệnh nhân
Câu 5:
Đáp án B
Lưu ý: Nhớ được tỉ lệ của các phản ứng:
Glu → 2Ag
Glu → 2CO2
nAg = 43,2 : 108 = 0,4 mol
Glu → 2Ag
→ nAg = 2nGlu
Glu → 2CO2
→ nCO2 = 2nGlu
→ nCO2 = nAg = 0,4 mol
Sục CO2 vào nước vôi trong dư → nCaCO3= nCO2 = 0,4 mol
→ mCaCO3 = 40 gam
Câu 6:
Đáp án A
A. Đúng. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl.
B. Sai vì có một số amin thơn khó tan trong nước như anilin
C. Sai vì số H của amin đơn chức là số lẻ.
D. Sai vì có một số amin không làm quỳ tím chuyển màu như anilin
Câu 7:
Đáp án C
Lưu ý: Bậc của amin là số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N
A. (C6H5)2NH là amin bậc 2
B. (CH3)2CHNH2 là amin bậc 1
C. (CH3)3N là amin bậc 3
D. (CH3)3CNH2 là amin bậc 1
Câu 8:
Đáp án D
X là chất lỏng → A, C sai.
Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng → X là anilin
Câu 9:
Đáp án D
Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là 4.
Axit glutamic là C5H9NO4, có cấu tạo: HOOC – CH2 – CH2 − CH(NH2) – COOH.
Câu 10:
Đáp án C
A sai vì ở nhiệt độ thường, các amino axit ở thể rắn.
B sai vì thành phần chính của bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic.
C đúng.
D sai các amino axit thiên nhiên hầu hết là các -amino axit.
Câu 11:
Đáp án D
C3H7NO2 là amino axit no, mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
→ Các đồng phân là
H2N-CH2-CH2-COOH
CH3-CH(NH2)COOH
Câu 12:
Đáp án A
Peptit trên tạo bởi 5 gốc amino axit → Số liên kết peptit là 4.
Câu 13:
Đáp án B
Tơ nilon-6,6 là: [-OC-(CH2)4-CO-HN-(CH2)6-NH-]n (M = 226n).
→ số mắt xích trong loại tơ trên = = 1606
Câu 14:
Đáp án C
Vì tơ nilon -6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic:
nH2N (CH2 )6 NH2 + nHOOC(CH2)4 COOH
[-HN(CH2 )6 NH-OC(CH2 )4 CO - ]n + 2nH2O
Câu 15:
Đáp án D
Các loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là tơ visco và tơ axetat.
Câu 16:
Đáp án A
Chỉ có cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian
Câu 17:
Đáp án B
Protein được tạo từ các amino axit do đó thủy phân đến cùng protein thu được các amino axit
Câu 18:
Đáp án B
Lưu ý: Những gốc đẩy e làm tăng mật độ điện tích âm trên nguyên tử N → tăng khả năng hút H+ → tăng tính bazơ của amin
Vậy CH3CH2NH2 có tính bazơ mạnh nhất
Câu 19:
Đáp án B
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
Câu 20:
Đáp án D
Bào toàn nguyên tố H:
nHCl = 2. nH2
→ nCl- = nHCl = 0,06 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m muối = m KL + mCl- = 3+ 0,06.35,5 = 5,13g
Câu 21:
Đáp án D
Số mol H+ là 0,1 mol
Fe + 2H+ Fe2+ + H2
Mol 0,05 0,1
Khối lượng sắt bị tan là: 2,8 gam
Vậy thể tích sắt bị mất đi : V = = = 0,36 cm3
Thể tích ban đầu của viên bi: V1 = π.r3 = 3,14.13= 4,19 cm3
Vậy thể tích của viên bi sắt còn lại sau phản ứng là: V2 = V1 – V = 4,19 – 0,36 = 3,83 cm3
Bán kính viên bi còn lại: r = = = 0,97 cm
Câu 22:
Đáp án B
Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, đi từ trái sang phải tính khử của kim loại giảm dần.
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
→ Mg có tính khử mạnh nhất.
Câu 23:
Đáp án D
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1
Câu 24:
Đáp án B.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
→ Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng hóa học.
Câu 25:
Đáp án C
nFe = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron
n e nhường = n e nhận
→ nFe. hóa trị = Số e nhận. nNO
→ 0,1.3 = 3.nNO
→ nNO = 0,1 mol
→ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Câu 26:
Đáp án B
nCuO = 0,4 mol
nCO phản ứng = nO trong oxit = 0,4 mol
→ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Câu 27:
Đáp án A
Thép inoc là hợp kim Fe-Cr-Mn. Hợp kim này không bị ăn mòn
Câu 28:
Đáp án A
Khi cho mẫu thuỷ ngân lẫn các tạp chất kém, thiếc, chì phản ứng với Hg(NO3)2 dư sẽ xảy ra các phản ứng:
Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg
Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg
Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg
Vậy toàn bộ các tạp chất được loại bỏ khỏi Hg
Câu 29:
Đáp án D
nglutamic = = 0,05 mol
nHCL = 0,14 mol
nNaOH = 0,25 mol > 2nglutamic + nHCL
Chất rắn khan bao gồm muối của axit glutamic, NaCl, NaOH dư
nH2O = 2nglutamic + 2nHCL = 0,24 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m = mglutamic + mHCL + mNaOH - mH2O
→ = 18,14 gam
Câu 30:
Đáp án C
C6H12O62CO2 + 2C2H5OH
nglucozo = = 0,2 mol
→ nCO2 = 2 . 0,2 . 90% = 0,36 mol
nNaOH = 0,26 . 2 = 0,52 mol
→ = 1,44 < 2
→ Tạo hỗn hợp 2 muối NaHCO3 và Na2CO3.
Gọi số mol của 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là a, b mol
→
→
→ m = 84a + 106b = 33,76 gam
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,
F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. C2H3COONa. B. HCOONa.
C. C17H33COONa. D. C17H35COONa.
Câu 2: Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là
A. 12. B. 6. C. 5. D. 10
Câu 3: Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là
A. Dung dịch Na2CO3 và Na.
B. quỳ tím và dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng.
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3.
D. Quỳ tím và Na.
Câu 4: Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?
A. Phản ứng tráng gương glucozơ.
B. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, tº ).
C. Cho glucozơ cháy hoàn toàn trong oxi dư.
D. Cho glucozơ tác dụng với nước brôm.
Câu 5: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Ở bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
C. Ở bước 3, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
D. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề nhau.
Câu 6: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10 M.
Câu 7: Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Poli(vinyl clorua).
C. Polietilen. D. Xenlulozơ.
Câu 8: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polipropilen. B. Poli(hexametylen- ađipamit).
C. Poli(metyl metacrylat). D. Polietilen.
Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. etan, etilen, toluen
B. propilen, stiren, vinyl clorua
C. propan, etilen, stiren
D. stiren, clobenzen, isopren
Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p53s2.
C. 1s22s22p43s1. D. 1s22s22p63s1.
Câu 11: Kết luận nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố nhóm A có cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 đều là các kim loại.
B. Nguyên tố có Z = 19 có bán kính lớn hơn nguyên tố có Z = 11
C. Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất trong số các kim loại kiềm
D. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Dẫn nhiệt B. Cứng C. Dẫn điện D. Ánh kim
Câu 13: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 14: Một học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :
(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.
(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.
(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.
Kết luận không đúng là
A. (I). B. (II). C. (III). D. (I) (II) và (III)
Câu 15: Có các phát biểu sau:
(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.
(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.
(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.
(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
B. Không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim
C. Hay bị gỉ, mềm, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt
D. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa hai kim loại cơ bản
Câu 17: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
Câu 18: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?
A. H2SO4 B. MgSO4 C. NaOH D. CuSO4
Câu 19: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. khử B. cho proton C. bị khử D. nhận proton
Câu 20: Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối
B. Dùng CO khử Al2O3
C. Điện phân nóng chảy Al2O3
D. Điện phân dung dịch AlCl3
Câu 21: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Glucozơ.
Câu 22: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?
A. đimetylamin
B. benzylamin
C. metylamin
D. anilin
Câu 23: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 24: Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 4.8. C. 5.6. D. 6,4
Câu 26: Chất có phản ứng màu biure là
A. saccarozơ B. anbumin (protein)
C. tinh bột D. chất béo
Câu 27: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do
A. phản ứng thủy phân của protein.
B. phản ứng màu của protein,
C. sự đông tụ của lipit.
D. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
Câu 28: Cho một pentapeptit (A) thỏa điều kiện: Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α- amino axit gồm: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn peptit A, ngoài thu được các α- amino axit thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit là Gly- Gly-Val. Công thức cấu tạo của A là
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Gly-Val. D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Câu 29: Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Fe, Cr, Al. B. Cr, Pb, Mn.
C. Al, Ag, Pb. D. Ag, Pt, Au.
Câu 30: Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 16,2 gam. B. 22,0 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1D |
2B |
3B |
4B |
5C |
6A |
7A |
8B |
9B |
10D |
11A |
12B |
13B |
14B |
15B |
16A |
17B |
18D |
19C |
20C |
21B |
22D |
23B |
24D |
25D |
26B |
27D |
28B |
29A |
30D |
Câu 1:
Đáp án D
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Câu 2:
Đáp án B
Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6.
→ Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là 6
Câu 3:
Đáp án B
- Thuốc thử là quỳ tím
+ Làm quỳ tím hóa đỏ: axit axetic
+ Không làm quỳ tím đổi màu: glucozơ và glixerol
- Thuốc thử là AgNO3/NH3
+ Xuất hiện kết tủa sáng trắng bám vào thành ống nghiệm: glucozơ
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
+ Không hiện tượng: glixerol
Câu 4:
Đáp án B
Phản ứng cộng H2 (Ni, tº ) của glucozơ là phản ứng thể hiện tính oxi hóa của glucozơ
→ Phản ứng này sinh ra sobitol.
Câu 5:
Đáp án C
Ở bước 3, glucozơ chuyển thành phức đồng-glucozơ
Câu 6:
Đáp án A
nAg = 0,02 mol => nglucozo =nAg = 0,01 mol
CM(glucozo) = = 0,2M
Câu 7:
Đáp án A
Các loại polime bán tổng hợp: Tơ visco và tơ xenlulozơ axetat
Câu 8:
Đáp án B
A, C, D là polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
B là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 9:
Đáp án B
Chất có liên kết bội hoặc vòng kém bền thì có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
A loại vì có toluen
B thỏa mãn
C loại vì propan chỉ chứa liên kết đơn bền.
D loại vì clobenzen không tham gia phản ứng trùng hợp.
Câu 10:
Đáp án D
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1
Câu 11:
Đáp án A
A. Sai. Vì He có cấu hình e lớp ngoài cùng là 1s2 và là khí hiếm
Câu 12:
Đáp án B.
4 tính chất vật lí chung của kim loại là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiêt, tính ánh kim.
Câu 13:
Đáp án B.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
→ Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng hóa học.
Câu 14:
Đáp án B
(I) Đúng. Sau phản ứng, dung dịch có màu xanh nhạt của ion Fe2+
(II) Sai. Vì
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Gọi số mol Cu phản ứng là x mol
→Δm = 108.2x – 64x = 152x > 0
→ Khối lượng thanh đồng tăng lên sau phản ứng
(III) Đúng. Vì
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Gọi số mol Fe phản ứng là y mol
→Δm = 64y - 56y = 8y > 0
→ Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng
→ Kết luận (II) không đúng.
Câu 15:
Đáp án B
(1) Sai vì hợp kim thép (Fe-C) bị ăn mòn nhanh hơn sắt.
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Sai vì hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy thấp, ở khoảng 65oC.
→ Các phát biểu đúng : (2) và (3)
Câu 16:
Đáp án A
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
Câu 17:
Đáp án B
Thép cacbon để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa
Tại anot (-) Fe → Fe2+ + 2e
Tại catot (+) O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Các đáp án còn lại kim loại bị ăn mòn hóa học.
Câu 18:
Đáp án D
Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Nhỏ thêm dung dịch X là CuSO4 thỏa mãn điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa với hai điện cực là Zn và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Thanh kẽm bị ăn mòn nhanh hơn.
Câu 19:
Đáp án C
Điều chế kim loại là quá trình khử ion kim loại thành kim loại
Rn+ + ne → R
Ion kim loại Rn+ đóng vai trò là chất oxi hóa (chất bị khử)
Câu 20:
Đáp án C
Kim loại nhôm chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm
2Al2O3 4Al + 3O2
Câu 21:
Đáp án B
Dung dịch metylamin (CH3NH2) làm quỳ tím chuyển sang màu xanh vì có chứa nhiều
CH3NH2 + H2O ⇌ CH3NH+3 + OH-
Câu 22:
Đáp án D
X là chất lỏng → A, C sai.
Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng → X là anilin
Câu 23:
Đáp án B
Gọi công thức của amin là RNH2
Phương trình:
RNH2 + HCL → RNH3CL
R + 16 R + 52,5
5,9 9,55
→
→ R = 43(C3H7-)
Câu 24:
Đáp án D
Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là 4.
Axit glutamic là C5H9NO4, có cấu tạo: HOOC – CH2 – CH2 − CH(NH2) – COOH.
Câu 25:
Đáp án D
nO(X) = = 0,025 m ( mol)
→ n-COOH(X) = 0,0125m (mol)
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có:
mmuối = mX + 22n-COOH (X)
→ 8,16 = m + 22.0,0125m
→ m = 6,4 gam
Câu 26:
Đáp án B
Từ tripeptit trở lên và protein có phản ứng màu biure.
Câu 27:
Đáp án D
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do sự đông tụ của protein khi đun nóng.
Câu 28:
Đáp án B
Số lượng gốc Gly trong A là = 3
Số lượng gốc Ala trong A là = 1
Số lượng gốc Val trong A là = 1
Thủy phân không hoàn toàn peptit A thu được Ala-Gly; Gly-Ala; Gly- Gly-Val
→ peptit A là Gly-Ala-Gly-Gly-Val
Câu 29:
Đáp án A
Một số kim loại như Fe, Cr, Al thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
Câu 30:
Đáp án D
nNaOH = 0,3 mol
neste = nH2O = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
meste + mNaOH = m rắn +mH2O
136.0,1 + 40.0,3 = m rắn + 18.0,1
→ m rắn = 23,8 gam
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Este có mùi dứa là
A. isoamyl axetat. B. etyl butirat.
C. etyl axetat. D. geranyl axctat.
Câu 2: Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Câu 3: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. amino axit. D. amin.
Câu 4: Từ 81 gam tinh bột, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam etanol (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam etanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của H là
A. 80 B. 75 C. 45 D. 60
Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Glucozơ.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Glyxin. B. Lysin. C. Metylamin. D. Axit glutamic.
Câu 7: Có thể phân biệt dung dịch chứa glyxin, lysin, axit glutamic bằng?
A. Nước B. NaOH C. HCl D. Quỳ tím
Câu 8: Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
B. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.
D. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi kém hơn cao su thường.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo.
(2) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein.
(3) Hàm lượng cacbon trong amilopectin nhiều hơn trong xenlulozơ.
(4) Ở điều kiện thường, alanin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.
(5) Đun nóng các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các a-amino axit.
(6) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nilon-6.
(7) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
(8) Theo nguồn gốc, người ta chia polime thành hai loại: polime trùng hợp và polime trùng ngưng.
(9) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(10) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có nhiều nhóm chức.
Số phát biểu sai là:
A. 8 B. 9 C. 7 D. 10
Câu 11: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Gly-Gly. B. Gly-Ala. C. Ala-Ala-Gly. D. Ala-Gly.
Câu 12: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Gly-Val B. Glucozơ C. Ala-Gly-Val D. metylamin
Câu 13: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Glyxin. D. Metylamin.
Câu 14: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được CO2, H2O và 2,24 lít khí N2. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
Câu 16: Cho 4,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,66. B. 5,55. C. 4,85. D. 5,82.
Câu 17: Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 33,38. B. 16,73. C. 42,50. D. 13,12.
Câu 18: Loại tơ nào sau đây được đều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ visco B. Tơ nitron.
C. Tơ nilon–6,6 D. Tơ xenlulozơ axetat
Câu 19: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Tinh bột. B. Poli(vinyl clorua).
C. Xenlulozơ. D. Tơ visco.
Câu 20: So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại:
A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn
B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
C. Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học
D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học
Câu 21: Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là?
A. Liên kết kim loại. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết ion và cộng hóa trị.
Câu 22: Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng
B. HCl đặc
C. NaOH đặc
D. HNO3 đặc, nguội
Câu 23: Cặp oxi hóa - khử của kim loại là?
A. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.
B. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.
C. Dạng oxi hóa và dạng khử của các dạng thù hình của một nguyên tố kim loại.
D. Dạng oxi hóa và dạng khử của một cation kim loại và kim loại đó.
Câu 24: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
B. Kim loại dẻo nhất là natri.
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
D. Kim loại nhẹ nhất là liti.
Câu 25: Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là
A. 81% Al và 19% Ni B. 82% Al và 18% Ni
C. 83% Al và 17% Ni D. 84% Al và 16% Ni.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim có tính dẫn điện
B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt
C. Hợp kim có tính dẻo
D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 B. 4,48 C. 2,24 D. 3,36
Câu 28: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic.
Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%.
Câu 29: Cho 0,04 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 7,34 gam muối khan. Mặt khác 0,04 mol X tác dụng vừa đủ với 80 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NC2H3(COOH)2.
C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A. 26,40 B. 27,70 C. 25,86 D. 27,30
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1B |
2D |
3A |
4B |
5B |
6A |
7D |
8D |
9B |
10A |
11C |
12C |
13D |
14D |
15B |
16D |
17C |
18C |
19B |
20C |
21C |
22D |
23A |
24B |
25B |
26D |
27C |
28D |
29D |
30C |
Câu 1:
Đáp án B
Este có mùi dứa là etyl butirat.
Câu 2:
Đáp án D
Để chế tạo ruột phích người ta thường cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
Câu 3:
Đáp án A
Chất trong dịch truyền là glucozơ.
Câu 4:
Đáp án B
C6H12O62C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
NC6H10O5 = 0,5 mol nC2H5OH = 0,5.0,8.2 = 0,8 mol
Tính trong 0,1 a gam etanol
nC2H5OH = 0,08 mol ; nCH3COOH = nNaOH = 0,06 mol
→H = = 75%
Câu 5:
Đáp án B
Dung dịch metylamin (CH3NH2) làm quỳ tím chuyển sang màu xanh vì phân li trong nước tạo thành OH-
CH3NH2 + H2O ⇌ CH3NH3+ + OH-
Câu 6:
Đáp án A
Gly có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên không làm quỳ tím chuyển màu.
Lysin có 1 nhóm COOH và 2 nhóm NH2 nên làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Metylamin làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Axit glutamic 2 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
Câu 7:
Đáp án D
Dùng quỳ tím để phân biệt chúng vì:
- Glyxin không làm đổi màu quỳ tím
- Lysin làm quỳ chuyển xanh
- Axit glutamic làm quỳ chuyển hồng
Câu 8:
Đáp án D
Phân tử poliacrilonitrin [−CH2 – CH(CN)−]n có chứa nitơ.
Câu 9:
Đáp án B
A sai vì tơ poliamit kém bền trong môi trường axit
C sai vì polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
D sai vì cao su lưu hóa có tính đàn hồi tốt hơn cao su thường
Câu 10:
Đáp án A
1-sai do poliacrilonitrin là tơ tổng hợp.
2-đúng.
3-sai do công thức phân tử đều có dạng (C6H10O5)n.
4-sai do alanin là chất rắn không màu, ngọt và tan nhiều trong nước.
5-sai do thu được muối.
6-sai do đây là trùng hợp.
7-sai, cao su thiên nhiên được tạo bởi các gốc isopren nhưng trùng hợp isopren thu được cao su tổng hợp isopren.
8-sai, theo nguồn gốc chia làm 3: nhân tạo, tổng hợp, thiên nhiên.
9-đúng.
10-sai, phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.
Câu 11:
Đáp án C
Tripeptit tạo bởi 3 gốc amino axit
Chất trong các đáp án A, B, D đều là đipeptit.
Câu 12:
Đáp án C
A sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
B sai vì glucozơ tạo phức màu xanh đặc trưng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C đúng vì từ tripeptit trở lên đều tạo phức màu tím với Cu(OH)2
D sai vì metylamin không phản ứng với Cu(OH)2
Câu 13:
Đáp án D
Axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Alanin và glyxin không làm quỳ tím chuyển màu.
Metylamin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Câu 14:
Đáp án D
Amin no, mạch hở có tính bazơ mạnh hơn amoniac do gốc ankyl có tác dụng làm tăng tính bazơ.
Amin no, bậc 2 (đính với hai gốc ankyl) có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1.
Amin thơm có nguyên tử N gắn trực tiếp vào vòng benzen. Gốc pheyl làm giảm tính bazơ → amin thơm có lực bazơ rất yếu, yếu hơn amoniac.
Sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:
(4) > (2) > (5) > (1) > (3)
Câu 15:
Đáp án B
nN2 = 0,1 mol
→nHCl = nN = 2nN2 = 0,2 mol
Câu 16:
Đáp án D
nm = ngly = 0,06 mol
mm = 0,06.97 = 5,82 gam
Câu 17:
Đáp án C
H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl
Muối khan gồm: ClH3NCH2COOH và NaCl
nH2NCH2COONa = = 0,25 mol
→nHCl = 0,25 .2 = 0,5 mol
Bảo toàn khối lượng cho phương trình ta có:
mmuối khan = 24,25 + 0,5.36,5 = 42,5 gam
Câu 18:
Đáp án C
Vì tơ nilon -6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic: nH2N(CH2)6 NH2 + nHOOC(CH2)4 COOH [-HN(CH2)6 NH- OC(CH2)4 CO-]n + 2nH2O
Câu 19:
Đáp án B
Tinh bột, xenlulozơ là polime thiên nhiên
Tơ visco là polime bán tổng hợp
Poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp
Câu 20:
Đáp án C
Vì trong 1 chu kì, kim loại có độ âm điện nhỏ hơn phi kim → nguyên tử kim loại thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học.
Câu 21:
Đáp án C
Trong hợp kim ngoài liên kết kim loại còn có liên kết công hóa trị vì vậy mật độ electron tự do trong hợp kim giảm đi rõ rệt. Do đó tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn kim loại thành phần.
Lưu ý: Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần.
Câu 22:
Đáp án D
Al thụ động trong HNO3 đặc, nguội
Câu 23:
Đáp án A
Cặp oxi hóa - khử của kim loại là dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại
Câu 24:
Đáp án B
B. Sai vì kim loại dẻo nhất là vàng
Câu 25:
Đáp án B
Giả sử trong hợp kim Al-Ni, có 10 mol Al → có 1 mol Ni
mhợp kim = 10.27 + 1.58 = 328 (gam)
%mAl = % = 82%
%mNi = 100% - 82% = 18%
Câu 26:
Đáp án D
Hợp kim có tính chất vật lí và tính chất cơ học khác nhiều so với các kim loại thành phần
- Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim do trong hợp kim vẫn có các electron tự do.
- Tuy nhiên tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim giảm so với kim loại thành phần do mật độ eletron tự do trong hợp kim giảm đi rõ rệt.
- Có độ cứng cao hơn so với các kim loại thành phần do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần của ion trong mạnh tinh thể.
Câu 27:
Đáp án C
nFe = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron
n e nhường = n e nhận
→ nFe. hóa trị = Số e nhận. nNO
→ 0,1.3 = 3.nNO
→ nNO = 0,1 mol
→ VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Câu 28:
Đáp án D
C6H12O6 2C2H5OH +2CO2
180 92
300gam → gam
H = = 60%
Câu 29:
Đáp án D
Gọi công thức của amino axit X là (H2N)aR(COOH)b
nHCl = 0,04 mol
nNaOH = = 0,08 mol
→ mX = 7,34 – 0,04.36,5 = 5,88 gam
→X:H2NR(COOH)2
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mHCl = mmuối
mX = 7,34 - 0,04 . 36,5 = 5,88 gam
→ 16 + R + 90 =
→ R =41
→ R : C3H5
→ Công thức của X là H2NC3H5(COOH)2
Câu 30:
Đáp án C
Gọi số mol của các axit béo no và chất béo là x và y (mol)
Khi cho X tác dụng với NaOH: x + 3y = 0,09 (1)
Khi đốt cháy X:
nCO2 - NH2O = 2y
→ y = 0,02 mol
→ x = 0,03 mol
Bảo toàn nguyên tố O:
nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ (2x + 6y ) 2nO2 = 2.1,56 + 1,52
→ nO2 = 2,23 mol
Bảo toàn khối lượng ta có: m = mCO2 + mH2O - mO2 = 24,64
Xét X tác dụng với NaOH
nH2O = x = 0,03 mol
nglixerol = y = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng:
a = m + mNaOH - mglixerol - mH2O
→ a= 25,86 gam
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,
F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Công thức của triolein là
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5.
B. (C2H5COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. Phản ứng với Na B. Phản ứng với dd AgNO3/NH3
C. Phản ứng Cu(OH)2, tº D. Phản ứng với H2/Ni,
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh,
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 4: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, tº ). B. với Cu(OH)2.
C. thủy phân. D. tráng bạc.
Câu 5: Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
(7) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 6: Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 70 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 90. B. 150. C. 120. D. 70.
Câu 7: Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3
A. bằng một hay nhiều gốc NH2
B. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
C. bằng một hay nhiều gốc Cl.
D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.
Câu 8: C6H5NH2 tên gọi là
A. Phenol. B. Metyl amin.
C. Benzyl amin. D. Anilin.
Câu 9: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức
A. cacboxyl và hiđroxyl. B. hiđroxyl và amino,
C. cacboxyl và amino. D. cacbonyl và amino.
Câu 10: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit glutamic. B. Glyxin.
C. Alanin. D. Valin.
Câu 11: Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 12: Số nhóm amino (–NH2) trong phân tử glyxin là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 127,5 gam B. 118,5 gam
C. 237,0 gam D. 109,5 gam
Câu 14: Cho 4,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,66. B. 5,55. C. 4,85. D. 5,82.
Câu 15: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu hồng |
Y |
Cu(OH)2 trong môi trường NaOH |
Hợp chất màu tím |
Z |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
X, Y, Z lần lượt là
A. axit glutamic, lòng trắng trứng, anilin.
B. anilin, axit glutamic, lòng trắng trứng.
C. axit glutamic, lòng trắng trứng, alanin.
D. alanin, lòng trắng trứng, anilin.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại từ thiên nhiên.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Polietilen là polime được dùng làm chất dẻo.
Câu 17: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, ... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. vinyl clorua B. acrilonitrin
C. propilen D. vinyl axetat
Câu 18: Một loại tơ nilon-6,6 có phân tử khối là 362956 đvC. Số mắt xích có trong loại tơ trên là:
A. 166. B. 1606. C. 83. D. 803.
Câu 19: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. to tằm B. tơ capron C. tơ nilon-6,6 D. tơ visco
Câu 20: Trong các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào là tơ tổng hợp?
A. tơ nilon-6,6 và tơ capron.
B. tơ tằm và tơ enang.
C. tơ visco và tơ nilon- 6,6.
D. tơ visco và tơ axetat.
A. 26 B. 22
C. 24 D. 23
Câu 22: Cho các kim loại sau: Li, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối?
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
1. Có thể dùng lưu huỳnh để khử độc thủy ngân.
2. Có thể dùng thùng bằng kẽm để vận chuyển HNO3 đặc, nguội.
3. Ngay cả ở nhiệt độ cao, magie không tác dụng với nước.
4. Bạc để lâu trong không khí có thể bị hoá đen do chuyển thành Ag2S.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Ni.
Câu 25: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là
A. HNO3 B. H2SO4 C. HCl D. CuSO4
Câu 26: Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?
A. HCl và NaOH. B. HNO3 và NH3.
C. H2SO4 và NaOH. D. H2SO4 loãng và NH3
Câu 27: Đốt chày hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 1 muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 29,63%. B. 62,28%. C. 40,40%. D. 30,30%.
Câu 28: Cho a mol lysin vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy số mol HCl phản ứng là 0,65 mol. Giá trị của a là:
A. 0,80. B. 0,40. C. 0,20. D. 0,325.
Câu 29: Ngâm một lá Zn trong dung dịch hòa tan 1,6 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn giảm 0,05%. Khối lượng Zn trước khi tham gia phản ứng là
A. 10 g. B. 13 g. C. 20 g. D. 6,5 g.
Câu 30: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,448 lít CO2 (đktc). Thành phần phẩn trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là
A. 4,8%. B. 2,2%. C. 2,4%. D. 3,6%.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1A |
2D |
3C |
4B |
5B |
6D |
7B |
8D |
9C |
10A |
11A |
12D |
13C |
14D |
15A |
16D |
17A |
18B |
19D |
20A |
21B |
22D |
23B |
24C |
25A |
26D |
27C |
28C |
29C |
30C |
Câu 1:
Đáp án A
Công thức của triolein là (C17H33COO)3C3H5.
Câu 2:
Đáp án D
Glucozơ và fructozơ khi đun nóng với H2 (xúc tác Ni) thì cùng thu được sản phẩm là sobitol.
Câu 3:
Đáp án C
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 4:
Đáp án B
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Câu 5:
Đáp án B
(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) sai vì peptit tạo bởi -amino axit → Chỉ có 1 peptit là Ala-Ala.
(5) sai vì nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 0,1%.
Câu 6:
Đáp án D
nCO2 = n↓ = = 0,7 mol
Khối lượng tinh bột cần dùng là:
m = = 70gam
Câu 7:
Đáp án B
Khái niệm amin: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.
Câu 8:
Đáp án D
C6H5NH2 có tên gọi là anilin.
Câu 9:
Đáp án C
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa đồng thời nhóm chức amino (-NH2) và cacboxyl (-COOH).
Câu 10:
Đáp án A
Axit glutamic có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 nên sẽ làm qùy chuyển sang màu hồng.
Câu 11:
Đáp án A
Gọi công thức của amin đơn chức bậc 1 có công thức dạng RNH2
→ = 0,2373
→ R = 43(C3H7-)
→ Công thức phân tử của amin là C3H9N
Số đồng phân amin bậc I là:
CH3CH2CH2-NH2
(CH3)2CH-NH2
Câu 12:
Đáp án D
Công thức cấu tạo của glyxin là H2N-CH2-COOH.
Câu 13:
Đáp án C
Chất rắn khan gồm ClH3N-CH2-COOH (1 mol) và CH3-CH(NH3Cl)-COOH (1 mol)
→ m = 1.111,5 +1.125,5 = 237 gam
Câu 14:
Đáp án D
nm = ngly = 0,06 mol
→ mm = 0,06.97 = 5,82 gam
Câu 15:
Đáp án A
- X làm quỳ tím chuyển sang màu hồng → X là axit glutamic.
- Y tác dụng với Cu(OH)2/NaOH sinh ra hợp chất màu tím → Y là protein hoặc từ tripeptit trở lên → Y là lòng trắng trứng.
- Z tác dụng với nước brom sinh ra kết tủa màu trắng → Z có thể là anilin hoặc phenol → Theo đáp án, Y là anilin.
Câu 16:
Đáp án D
A. sai vì cao su lưu hóa có tính đàn hồi tốt hơn cao su thường
B. sai vì tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp
C. sai vì tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 17:
Đáp án A
PVC là poli(vinyl clorua) → monome là vinyl clorua.
Câu 18:
Đáp án B
Tơ nilon-6,6 là: [-OC-(CH2)4-CO-HN-(CH2)6-NH-]n (M = 226n).
→ Số mắt xích trong loại tơ trên = = 1606
Câu 19:
Đáp án D
Các loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là tơ visco và tơ axetat.
Câu 20:
Đáp án A
- Tơ thiên nhiên: tơ tằm.
- Tơ tổng hợp : tơ nilion-6,6; tơ capron, tơ enang.
- Tơ bán tổng hợp: tơ visco, tơ axetat.
Câu 21:
Đáp án B
4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là: 4 + 10 + 4 + 1 + 3 = 22
Câu 22:
Đáp án D
Các kim loại tác dụng với HCl và Cl2 cho cùng một muối là: Li; Mg; Al; Zn; Ni.
Sắt là kim loại có nhiều hóa trị. Khi phản ứng với HCl cho muối sắt(II), khi phản ứng với Cl2 cho muối sắt(III)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Fe + 3Cl22FeCl3
Câu 23:
Đáp án B
1. Đúng. Thủy ngân có thể phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường
Hg + S → HgS
2. Sai. Chỉ có Fe, Al, Cr thụ động trong HNO3 đặc, nguội. Zn vẫn có khả năng tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
3. Sai. Magie có thể khử nước ở nhiệt độ cao
Mg + H2O MgO + H2
4. Đúng. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
→ có hai phát biểu đúng là 1,4
Câu 24:
Đáp án C
Chiều của dãy điện hóa đi từ trái sang phải là chiều tăng dần về tính oxi hóa của các chất oxi hóa trong các cặp oxi hóa – khử và là chiều giảm dần về tính khử của các chất khử trong các cặp oxi hóa khử.
Trong dãy trên Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất → Ag có tính khử yếu nhất
Câu 25:
Đáp án A
Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên nó có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) lên số oxi hóa cao nhất
→ Khi phản ứng với HNO3 thì Fe sẽ bị oxi hóa lên mức cao nhất là Fe3+
Câu 26:
Đáp án D
Ta sử dụng dung dịch H2SO4 loãng và NH3
- Hòa tan từng mẫu hợp kim vào dung dịch H2SO4 loãng
+ Hợp kim không bị hòa tan trong H2SO4 loãng là Cu-Ag
+ Hợp kim bị hòa tan môt phần, có khí thoát ra là: Cu-Al ; Cu-Zn
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Nhỏ tiếp NH3 dư vào sản phẩm tạo thành ở hai mẫu Cu-Al ; Cu-Zn.
+ Xuất hiện kết tủa và kết tủa không tan: Cu-Al
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
Do NH3 là bazơ yếu nên không hòa tan được Al(OH)3
+ Xuất hiện kết tủa, kết tủa tan: Cu-Zn
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.
Câu 27:
Đáp án C
nNaOH = nO (Z) = = 0,1 mol → nC muối >= 0,1
nC (E) = nC (ancol) + nC (muối) = 0,2 mol
→ nC (ancol) = nC (muối) = nNa (muối) = 0,1 mol
→ ancol là CH3OH (a mol), C2H4(OH)2 (b mol) và muối HCOONa (0,1 mol)
Bảo toàn Na: a + 2b = 0,1 (1)
mancol = 32a + 62 b = 3,14 (2)
Từ (1) và (2) → a = 0,04 mol; b = 0,03 mol
→ X là HCOOCH3 (0,04 mol) và Y là (HCOO)2C2H4 (0,03 mol)
→ %mX = 40,40%
Câu 28:
Đáp án C
Vì trong cấu tạo của lysin có chứa 2 nhóm –NH2.
→ ∑nHCl = nNaOH + 2nLysin
→ nLysin = = 0,2 mol.
Câu 29:
Đáp án C
Phương trình phản ứng
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
nCu = nCuSO4= 0,01 mol
Gọi số mol Zn phản ứng là x (mol)
→ nZn phản ứng = nCu = 0,01 mol
Khối lượng lá kẽm giảm = m Cu tạo thành - m Zn phản ứng
→ .m Zn ban đầu = 64.0,01 + 65.0,01
→ m Zn ban đầu = 20 gam
Câu 30:
Đáp án C
nCO2 = 0,02 mol
C + O2CO2
→ nC = nCO2 = 0,02 mol
%mC = = 2,4%
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH3. D.CH3COOC2H5.
Câu 2: Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là
A. 11. B. 22. C. 6. D. 12.
Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ B. Chất béo C. Saccarozơ D. Xenlulozơ
Câu 4: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phương trình phản ứng sau:
C6H12O62C2H5OH +2CO2
Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị của m là
A. 360 B. 300 C. 108 D. 270
Câu 5: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là
A. CnH2nN. B. CnH2n+1N.
C. CnH2n+3N. D. CnH2n+2N.
Câu 6: Chất có tính bazơ mạnh nhất là
A. C2H5NH2. B. (C6H5)3N. C. (CH3)2NH. D. CH3NH2.
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Alanin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Valin.
Câu 8: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit
A. CH3COOC2H5 B. HCOONH4
C. C2H5NH2 D. H2NCH2COOH
Câu 9: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH B. CH3CHO
C. CH3NH2 D. H2NCH2COOH
Câu 10: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Gly-Val B. Glucozơ
C. Ala-Gly-Val D. metylamin
Câu 11: Phân tử khối của peptit Ala-Gly là
A. 164 B. 160 C. 132 D. 146
Câu 12: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua)
C. Polibutađien. D. Xenlulozơ.
Câu 13: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. propen B. stiren C. isopren D. toluen
Câu 14: Polime X là chất rắn trong suốt có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. polietilen. B. poliacrilonitrin.
C. poli(metyl metacrylat). D. poli(vinyl clorua).
Câu 15: PVC là chất rắn vô định hình, cách dẫn điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. Vinyl clorua. B. Vinyl axetat. C. Acrilonitrin. D. Propilen.
Câu 16: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
A. PE B. PP C. PVC D. Teflon
Câu 17: Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
(7) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 18: Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. B < Be < Li < Na B. Na < Li < Be < B
C. Li < Be < B < Na D. Be < Li < Na < B
Câu 19: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2 B. N2O C. NO D. NO2
Câu 20: Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 13,44 B. 8,96 C. 4,48 D. 6,72
Câu 21: Có các phản ứng như sau :
1. Fe + 2H+→ Fe2+ + H2
2. Fe + Cl2→ FeCl2
3. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
4. Ca + FeCl2dung dịch → CaCl2 + Fe
5. Zn + 2FeCl3 ZnCl2 + 2FeCl2
6. 3Fe dư + 8HNO3loãng → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho một mẫu hợp kim K-Na tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là
A. 150 ml B. 75 ml C. 60 ml D. 30 ml
Câu 23: Có 3 mẫu hợp kim: Fe - Al; K - Na; Cu - Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch MgCl2
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan?
A. 26,05 gam B. 26,35 gam
C. 36,7 gam D. 37,3 gam
Câu 25: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO2,
0,224 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam H2O. Công thức của X là
A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.
Câu 26: Amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 15 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 22,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH. D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 27: Người ta sản xuất cao su buna từ gỗ theo sơ đồ sau:
Gỗ glucozơ ancol etylic Butađien-1,3 Cao su Buna.
Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?
A. 35,714 tấn. B. 17,857 tấn.
C. 8,929 tấn. D. 18,365 tấn.
Câu 28: Khi thủy phân hết 3,28 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,16. B. 3,06. C. 1,26. D. 1,71.
Câu 29: Để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất phản ứng 90%) cần dùng ít nhất V lít dung dịch HNO3 97,67% (D = 1,52 g/ml) phản ứng với lượng dư xenlulozơ.
Giá trị của V là
A. 27,23. B. 27,72. C. 28,29. D. 24,95.
Câu 30: Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN), Y (CnHm+1N2, với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E, thu được 0,03 mol N2, 0,22 mol CO2 và 0,30 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 43,38%. B. 57,84%. C. 18,14%. D. 14,46%
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1D |
2D |
3A |
4B |
5C |
6C |
7C |
8D |
9D |
10C |
11D |
12D |
13D |
14C |
15A |
16A |
17B |
18A |
19D |
20B |
21B |
22A |
23A |
24C |
25D |
26A |
27A |
28A |
29C |
30B |
Câu 1:
Đáp án D
Ancol etylic: C2H5OH
Axit axetic: CH3COOH
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 (etyl axetat) + H2O
Câu 2:
Đáp án D
Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6.
→ Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là 12
Câu 3:
Đáp án A
Glucozơ là monosaccarit, không có phản ứng thủy phân.
Câu 4:
Đáp án B
C6H12O6 → 2C2H5OH + CO2
nC2H5OH = 2mol → nglucozơ = 1mol
Khối lượng glucozơ tính theo lí thuyết là mglucozơ = 1.180 = 180 gam
Do hiệu suất phản ứng 60% → khối lượng thực mà glucozơ cần dùng là:= 300 (g)
Câu 5:
Đáp án C
Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+3N.
Câu 6:
Đáp án C
Thứ tự tăng dần tính bazơ là: amin thơm < NH3 < amin no
Amin bậc 2 có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1
→ Chất có tính bazơ mạnh nhất là (CH3)2NH.
Câu 7:
Đáp án C
A, B, D không làm quỳ tím đổi màu vì đều có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
C. lysin làm quỳ chuyển sang màu xanh vì có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH
Câu 8:
Đáp án D
Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chất hữu cơ tạp chức mà trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
→ Hợp chất thuộc loại amino axit là H2NCH2COOH
A là este, B là muối, C là amin
Câu 9:
Đáp án D
Glyxin: H2NCH2COOH là chất lưỡng tính, tác dụng được với cả axit và bazơ:
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
Câu 10:
Đáp án C
A sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
B sai vì glucozơ tạo phức màu xanh đặc trưng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C đúng vì từ tripeptit trở lên đều tạo phức màu tím với Cu(OH)2
D sai vì metylamin không phản ứng với Cu(OH)2
Câu 11:
Đáp án D
Phân tử khối của peptit Ala-Gly là:
M = 89 + 75 - 18 = 146(g/mol)
Câu 12:
Đáp án D
Polime thiên nhiên là xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên
Câu 13:
Đáp án D
Toluen có công thức là C6H5CH3 → không tham gia phản ứng trùng hợp vì vòng benzen chứa liên kết bội nhưng rất bền.
Câu 14:
Đáp án C
Thủy tinh hữu cơ hay còn gọi là poli(metyl metacrylat).
Phương trình điều chế:
Câu 15:
Đáp án A
PVC là viết tắt của Poli(vinyl clorua).
→ PVC được tổng hợp từ monome vinyl clorua (CH2=CHCl).
Câu 16:
Đáp án A
Phân tử khối của một mắt xích trong X là = 28 đvC
→ Mắt xích là -CH2-CH2-
→ X là PE (polietilen)
Câu 17:
Đáp án B
(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) sai vì peptit tạo bởi -amino axit → Chỉ có 1 peptit là Ala-Ala.
(5) sai vì nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 0,1%.
Câu 18:
Đáp án A
Li và Na thuộc cùng nhóm IA và ZLi < ZNa→ Bán kính Na > Li
Li, Be và B thuộc cùng chu kỳ 2 và ZLi < ZBe < ZB → Bán kính: Li > Be > B
Chiều tăng dần bán kính: B < Be < Li < Na
Câu 19:
Đáp án D
N2: Không màu nhẹ hơn không khí
N2O: Không màu nặng hơn không khí
NO: Không màu, hóa nâu ngoài không khí
NO2: Màu nâu đỏ
Câu 20:
Đáp án B
nCuO = 0,4 mol
nCO phản ứng = nO trong oxit = 0,4 mol
→ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Câu 21:
Đáp án B
2. Sửa lại thành: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
4. Ca phản ứng với nước trong dung dịch trước
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ca(OH)2 + FeCl2dung dịch → CaCl2 + Fe(OH)2
→ Phản ứng 2,4 không đúng
Chú ý: Phản ứng 6 là gộp của 2 phản ứng:
Fe + 4HNO3→ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
Câu 22:
Đáp án A
nH2= 0,15 mol
nOH= 2.nH2 = 0,3 mol
nOH-= nH+ = 0,3 mol
→ VHCl = 0,3 : 2 = 0,15 lít = 150 ml
Câu 23:
Đáp án A
Sử dụng NaOH để phân biệt
- Hợp kim tan một phần trong NaOH dư: Fe-Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- Hợp kim tan hoàn toàn trong NaOH dư: K-Na
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Hợp kim không tan trong NaOH dư: Cu-Mg
Câu 24:
Đáp án C
Bào toàn nguyên tố H:
nH+ = nHCl = 2nH2 = 0,6 mol
→ mKL + mHCl = m muối +
→ 15,4 + 36,5.0,6 = m muối + 2.0,3
→ m muối = 36,7 gam
Câu 25:
Đáp án D
nCO2 = 0,06 mol ; nN2 = 0,01 mol ; nH2O = 0,09 mol
Amin đơn chức → namin = 2nN2 = 0,02 mol
Số nguyên tử cacbon là: C = = 3
Số nguyên tử hiđro là: H = = 9
→ Công thức phân tử của amin X là C3H9N
Câu 26:
Đáp án A
Gọi công thức của amino axit X có dạng H2N-R-(COOH)a
Bảo toàn khối lượng ta có:
nHCl = = 0,2 mol → nX = nHCl = 0,2 mol
→ 16 + R + 45a =
→R +45a = 59
→a = 1; R = 14
Công thức của X là H2N-CH2-COOH.
Câu 27:
Đáp án A
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2n C2H5OH → n butađien-1,3 → caosu buna
→ ncaosu buna = n xenlulozo
Khối lượng gỗ cần dùng là:
= 35,714 tấn
Câu 28:
Đáp án A
nX = nNaOH = 0,05 mol → = 65,6
→ Trong X chứa este HCOOCH3 (M = 60)
Sản phẩm chỉ có 1 muối là HCOONa (0,05).
Bảo toàn khối lượng:
mX = mNaOH = mHCOONa + mancol
→ mancol = 3,28 + 0,05.40 - 0,05.68 = 1,88
Quy đổi ancol thành CH3OH (0,05 mol) và CH2 (0,02 mol)
Bảo toàn nguyên tố H:
nH2O = 0,05.2+0,02 = 0,12mol
→ mH2O = 0,12.18 = 2,16 gam
Câu 29:
Đáp án C
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Phản ứng với lượng dư xenlulozơ → Hiệu suất tính theo axit HNO3.
Khối lượng axit HNO3 cần dùng thực tế là:
mHNO3 = = 42.103 gam
→ mddHNO3 = ≈ 43.103 gam
→ VddHNO3 = = 28,29.103 ml
→VddHNO3 = 28,29 lít
Câu 30:
Đáp án B
Nhận thấy X và Y có cùng số pi
nH2O > nCO2 → amin no hoặc là amin không no 1 nối đôi
Nếu 2 amin không no 1 nối đôi thì namin = nH2O - nCO2 = 0,08 mol
→ x + y = 0,08 (loại). Vì x + y + z = 0,08
→ các amin đều no
Ta có: nE = x + y + z = 0,08 (1)
Theo định luật bảo toàn nguyên tố N:
x + 2y = 0,06 (2)
nH2O - nCO2 = 1,5x + 2y
→ 0,08 = 1,5x + 2y (3)
Từ (1), (2) và (3)
→ x = 0,04 mol; y = 0,01 mol và z = 0,03 mol
Anken có dạng công thức trung bình là CaH2a
Bảo toàn nguyên tố C:
nCO2 = 0,04n + 0,01n + 0,03a = 0,22
→5n + 3a = 22
→ n = 3 và a = 7/3 là nghiệm duy nhất
→ E gồm C3H9N 0,04 mol và C3H10N2 0,01 mol và C7/3H14/3 0,03 mol
→ % C3H9N = 57,84%
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)