[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Sinh học 12 có đáp án (6 đề)
[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Sinh học 12 có đáp án (6 đề)
Với Đề thi Học kì 1 Sinh học 12 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Sinh học 12.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Cuối kì 1 Sinh 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Trong các trường hợp đột biến mất cặp nuclêôtit sau đây, trường hợp nào thường dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn?
A. Mất 3 cặp nuclêôtit liền nhau.
B. Mất 2 cặp nuclêôtit.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.
D. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 2.
Câu 2: Đặc trưng của gen phân mảnh là
A. tồn tại ở các nơi khác nhau trong tế bào.
B. gồm các vùng mã hóa không liên tục.
C. gồm nhiều đoạn nhỏ.
D. do các đoạn Okazaki gắn lại.
Câu 3: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. (1), (4). B. (2), (4).
C. (1), (2). D. (2), (3).
Câu 4: Trong những phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật, số phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực là bao nhiêu?
(1) Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã.
(2) Enzyme ARN pôlimerase tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’.
(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra đến đó.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnh.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 5: Đột biến gen thường xảy ra khi nào?
A. Phiên mã. B. Dịch mã.
C. ADN nhân đôi. D. NST đóng xoắn.
Câu 6: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(I) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(II) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(III) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
(IV) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen
(V) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. II, III, IV, V. B. II, III, V.
C. I, II, III, V. D. I, II, IV.
Câu 7: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?
A. Toàn lông dài.
B. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
C. Toàn lông ngắn.
D. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 100% cây hạt vàng.
B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh .
C. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Câu 9: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là
A. đều có kiểu gen Nn.
B. đều có kiểu gen nn.
C. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
Câu 10: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử n + 1 sẽ tạo nên đời con có dạng gì?
A. Thể ba. B. Thể một.
C. Thể không. D. Thể bốn hoặc thể ba kép.
Câu 11: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể bốn và thể tứ bội. số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể bốn và thể tứ bội này lần lượt là
A. 28 và 48. B. 14 và 24.
C. 26 và 48. D. 16 và 24.
Câu 12: Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST
4. Đột biến này không làm thay đổi nhóm liên kết gen.
5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận sai về trường hợp đột biến trên?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 13: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?
A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn .
C. Chuyển đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(5) Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên.
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 15: Xét một operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactose nhưng enzyme chuyển hóa lactose vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được prôtêin ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với prôtêin ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là
A. (2) và (4). B. (1), (2) và (3).
C. (2) và (3). D. (2), (3) và (4).
Câu 16: Trong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sai giải thích cho đặc điểm trên?
I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.
II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.
III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.
IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấp.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 17: Đột biến gen không thể làm xuất hiện
A. các alen mới.
B. các tế bào mới.
C. chuỗi pôlipeptit mới.
D. trạng thái mới của một tính trạng.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?
A. Sinh tổng hợp các chất mạnh.
B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt.
C. Phổ biến ở thực vật.
D. Có khả năng sinh giao tử bình thường.
Câu 19: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách
A. cho F1 lai phân tích.
B. cho F2 tự thụ phấn.
C. cho F1 giao phấn với nhau.
D. cho F1 tự thụ phấn.
Câu 20: Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với xác suất là
A. 75% con gái. C. 25% tổng số con.
B. 75% con trai. D. 50% tổng số con.
Câu 21: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe. B. AaBbDdEe.
C. AaBbDEe. D. AaaBbDdEe
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 1 (1 điểm): Trình bày đặc điểm của quần thể giao phối gần, giao phối cận huyết? Tại sao luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời ?
Câu 2 (1 điểm): Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,1AA : 0,7Aa : 0,2aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ F1 là bao nhiêu?
Câu 3 (1 điểm): Cho quần thể có cấu trúc 600 cá thể có kiểu gen AA , 200 cá thể có kiểu gen Aa , 200 cá thể có kiểu gen aa.
- Tìm tần số alen A,a của quần thể?
- Tìm cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng?
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. D |
2. B |
3. A |
4. D |
5. C |
6. A |
7. B |
8. D |
9. A |
10. D |
11. C |
12. B |
13. C |
14. D |
15. C |
16. A |
17. B |
18. D |
19. A |
20. C |
21. C |
Câu 1:
Đáp án: D
Mất 3 cặp nuclêôtit liền nhau → mất 1 axit amin.
Mất 2 cặp nuclêôtit → thay đổi axit amin từ vị trị đột biến trở đi.
Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc → thay đổi axit amin cuối cùng.
Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 2 → thay đổi toàn bộ axit amin của chuỗi pôlipeptit.
Câu 2:
Đáp án: B
Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Câu 3:
Đáp án: A
Các phát biểu đúng là: (1), (4).
(2) sai, đảo đoạn là sự đứt ra của 1 đoạn NST, quay ngược 180o rồi nối lại, do đó số lượng gen trên NST không thay đổi.
(3) sai, đảo đoạn không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
Câu 4:
Đáp án: D
Các phát biểu đúng là: (1), (2), (4)
(3) Sai vì mARN được tổng hợp xong trong nhân tế bào được vận chuyển ra ngoài tế bào chất thì quá trình dịch mã diễn ra.
(5) Sai vì ARN được tổng hợp liên tục bao gồm các trình tự mã hóa và không mã hóa.
Câu 5:
Đáp án: C
Đột biến gen thường xuất hiện khi ADN nhân đôi, khi đó NST giãn xoắn,2 mạch phân tử ADN được tách ra để tổng hợp mạch mới.
Câu 6:
Đáp án: A
Các phát biểu đúng về đột biến gen là: II, III, IV, V
I sai vì chỉ đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
Câu 7:
Đáp án: B
Lông ngắn không thuần chủng → P dị hợp. Một cặp bố mẹ dị hợp khi lai với nhau sẽ cho ra kết quả 3 trội : 1 lặn hay 3 lông ngắn : 1 lông dài.
Câu 8:
Đáp án: D
Vì cây hạt vàng trội hoàn toàn với cây hạt xanh nên khi cho lai cây hạt vàng và cây hạt xanh với nhau ta sẽ thu được 100% F1 dị hợp và biểu hiện tính trạng trội là hạt vàng.
Câu 9:
Đáp án: A
Bố mẹ đều mắt nâu tính trạng trội sinh ra con mắt xanh ⇒ Bố mẹ đều phải có kiểu gen dị hợp.
Câu 10:
Đáp án: D
Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo ra : (n + 1) × (n + 1) = 2n + 1 + 1 = 2n + 2.
Với 2n + 1 + 1 ⇒ Thể ba kép.
Với 2n + 2 ⇒ Thể bốn.
Câu 11:
Đáp án: C
- Thể bốn: 2n + 2 = 26.
- Thể tứ bội: 4n = 48.
Câu 12:
Đáp án: B
Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
→ Thay đổi nhóm gen liên kết (cd và 45 → c5 và 4de)
→ Có thể giảm khả năng sinh sản.
→ Có thể hình thành loài mới.
Các kết luận sai là : 1, 4.
Câu 13:
Đáp án: D
Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1), (4), (5).
Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen trong nhóm liên kết nên (2), (3) sai.
Câu 14:
Đáp án: C
Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn.
Câu 15:
Đáp án: C
- Bình thường cơ chế hoạt động của Operon là việc tạo ra lactose làm bất hoạt prôtein ức chế do gen điều hòa sản xuất ra. Và nhờ đó mà các enzyme chuyển hóa lactose vẫn được tạo ra.
- Khi không có lactose nhưng các enzyme vẫn được tạo ra có thể là:
+ Do vùng vận hành bị đột biến dẫn đến nó không liên kết được với prôtein ức chế và quá trình phiên mã các gen cấu trúc vẫn diễn ra bình thường.
+ Do gen điều hòa R bị đột biến và tạo ra sản phẩm bị mất chức năng.
Câu 16:
Đáp án: A
Các phát biểu sai về đột biến điểm:
+III saivì có thể xảy ra trên 2 mạch
+ IV saivì có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào mang vật chất di truyền
Câu 17:
Đáp án: B
- Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới → chuỗi pôlipeptit mới → Trạng thái mới của một tính trạng
- Đột biến gen không làm xuất hiện các tế bào mới.
Câu 18:
Đáp án: D
Thể đột biến đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.
Câu 19:
Đáp án: A
Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử, Menden đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách cho F1 lai phân tích có kết quả phân li kiểu hình 1 : 1.
Câu 20:
Đáp án: D
Người mẹ có bố mắc bệnh bạch tạng (aa) ⇒ Mẹ có kiểu gen: Aa.
Người bố bị bạch tạng có kiểu gen: aa.
⇒ Xác suất người con bị bạch tạng là: .
Câu 21:
Đáp án: C
Đột biến thể một nhiễm có 7 NST.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Đặc điểm của quần thể phối gần, giao phối cận huyết: Qua các thế hệ giao phối gần thì tần số kiểu gen dị hợp giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.
- Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời do tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng đặc biệt là những kiểu gen lặn có hại.
Câu 2:
Quần thể 0,1AA : 0,7Aa : 0,2aa tự thụ F1 có tỉ lệ dị hợp (Aa) = 0.7 × = 0,35.
Câu 3:
Tần số alen A:
Tần số alen a: qa = 1 - 0,7 = 0,3
⇒ Cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa = 1.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là
A. DDD. B. Ddd. C. DDdd. D. Dddd.
Câu 2: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 crômatit. Hợp tử này là dạng
A. thể bốn. B. thể ba.
C. thể không. D. thể một.
Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit là dễ xảy ra nhất.
III. Hóa chất 5-Brôm Uraxin có cấu trúc tương tự nuclêôtit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
IV. Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho đột biến gen?
A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn.
C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là đúng?
A. Tạo ra nhiều lôcut gen mới, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B. Chỉ xảy ra dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. Xét ở mức độ phân tử phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
D. Hậu quả đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
Câu 6: Vùng mã hoá của một gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron của gen đó lần lượt là
A. 25; 26. B. 27; 24.
C. 24; 27. D. 26; 25.
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do nguyên nhân nào?
A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 8: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?
A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền.
B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.
Câu 9: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là
A. 3. B. 8. C. 1. D. 6.
Câu 10: Muốn F1 xuất hiện đồng loạt 1 tính trạng, kiểu gen của P là
A. AA × AA hoặc AA × Aa hoặc aa × aa.
B. AA × AA hoặc AA × Aa hoặc aa × aa hoặc AA × aa.
C. AA × AA hoặc AA × aa hoặc aa × aa.
D. AA × aa hoặc AA × Aa hoặc aa × aa.
Câu 11: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyển quy định.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định.
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
Câu 12: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen là
A. AAb, aab, b. B. Aab, b, Ab, ab.
C. AAbb. D. Abb, abb, Ab, ab.
Câu 13: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
A. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND.
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatít.
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 14. Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh?
A. Vi khuẩn lam. B. Nấm men .
C. Xạ khuẩn. D. E.Coli.
Câu 15: Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 150 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nucleotit của gen nói trên là
A. A = T = G = X = 300.
B. A = T = G = X = 600.
C. A = T = 250 và G = X = 350.
D. A = T = 350 và G = X = 250.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Ở một loài thực vật: A: quả đỏ; a: quả vàng. Cho bố mẹ là thể tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây có kiểu gen Aaaa. Xác định:
a) Tỉ lệ từng loại giao tử ở mỗi cơ thể trên?
b) Loại kiểu gen AAAa xuất hiện ở F1 với tỉ lệ nào?
c) Kết quả phân li KH ở đời F1 như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm): Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định:
a) Tỉ lệ từng loại giao tử của cá thể nói trên?
b) Tỉ lệ % kiểu hình từng loại kiểu hình ở đời con?
c) Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
Câu 3 (1 điểm): Phân biệt đặc điểm di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối?
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I.TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
1. B |
2. D |
3. A |
4. D |
5. C |
6. D |
7. A |
8. C |
9. B |
10. C |
11. B |
12. A |
13. A |
14. B |
15. C |
Câu 1:
Đáp án: B
Loại hợp tử chứa 1440 nuclêôtit loại X = 540 + 450 × 2
→ hợp tử chứa 1 gen D và 2 gen d → Kiểu gen của hợp tử là Ddd.
Câu 2:
Đáp án: D
Gọi bộ NST trong tế bào là a → số cromatit ở kì giữa trong 1 tế bào là 2a. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 có 23 = 8 tế bào phân chia.
→ 2a × 8 = 336 → a = 21 = 2n – 1.
Câu 3:
Đáp án: A
(1) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể: sai, đột biến chuyển đoạn NST gây ra sự sắp xếp lại gen trên 2 NST khác nhau.
(2) Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất: sai.
(3) Hóa chất 5-Brôm Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G - X: đúng.
(4) Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại: sai, xét ở cấp phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.
Câu 4:
Đáp án: D
Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên gen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 5:
Đáp án: C
Ý A sai vì: locut là vị trí của gen trên NST, đột biến gen không tạo ra locut gen mới.
Ý B sai vì: ngay trong quá trình nhân đôi, không có tác nhân gây đột biến mà sự kết cặp sai → đột biến gen.
Ý D sai vì: hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường.
Câu 6:
Đáp án: D
Các đoạn intron và exon xen kẽ nhau, ở 1 đầu là exon nên exon = intron +1
⇒ Các đoạn không mã hóa gen intron nằm giữa các đoạn mã hóa gen exon
→ có 26 đoạn exon, 25 đoạn intron
Câu 7:
Đáp án: A
Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn vì mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 8:
Đáp án: C
Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện ở chỗ mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 9:
Đáp án: B
Số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen là: 2 × 2 × 2 = 8.
Câu 10:
Đáp án: C
Trong trường hợp trội không hoàn toàn, cặp bố mẹ AA × Aa có thể tạo ra hai loại kiểu hình nên chỉ có thể chọn C.
Câu 11:
Đáp án: B
B sai vì theo quy luật phân ly của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 12:
Đáp án: A
Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b
à Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O) x (b) = AAb, aab, b.
Câu 13:
Đáp án: A
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.
Câu 14:
Đáp án: B
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.
Câu 15:
Đáp án: C
Số nuclêôtit của gen là: N = × 2 = 1200.
Số nuclêôtit loại G = rG + rX = 200 + 150 = 350.
Số nuclêôtit loại A = 600 – 350 = 250.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1:
a) Tỉ lệ từng loại giao tử ở mỗi cơ thể trên?
b) Loại kiểu gen AAAa xuất hiện ở F1 với tỉ lệ nào?
c) Kết quả phân li KH ở đời F1 là?
→ TLKH : 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
Câu 2:
a) Tỉ lệ từng loại giao tử của cá thể nói trên:
Vì f = 20% → giao tử hoán vị : AB = ab = 0,1.
Và giao tử liên kết: Ab = aB = 0.5 – 0,1 = 0,4.
b) Tỉ lệ % kiểu hình từng loại kiểu hình ở đời con?
Cây thấp, vàng = 0.1 × 0.1 = 0.01 =1%
Cây cao, đỏ = 50% + 1% = 51%
Cây cao, vàng = cây thấp, đỏ = 25% - 1% = 24%
→ TLKH: 51% cao, đỏ : 24% cao, vàng : 24% thấp, đỏ : 1% thấp, vàng.
c) Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỷ lệ: = 2 × Ab × aB = 2 × 0,4 × 0,4 = 0,32.
Câu 3:
Quần thể tự phối |
Quần thể ngẫu phối |
- Quá trình tự phối làm cho quần thể dẫn đến tỉ lệ các KG dị hợp trong quần thể giảm dần, tỉ lệ KG đồng hợp tăng dần. - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. - Có ý nghĩa trong công tác chọn giống (tạo dòng thuần). |
- Qua các thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể có xu hướng duy trì không đổi. - Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. - Có ý nghĩa trong tiến hóa, chọn giống. |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Nguyên tắc bổ sung giữa A với T; G với X có trong phân tử nào dưới đây?
A. ADN. B. rARN. C. tARN. D. mARN.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính phổ biến của mã di truyền?
A. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. Mã di truyền là mã bộ ba.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A, a; B, b; D, d) quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và cứ thêm mỗi alen trội trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Theo lí thuyết, khi giao phấn giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao là
A. 160 cm. B. 120 cm. C. 90 cm. D. 150 cm.
Câu 4: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1 : 1?
A. AA × aa. B. Aa × aa.
C. Aa × Aa. D. AA × AA.
Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen không alen (A, a: B, b) qui định theo kiểu tương tác bổ sung. Trong đó, kiểu gen mang 2 loại alen trội (A-B-) qui định quả tròn, các kiểu gen còn lại qui định quả dài. Cho cây quả tròn dị hợp tử về hai cặp gen lai phân tích, đời Fa thu được tổng số 160 cây. Tính theo lí thuyết, số cây quả tròn ở Fa là
A. 75. B. 120. C. 80. D. 40.
Câu 6: Biết mỗi gen qui định một tính trạng và trội – lặn hoàn toàn, phép lai P: AaBb x aaBb cho đời con có số loại kiểu hình tối đa là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 8.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, một phân tử ADN thực hiện quá trình nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con?
A. 6. B. 2. C. 8. D. 4.
Câu 8: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể có trong nhân một tế bào sinh dưỡng thể một thuộc loài này là
A. 24. B. 12. C. 23. D. 36.
Câu 9: Bộ ba mã sao nào sau đây không phải là bộ ba kết thúc?
A. 5’UAA3’. B. 5’UAG3’.
C. 5’AGU3’. D. 5’UGA3’.
Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho phép lai: , biết quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai trên cho đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình là:
A. 3 : 1. B. 1 : 2 : 1.
C. 2 : 2 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 11: Giả sử thể tứ bội 4n giảm phân chỉ cho giao tử 2n hữu thụ. Cơ thể 4n có kiểu gen Aaaa khi giảm phân cho giao tử Aa chiếm tỷ lệ là:
Câu 12: Ở một loài thực vật, alen B qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp, alen D qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa màu trắng. Cho phép lai thu được F1. Biết hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số là 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa màu trắng thu được ở F1 là
A. 16%. B. 20%. C. 15%. D. 10%.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 13 (2,5 điểm):
a) Operon là gì? Cấu trúc của operon Lac ở E. coli gồm những phần nào?
b) Đột biến điểm là gì? Nêu các dạng đột biến điểm.
Câu 14 (1,5 điểm): Mức phản ứng là gì? Mức phản ứng có di truyền không? Tại sao?
Câu 15 (3,0 điểm):
a) Nêu đặc điểm di truyền của các tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y.
b) Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Các cá thể ruồi giấm có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định tính trạng màu mắt? Viết các kiểu gen đó.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
A. TRẮC NGHIỆM
1. A |
2. D |
3. D |
4. B |
5. D |
6. C |
7. C |
8. C |
9. C |
10.B |
11. B |
12. A |
Câu 1:
Chọn A
Nguyên tắc bổ sung giữa A với T; G với X có trong phân tử ADN.
Câu 2:
Chọn D
Tính phổ biến của mã di truyền là tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 3:
Chọn D
Cây cao nhất có kiểu gen aabbdd có chiều cao 210 cm.
Cây thấp nhất có kiểu gen AABBDD.
Khi giao phấn giữa cây cao nhất với cây thấp nhất sẽ cho F1 có kiểu gen: AaBbDd.
Chiều cao cây F1 là: 210 – 3 × 20 = 150 cm.
Câu 4:
Chọn B
Phép lai cho đời con phân li kiểu gen theo tỷ lệ 1 : 1 là Aa × aa.
P: Aa × aa
Gp: (1A, 1a) × a
F1: 1 Aa : 1 aa
Câu 5:
Chọn D
Sơ đồ lai:
P: AaBb × aabb
Gp: (1AB, 1Ab, 1aB, 1ab) × ab
Fa: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
→ Số cây quả tròn ở Fa là: × 160 = 40 cây.
Câu 6:
Chọn C
P: AaBb × aaBb
Xét Aa x aa → Số kiểu hình đời con là 2.
Xét Bb x Bb → Số kiểu hình đời con là 2.
→ Số kiểu hình của phép lai là 2 × 2 = 4 KH.
Câu 7:
Chọn C
Một phân tử ADN thực hiện quá trình nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ tạo ra số phân tử ADN con là: 23 = 8 AND.
Câu 8:
Chọn C
Số lượng nhiễm sắc thể có trong nhân một tế bào sinh dưỡng thể một thuộc loài này là: 2n – 1 = 23 NST.
Câu 9:
Chọn C
5’AGU3’ không phải là bộ ba kết thúc.
Câu 10:
Chọn C
Sơ đồ lai:
G: (1Ab, 1aB) × (1Ab, 1ab)
Tỷ lệ kiểu hình: 1 tròn, đỏ : 2 tròn, trắng : 1 dài, đỏ.
Câu 11:
Chọn B
Cơ thể 4n có kiểu gen Aaaa khi giảm phân cho giao tử:
Câu 12:
Chọn A
f = 20%.
Tỉ lệ giao tử bd = = 0,4.
Kiểu hình thân thấp hoa trắng bbdd là: bd2 = 0,42 = 0,16.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 13:
a)
- Operon là cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hòa.
- Cấu trúc của operon Lac ở E. coli gồm: vùng khởi động, vùng vận hành, các cụm gen cấu trúc.
b)
- Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến điểm: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 14:
- Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng có di truyền vì mức phản ứng do kiểu gen quy định, mà kiểu gen được di truyền qua các thế hệ.
Câu 15:
a) Đặc điểm di truyền của các tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y:
- Tính trạng phân bố không đề ở 2 giới.
- Tính trạng lặn biểu hiện ở giới dị giao tử XY nhiều hơn.
- Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.
- Có hiện tượng di truyền chéo.
b) 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên Y → Các cá thể ruồi giấm có tối đa 5 loại kiểu gen quy định tính trạng màu mắt. Các loại đó là: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Intron là thành phần không được tìm thấy trong cấu trúc gen của sinh vật nào sau đây?
A. Dễ trũi. B. Cây thông.
C. Vi khuẩn lam. D. Nấm rơm.
Câu 2: Khi nói về tiến hóa lớn, điều nào dưới đây là đúng?
A. Xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp.
B. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
C. Làm phân hóa thành phần kiểu gen trong nội bộ loài.
D. Hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Câu 3: Không xét đến trường hợp đột biến, nếu trên mạch mang mã gốc của gen chỉ có loại nuclêôtit là A và G thì bộ ba nào dưới đây không thể xuất hiện trên mARN do gen quy định tổng hợp?
A. TXX. B. UXU. C. XXX. D. UUU.
Câu 4: Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã?
A. GAU, UAG, GAA. B. AUG, UAG, AGG.
C. UAG, UAA, UGA. D. AGG, UGG, UGA.
Câu 5: 5 - brôm uraxin – tác nhân hóa học gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X là một đồng đẳng của
A. ađênin. B. timin.
C. guanin. D. xitôzin.
Câu 6: Các cấp độ xoắn của NST ở sinh vật nhân thực được sắp xếp theo đường kính tăng dần như sau
A. sợi cơ bản – sợi siêu xoắn – crômatit – sợi chất nhiễm sắc.
B. sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc – sợi siêu xoắn – crômatit.
C. sợi chất nhiễm sắc – sợi cơ bản – sợi siêu xoắn – crômatit.
D. sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc – crômatit – sợi siêu xoắn.
Câu 7: Cho phép lai: Aaaa × AAaa. Biết các gen trội lặn hoàn toàn, theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể có kiểu hình giống P ở đời con là
Câu 8: Thể một kép ở ruồi giấmcó bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
A. 4. B. 2. C. 8. D. 6.
Câu 9: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit loại G chiếm 60% số nuclêôtit của mạch mang mã gốc. Tổng số liên kết H giữa các đơn phân trong gen là 3250. Tổng số nuclêôtit của gen là
A. 1800. B. 2500. C. 2800. D. 2400.
Câu 10: Ở bướm, tằm, xét phép lai . Biết hoán vị gen đã xảy ra với tần số 40%, tỉ lệ kiểu gen ở đời con là
A. 10%. B. 12%. C. 8% . D. 16%.
Câu 11: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Khi đem lai hai cây lưỡng bội hoa vàng và hoa tím thu được F1 có kiểu hình phân tính, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Hãy xác định tỉ lệ các cây hoa vàng không thuần chủng ở F2.
A. 75%. B. 50%. C. 12,5%. D. 25%.
Câu 12: Một quần thể có tần số kiểu gen Aa là 20%, tần số alen A là 0,4. Hãy cho biết quần thể có thành phần kiểu gen như thế nào?
A. 0,1AA : 0,2Aa : 0,7aa.
B. 0,2AA : 0,2Aa : 0,4aa.
C. 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa.
D. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa.
Câu 13: Một NST có trình tự gen là ABCDEFGH. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE. Hỏi dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể đã xảy ra?
A. Đảo đoạn NST và chuyển đoạn NST.
B. Đảo đoạn NST và mất đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST và lặp đoạn NST.
D. Mất đoạn NST và chuyển đoạn NST.
Câu 14: Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbCcDd khi giảm phân bình thường có thể tạo ra mấy loại tinh trùng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15: Đột biến nào dưới đây không phải là đột biến điểm?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit.
D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 16: Đột biến xôma là dạng đột biến xảy ra trong nguyên phân của
A. tế bào sinh dục sơ khai.
B. tế bào sinh dưỡng.
C. tế bào sinh dục chín.
D. tế bào hợp tử.
Câu 17: Trong một quần thể, xét 3 gen, gen thứ nhất và gen thứ hai đều có 3 alen và nằm trên NST giới tính X, không có alen tương đồng trên Y, gen thứ ba có 2 alen và nằm trên NST thường. Hãy tính số kiểu gen có thể có ở giới dị giao tử trong quần thể về các gen đang xét.
A. 54. B. 48. C. 27. D. 36.
Câu 18: Cho phép lai: AaBbCcDd × aaBbCCDd. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen thuần chủng về tất cả các gen đang xét ở đời con.
Câu 19: Cho phép lai: AaBbCc × AabbCc. Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen lặn ở đời con là bao nhiêu?
Câu 20: Ở người, alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh bạch tạng. Một người phụ nữ có bố mẹ bình thường, anh trai bị bạch tạng kết hôn với một người đàn ông có bố mẹ bình thường, có em gái bị bạch tạng sinh ra được một người con trai bình thường. Người con này kết hôn với một người bình thường có bố bị bạch tạng. Hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con bình thường nhưng mang gen bệnh là bao nhiêu?
A. 50%. B. 25%. C. 12,5%. D. 37,5%.
Câu 21: Cho P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản (A, a, B, b) giao phối với nhau thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Sự tương tác bổ sung giữa các gen không alen, trong đó mỗi loại gen trội xác định một kiểu hình riêng biệt sẽ cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?
A. 12 : 3 : 1. B. 9 : 3 : 3 : 1.
C. 9 : 6 : 1. D. 9 : 7.
Câu 22: Trên một NST của một loài thực vật, các gen quy định chiều cao thân (A – thân cao, a – thân thấp) và màu hoa (B – hoa đỏ, b – hoa trắng) nằm cách nhau 30 cM. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1thu được toàn thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ cây thân thấp, hoa đỏ là 7,5% . Biết rằng tính trội lặn là hoàn toàn và đã xảy ra hoán vị gen. Biết rằng ở F2 xuất hiện cả cây đồng hợp lặn về hai gen đang xét, hỏi nhận định nào sau đây là sai?
A. Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen thuần chủng về cả hai cặp gen ở đời con là 25%.
B. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên (bố hoặc mẹ).
C. Hoán vị gen đã xảy ra với tần số 30%.
D. Kiểu gen của F1 là
Câu 23: Biết các gen trội lặn hoàn toàn và liên kết gen hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 ở đời con?
Câu 24: Tính trạng nào dưới đây là tính trạng chất lượng?
A. Màu lông của bò vàng Thanh Hóa.
B. Hình dạng xoáy của chó Phú Quốc.
C. Hàm lượng lipit của sữa bò.
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng.
Câu 25: Cáo Bắc Cực vào mùa đông giá có bộ lông màu trắng như tuyết, sang mùa hè, lông của chúng lại chuyển sang sắc nâu vàng. Đây là ví dụ điển hình về hiện tượng biến dị nào?
A. Đột biến NST. B. Biến dị tổ hợp.
C. Thường biến. D. Đột biến gen.
Câu 26: Một gen sau đột biến điểm có số nuclêôtit không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô tăng lên, hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
A. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
B. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
C. Mất một cặp G – X, thêm một cặp A – T.
D. Thêm một cặp G – X.
Câu 27: Vì sao vào kỳ giữa của nguyên phân, chúng ta có thể quan sát rõ nhất hình thái của NST?
A. Vì NST ở giai đoạn này gắn thêm các phân tử prôtêin nên có kích thước bề ngang lớn.
B. Vì lúc này NST đã tự nhân đôi nên có đường kính lớn hơn.
C. Vì ở giai đoạn này NST co và đóng xoắn cực đại.
D. Vì ở giai đoạn này tất cả NST tập trung ở thoi phân bào.
Câu 28: Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Làm giảm số lượng gen quy định các tính trạng của cơ thể.
B. Gây chết hoặc giảm sức sống.
C. Gây giảm bớt hoặc tăng cường sự biểu hiện tính trạng.
D. Làm phân hóa kiểu gen trong nội bộ loài thành các nòi, các thứ.
Câu 29: Ở một loài thực vật, các gen liên kết trên một NST phân bố theo trật tự như sau : Gen quy định màu hoa – gen quy định chiều cao thân – gen quy định dạng hạt – gen quy định kiểu lá – gen quy định độ ngọt của quả – gen quy định kiểu tua cuốn. Ở một dòng đột biến, người ta nhận thấy có trật tự gen là: Gen quy định màu hoa – gen quy định độ ngọt của quả – gen quy định kiểu lá – gen quy định dạng hạt – gen quy định chiều cao thân – gen quy định kiểu tua cuốn. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST. D. Lặp đoạn NST.
Câu 30: Nhân tố tiến hóa nào có thể giữ lại những alen có hại cho quần thể đồng thời có thể loại bỏ những alen có lợi?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. C |
2.D |
3. A |
4. C |
5. B |
6. B |
7. B |
8. D |
9. D |
10. A |
11. D |
12. D |
13. D |
14. A |
15. B |
16. B |
17. C |
18. B |
19. B |
20. A |
21. B |
22. A |
23. A |
24. B |
25. C |
26. B |
27. C |
28. B |
29. B |
30. C |
Câu 1:
Đáp án C
Giải thích: Vi khuẩn lam là sinh vật nhân sơ, gen không phân mảnh và không có intron (đoạn không mã hóa).
Câu 2:
Đáp án D
Tiến hóa lớn hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Câu 3:
Đáp án A
Trong phiên mã, các nu bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X nên trên mARN do gen tổng hợp không thể có bộ ba TXX.
Câu 4:
Đáp án C
Những bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã là: UAG, UAA, UGA.
Câu 5:
Đáp án B
5 - brôm uraxin là đồng đẳng của timin.
Câu 6:
Đáp án B
Trình tự đúng là: sợi cơ bản – sợi chất nhiễm sắc – sợi siêu xoắn – crômatit.
Câu 7:
Đáp án B
Có kiểu gen Aaaa cho giao tử aa với tỉ lệ ; kiểu gen AAaa cho giao tử aa với tỉ lệ .
Vậy tỉ lệ cá thể mang kiểu hình khác bố mẹ (mang kiểu gen aaaa – quy định kiểu hình lặn) là
Suy ra tỉ lệ cá thể mang kiểu hình giống P ở đời con là:
Câu 8:
Đáp án D
Ruồi giấm có 2n = 8 nên thể một kép (2n – 1 – 1) có 8 – 1 – 1 = 6 NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng.
Câu 9:
Đáp án B
Số nu loại G chiếm 60% số nu 1 mạch tương ứng với việc chiếm × 60% = 30% tổng số nu của gen. Mà %G + %A = 50% tổng số nu của gen nên %A = 20% tổng số nu của gen.
Ta lại có 2A + 3G = 3250.
Nên nếu gọi N là tổng số nu của gen thì 2 × 20%N + 3 × 30%N = 3250.
Suy ra N = 2500.
Câu 10:
Đáp án A
Ở bướm, tằm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con đực.
Cá thể mang kiểu gen được tạo thành từ sự tổ hợp của giao tử hoán vị (Ab) của con đực và giao tử liên kết gen hoàn toàn (ab) của con cái và tỉ lệ kiểu gen này là: 50% × 40%(Ab) × 50%(ab) = 10%.
Câu 11:
Đáp án D
Khi lai cây hoa vàng (A-) và hoa tím (aa) thu được đời con phân tính tức là có cả cây hoa vàng và cây hoa tím (aa) chứng tỏ cây hoa vàng ở P phải mang kiểu gen Aa.
P: Aa × aa
Như vậy F1 có tỉ lệ phân li kiểu gen là
Khi cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ cây hoa vàng không thuần chủng là:
Câu 12:
Đáp án D
Theo đề ta có: 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa.
Tần số alen A = tần số kiểu gen AA + × tần số kiểu gen Aa.
Suy ra:
Tần số kiểu gen AA = 0,4 – × 0,2 = 0,3.
Tần số kiểu gen aa = 1 – 0,2 – 0,3 = 0,5.
Câu 13:
Đáp án D
Dạng đột biến cấu trúc NST có thể đã xảy ra là mất đoạn NST và chuyển đoạn NST (chuyển đoạn không tương hỗ).
Câu 14:
Đáp án A
Trong trường hợp kiểu gen là dị hợp thì từ 1 tế bào sinh tinh trải qua giảm phân bình thường, các gen phân li độc lập thì chỉ tạo ra 4 tinh trùng với hai loại giao tử mang 2 kiểu gen khác nhau.
Câu 15:
Đáp án B
Đột biến không phải là đột biến điểm là đột biến mất 3 cặp nuclêôtit (đột biến điểm chỉ liên quan đến 1 cặp nu).
Câu 16:
Đáp án B
Đột biến xôma là dạng đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng.
Câu 17:
Đáp án C
Số kiểu gen có thể tạo thành từ gen thứ ba là:
Số kiểu gen ở giới dị giao tử (XY) có thể tạo thành từ gen thứ nhất và gen thứ hai là: 3 × 3 = 9.
Vậy số kiểu gen ở giới dị giao tử có thể có về các gen đang xét là: 3 × 9 = 27.
Câu 18:
Đáp án B
Tỉ lệ kiểu gen thuần chủng về tất cả các gen đang xét ở đời con là:
Câu 19:
Đáp án B
Mỗi cá thể mang 6 alen. Nhận thấy ở cặp gen Bb x bb, đời con luôn chứa 1 alen lặn b (nhận từ cặp bb). Như vậy, tỉ lệ gen mang 3 alen lặn phải luôn bao gồm alen b này. Vậy trong 5 alen còn lại, xác suất để đời con mang 2 alen lặn trong số 5 alen là:
Câu 20:
Đáp án A
Vợ chồng bình thường, có anh em bị bạch tạng (aa), bố mẹ bình thường (A-) → Cặp vợ chồng này sẽ mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất (cho giao tử với tỉ lệ: ).
Suy ra người con trai bình thường của cặp vợ chồng này sẽ mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất (cho giao tử với tỉ lệ: ).
Người con gái bình thường có bố bị bạch tạng (aa) sẽ mang kiểu gen Aa (cho giao tử với tỉ lệ ).
Vậy xác suất để cặp vợ chồng người con trai sinh ra con bình thường nhưng mang gen bệnh (Aa) là:
Câu 21:
Đáp án B
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9A_B_ : 3 A_bb : 3aaB_ : 1aabb).
Câu 22:
Đáp án A
Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen thuần chủng ở đời con là 25%.
P thuần chủng tương phản nên F1 có kiểu gen hoặc
Cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 có kiểu gen dạng . Vì khoảng cách giữa 2 gen là 30cM nên nếu hoán vị gen xảy ra (ứng với 30%) ở cả hai cơ thể bố mẹ thì tỉ lệ kiểu gen phải là 35% × 35% (với kiểu gen F1 là ) hoặc 15% x 15% (với kiểu gen của F1 là ).
→ tương ứng là tỉ lệ kiểu gen = 50% – 35% × 35% hoặc 50% – 15% × 15% (đều cho kết quả khác 7,5% (= 50% × 15%) chứng tỏ hoán vị gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh giao tử đực hoặc cái).
Mặt khác, đời F2 xuất hiện cây đồng hợp lặn về 2 gen đang xét (ab/ab) chứng tỏ tế bào sinh giao tử của bên liên kết gen hoàn toàn phải cho alen ab. Điều này cũng đồng nghĩa với kiểu gen ở F1 là và tần số hoán vị gen tương ứng với khoảng cách giữa 2 gen, bằng 30%.
Ta có phép lai:
G: 35% AB, 35% ab, 15% Ab, 15% aB 50%AB, 50%ab
Khi đó, tỉ lệ kiểu gen thuần chủng về cả 2 gen đang xét sẽ chiếm tỉ lệ:
5% × 50% + 35% × 50% = 35%
Vậy trong các ý đưa ra, ý sai là: A. Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen thuần chủng về cả hai cặp gen ở đời con là 25%.
Câu 23:
Đáp án A
Câu 24:
Đáp án D
Tất cả các phương án còn lại đều đúng (vì 3 tính trạng A, B, C đều chịu chi phối chủ yếu bởi kiểu gen).
Câu 25:
Đáp án C
Sự thay đổi màu lông theo mùa ở cáo Bắc Cực là ví dụ điển hình về hiện tượng thường biến.
Câu 26:
Đáp án B
Đột biến điểm là đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nu mà không làm thay đổi số nu chứng tỏ đột biến xảy ra là đột biến thay thế. Mặt khác, số liên kết H tăng chứng tỏ đã xảy ra thay thế cặp A – T (mang 2 liên kết H) bằng cặp G – X (mang 3 liên kết H).
Câu 27:
Đáp án C
Vào kì giữa của nguyên phân, chúng ta có thể quan sát rõ nhất hình thái của NST vì ở giai đoạn này NST co và đóng xoắn cực đại.
Câu 28:
Đáp án B
Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc giảm sức sống.
Câu 29:
Đáp án B
Gen quy định chiều cao thân, gen quy định dạng hạt, gen quy định kiểu lá, gen quy định độ ngọt của quả đã bị đứt ra, đảo ngược 180 độ rồi gắn vào vị trí cũ.
Câu 30:
Đáp án C
Biến động di truyền xảy ra ngẫu nhiên trước tác động của thiên tai, dịch bệnh và có thể loại bỏ ngẫu nhiên cácalen có lợi hoặc giữ lại ngẫu nhiên các alen có hại cho quần thể).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’. B. 5’XAG3’, 5’AUG3’.
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’. D. 5’UXG3’, 5’AGX3’.
Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. mARN. B. tARN.
C. Mạch mã hoá. D. Mạch mã gốc.
Câu 3: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’… AAATTGAGX…5’. Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
A. 3’…UUUAAXUXG…5’.
B. 3’…GXUXAAUUU…5’.
C. 5’…TTTAAXTGG…3’.
D. 5’…TTTAAXTXG…3’.
Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?
A. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã hóa tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimerase liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 5: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế nào?
A. Chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Phân li độc lập của các NST.
C. Trao đổi chéo.
D. Đảo đoạn.
Câu 6: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 100% cây hạt vàng.
B. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh .
C. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Câu 7: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen là
A. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
B. sự tái tổ hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng.
C. sự phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D. sự phân li cùng nhau của các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
Câu 8: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do bốn cặp gen (Aa; Bb; Dd; Ee) phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10 cm so với alen lặn, cây cao nhất là 250 cm. Phép lai giữa cây cao nhất và cây thấp nhất được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AaBBddEe được F2 Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ cây cao bằng cây F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 9: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể bốn và thể tứ bội. số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể bốn và thể tứ bội này lần lượt là?
A. 28 và 48. B. 14 và 24.
C. 26 và 48. D. 16 và 24.
Câu 10: Sự đứt gãy của một đoạn NST và nối lại vào chính NST đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Hoán vị gen.
B. Đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn.
C. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
D. Đột biến đảo đoạn.
Câu 11: Khẳng định nào dưới đây đúng về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST.
B. Bệnh do các đột biến gen gây nên.
C. Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử.
D. Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ.
Câu 12: Cho các dữ liệu sau:
(1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất.
(2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn.
(3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.
(4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.
(5) Rìu bằng đá của người cổ đại.
Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích gì?
A. Tăng tỉ lệ thể dị hợp.
B. Giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
C. Tăng biến dị tổ hợp.
D. Tạo dòng thuần chủng.
Câu 14: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là
A. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
B. Đưa các prôtêin ức chế vào cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của các gen gây bệnh.
C. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
D. Thay thế hoặc bổ sung các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
Câu 15: Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là
A. biến dị tổ hợp. C. đột biến.
B. biến dị cá thể. D. thường biến.
Câu 16: Thể truyền không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể ức chế gen của tế bào nhận để gen cần chuyển biểu hiện tính trạng.
B. Mang được gen cần chuyển.
C. Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.
D. Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận.
Câu 17: Cho cây có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 8.
Câu 18: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
Câu 19: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.
C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.
Câu 20: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đacuyn có những tính chất nào dưới đây?
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
A. 3, 4, 5. B. 2, 4, 5.
C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 21: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì lông mọc lại có màu gì?
A. Lông mọc lại ở đó có màu trắng.
B. Lông mọc lại ở đó có màu đen.
C. Lông ở đó không mọc lại nữa.
D. Lông mọc lại đổi màu khác.
Câu 22: Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố.
B. Mẹ bình thường có kiểu gen XHXH.
C. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
D. Con gái của cặp vợ chồng này chắc chắn cũng bị bệnh máu khó đông.
Câu 23: Vì sao người mẹ lớn tuổi thì tỉ lệ sinh trẻ mắc bệnh Đao sẽ gia tăng?
A. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.
B. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen.
C. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.
D. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.
Câu 24: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
B. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
C. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
D. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
Câu 25: Có bao nhiêu nội dung sau đây sai với đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn hay giao phối gần qua nhiều thế hệ?
(1) Tồn tại chủ yếu các thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau.
(2) Rất đa dạng và phong phú về kiểu gen và kiểu hình.
(3) Tăng tỷ lệ thể dị hợp và giảm tỷ lệ thể đồng hợp.
(4) Tần số các alen không đổi, tần số các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ.
(5) Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 26: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.
C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY.
D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX.
Câu 27: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đnag ở kì giữa của nguyên phân là
A. 18. B. 9. C. 24. D. 17.
Câu 28: Ở cừu, gen quy định màu lông nằm trên NST thường. Alen A quy định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả 2 đều dị hợp. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là
Câu 29: Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.
III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng protein do gen B tổng hợp.
IV. Nếu đột biến mất một cặp nucleotit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 30: Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với xác suất là
A. 75% con gái. B. 75% con trai.
C. 25% tổng số con. D. 50% tổng số con.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. A |
2. D |
3. B |
4. B |
5. C |
6. D |
7. A |
8. D |
9. C |
10. B |
11. B |
12. A |
13. D |
14. D |
15. B |
16. A |
17. B |
18. C |
19. A |
20. C |
21. B |
22. C |
23. D |
24. D |
25. A |
26. C |
27. D |
28. D |
29. A |
30. D |
Câu 1:
Đáp án: A
AUG là mã mở đầu và UGG mã hóa cho Triptophan là 2 bộ ba duy nhất không có tính thoái hóa. Tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin và axitamin đó được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.
Câu 2:
Đáp án: D
Mạch mã gốc làm khuôn mẫu là nhiệm vụ của mạch mã gốc.
Câu 3:
Đáp án: B
Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.
Từ đó ta có:
Mạch mã gốc: 3'… … AAATTGAGX …5'
mARN được tổng hợp: 5'... ... UUUAAXUXG …3'
Câu 4:
Đáp án: B
- Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac gen điều hòa luôn phiên mã tổng hợp prôtêin ức chế ngay cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose.
- Khi môi trường không có lactose, prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.
- Khi môi trường có lactose, lactose đóng vai trò như chất cảm ứng, làm thay đổi cấu hình của prôtêin ức chế, làm nó không bám được vào vùng vận hành.
Câu 5:
Đáp án: C
Do các gen nằm trên các cặp NST tương đồng nên sự xuất hiện các loại tinh trùng đó phải là do trao đổi chéo.
Câu 6:
Đáp án: D
Vì cây hạt vàng trội hoàn toàn với cây hạt xanh nên khi cho lai cây hạt vàng và cây hạt xanh với nhau ta sẽ thu được 100% F1 dị hợp và biểu hiện tính trạng trội là hạt vàng.
Câu 7:
Đáp án: A
Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen dựa vào sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
Câu 8:
Đáp án: D
AABBDDEE (250 cm) × aabbddee (170 cm) → F1: AaBbDdEe (210 cm)
F1 × AaBBddEe: AaBbDdEe × AaBBddEe
→ F2: cây cao 210 cm = có 4 alen trội =
Câu 9:
Đáp án: C
- Thể bốn: 2n + 2 = 26
- Thể tứ bội: 4n = 48
Câu 10:
Đáp án: B
Đột biến đảo đoạn NST là đột biến mà đoạn NST bị đứt ra, quay 180⁰ rồi nối lại vào vị trí cũ.
Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST là đoạn NST bị đứt gắn lại vào NST đó nhưng ở vị trí khác so với ban đầu.
Câu 11:
Đáp án: B
- Bệnh di truyền phân tử là bệnh do các đột biến gen gây nên. Không thể phát hiện bằng quan sát cấu trúc NST, gen gây bệnh sẽ truyền cho đời sau nhưng để biểu hiện thành tính trạng thì còn phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp chứa gen đó.
- Down là một hội chứng có nguyên nhân là tồn tại 3 NST số 21.
Câu 12:
Đáp án: A
Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách.
Do đó, chỉ có (3) và (4) đúng.
Câu 13:
Đáp án: D
Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo điều kiện để làm tăng sự xuất hiện của các cá thể có kiểu gen đồng hợp → Tạo dòng thuần chủng hình thành dòng thuần chủng.
Câu 14:
Đáp án: D
Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp: đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành.
Câu 15:
Đáp án: B
Theo quan điểm của Đacuyn thì biến dị các thể là là nguồn biến dị chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 16:
Đáp án: A
Thể truyền có các đặc điểm sau:
- Mang được gen cần chuyển.
- Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.
- Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận.
→ Thể truyền không ức chế gen của tế bào nhận khi cần biểu hiện tính trạng nó.
Câu 17:
Đáp án: B
Cây AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ:
Cặp Aa tự thụ phấn cho ra 2 dòng thuần AA, aa.
Cặp bb chỉ cho 1 dòng thuần: bb.
Cặp Dd cho 2 dòng thuần: DD, dd.
→ Cho tối đa 4 dòng thuần.
Câu 18:
Đáp án: C
Trong quần thể tự phối, tần số alen không thay đổi, tần số KG thay đổi theo hướng; tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng lên → Tạo các dòng thuần, các gen xấu có thể tổ hợp với nhau và biểu hiện kiểu hình làm suy thoái giống.
Câu 19:
Đáp án: A
Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 → có đột biến lệch bội.
Tuy nhiên, bộ NST quan sát được thấy NST số 21 có 2 chiếc, NST số 14 dài bất thường chứng tỏ có một đột biến cấu trúc NST.
→ Điều giải thích hợp lý là A.
Câu 20:
Đáp án: C
Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
Biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau.
Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định là thường biến (biến dị xác định) → 2 sai.
Câu 21:
Đáp án: B
Ở thỏ Himalaya bình thường, các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ mọc ra màu lông đen do có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin. Tính trạng màu lông của thỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì lông mọc ở đó lại có màu đen.
Câu 22:
Đáp án: C
Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông XhY → con trai nhận Xh của mẹ, mẹ bình thường → mẹ có kiểu gen XHXh.
Câu 23:
Đáp án: D
Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21.
Câu 24:
Đáp án: B
- A sai, vì ưu thế lai thể hiện cao nhất ở đời F1 sau đó giảm qua các thế hệ.
- C sai, vì lai cá thể thuần chủng có kiểu gen giống nhau thì chỉ tạo được đời con có kiểu gen giống bố mẹ.
- D sai, vì người ta không dùng F1 làm giống.
Câu 25:
Đáp án: A
Các nội dung sai về đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn hay giao phối gần là: (2), (3).
- (2) sai vì trong quần thể thường chỉ có các dòng thuần khác nhau, không đa dạng về kiểu gen, kiểu hình.
- (3) sai vì tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng.
Câu 26:
Đáp án: C
A - sai, vì ở một cơ thể thì tất cả các tế bào có chung một kiểu gen và NST giới tính có ở cả nhóm tế bào sinh dục và nhóm tế bào xôma (sinh dưỡng).
B - sai, NST giới tính có chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường → hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính.
C - Đúng, vì giới XX không có Y.
D - sai, vì động vật có vú thì con đực có bộ NST XY; cái là XX nên các gen nằm trên NST X sẽ được truyền cho cả XX và XY.
Câu 27:
Đáp án: D
Loài thực vật có 8 nhóm gen liên kết (n = 8) → 2n = 16. Số NST trong mỗi tế bào ở thể ba (2n + 1) đang ở kì giữa nguyên phân.
2n = 16, → 2n + 1 = 17 → kì giữa nguyên phân NST ở dạng 17 NST kép.
Câu 28:
Đáp án: D
Cừu non trắng sinh ra có kiểu gen:
Xác suất để có một con cừu cái lông đen là:
Câu 29:
Đáp án: A
- I đúng. Vì các gen trên một NST thì có số lần nhân đôi bằng.
- II sai. Vì các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau tùy theo nhu cầu của tế bào về sản phẩm của gen đó.
- III đúng. Vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen dẫn tới làm thay đổi mức độ hoạt động của gen trên đoạn bị đảo. Khi đảo đoạn BCDE thì vị trí của gen B bị thay đổi. Do đó, có thể sẽ làm cho mức độ hoạt động phiên mã của gen B sẽ thay đổi (giảm hoạt động, dẫn tới làm giảm sản phẩm).
- IV sai. Vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit của gen C thì chỉ ảnh hưởng đến gen C mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của các gen khác.
Câu 30:
Đáp án: D
Người mẹ có bố mắc bệnh bạch tạng (aa) ⇒ Mẹ có kiểu gen: Aa.
Người bố bị bạch tạng có kiểu gen: aa.
⇒ Xác suất người con bị bạch tạng là: .
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi nào?
A. Tần số alen của mỗi gen, kiểu hình được ổn định qua các thế hệ.
B. Tần số tương đối của các alen về mỗi gen duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. Tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 2: Cặp cấu trúc nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh của chim và cánh của côn trùng.
B. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
C. Cánh của dơi và chi trước của ngựa.
D. Mang của cá và mang của tôm.
Câu 3: Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:
1. Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.
2. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.
3. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.
4. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.
5. Thường biến thường đồng loạt, định hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.
Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 4: Cho các thành tựu sau:
1. Tạo giống cà chua bất hoạt gen sản sinh ra êtilen.
2. Tạo giống dâu tằm tam bội.
3. Tạo giống gạo vàng, tổng hợp được Beta-carôten.
4. Tạo nho không hạt.
5. Sản xuất prôtêin huyết thanh của người từ cừu.
6. Tạo cừu Doly.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Trong biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, kĩ thuật nào sau đây là hiệu quả và phổ biến nhất có thể tách tế bào, phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh của phổi nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người?
A. Sinh thiết tế bào thai ở giai đoạn phôi sớm.
B. Kĩ thuật hình ảnh đa chiều.
C. Chọc đỏ dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
D. Xét nghiêm máu của thai ở giai đoạn thích hợp.
Câu 6: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do đâu?
A. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau .
B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng giống nhau.
C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong các điều kiện như nhau.
D. Chúng sống trong cùng điều kiện nhưng có bộ gen khác nhau.
Câu 7: Trong tạo giống, phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đổi tượng sinh vật nào?
A. Vi sinh vật. B. Thực vật cho hạt.
C. Động vật bậc cao. D. Thực vật cho củ.
Câu 8: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì các gen của tế bào nhận không phiên mã được.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
C. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
Câu 9: Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là
A. bồi dưỡng, chăm sóc giống.
B. tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối.
C. kiểm tra kiểu gen về các tính trạng quan tâm.
D. chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1.
Câu 10: Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường làm gì?
A. Dùng phép lai phân tích.
B. Tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau.
C. Tạo nhiều cây có kiểu gen khác nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau.
D. Tạo nhiều cây có kiểu gen khác nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường giống nhau.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?
A. Sinh tổng hợp các chất mạnh.
B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt.
C. Phổ biến ở thực vật.
D. Có khả năng sinh giao tử bình thường.
Câu 12: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến NST như sau:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
(3) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(4) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
(5) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.
(6) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Có bao nhiêu hệ quả là đúng đối với đột biến đảo đoạn NST?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 6.
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(I) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(II) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(III) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
(IV) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen
(V) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. II, III, IV, V. C. I, II, III, V.
B. II, III, V. D. I, II, IV.
Câu 14: Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do nguyên nhân nào?
A. Các tế bào nhân thực lớn hơn.
B. Sinh vật nhân sơ sống giới hạn trong môi trường ổn định.
C. Các nhiễm sắc thể nhân thực có ít nucleotit hơn, do vậy mỗi trình tự nucleotit phải đảm nhiệm nhiều chức năng.
D. Trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.
Câu 15: Phức hợp aa – tARN là sản phẩm của quá trình?
A. Hoạt hóa axit amin.
B. Hình thành chuỗi polipeptit.
C. Cắt bỏ axit amin mở đầu.
D. Khớp mã của tARN vào mARN.
Câu 16: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?
A. Toàn lông dài. B. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
C. Toàn lông ngắn. D. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
Câu 17: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài được tính như thế nào?
A. Bằng số tính trạng của loài.
B. Bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài.
C. Bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.
D. Bằng số giao tử của loài.
Câu 18: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có
A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 19: Một loài sinh vậy có NST giới tính ở giới cái và giới đực tương ứng là XX và XY. Trong quá trình tạo giao tử, một trong hai bên bố hoặc mẹ xảy ra sự không phân li ở lần phân bào I của cặp NST giới tính.Con của chúng không có những kiểu gen nào sau đây?
A. XXX, XO. B. XXX, XXY.
C. XXY, XO. D. XXX, XX.
Câu 20: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?
(1) AAAA.
(2) AAAa.
(3) AAaa.
(4) Aaaa.
(5) aaaa.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (5).
C. (1), (2) và (4). D. (1), (4) và (5).
Câu 21: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế nào?
A. Chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Phân li độc lập của các NST.
C. Trao đổi chéo.
D. Đảo đoạn.
Câu 22: Đột biến gen thường xảy ra khi nào?
A. Phiên mã. B. Dịch mã.
C. ADN nhân đôi. D. NST đóng xoắn.
Câu 23: Một quần thể tự thụ phấn xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa. Khi sự tự thụ phấn kéo dài (số thế hệ tự thụ tiến đến vô cùng). Nhận xét nào sau đây về kết quả của quá trình tự phối là sai?
A. Thành phần kiểu gen của quần thể dần chỉ còn lại 2 dòng thuần.
B. Số cá thể dị hợp giảm dần đến 0.
C. Tần số của A, a lần lượt bằng với tần số của AA và aa.
D. Tỉ lệ các dòng thuần tiến tới bằng nhau.
Câu 24: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu nhằm mục đích nào sau đây?
A. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
B. Giúp enzim cắt giới hạn (restrictaza) nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
C. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Tạo điều kiện cho enzim nối (ligaza) hoạt động tốt hơn.
Câu 25: Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối với mối quan hệ trội lặn như sau : IA = IB > IO. Trong một quần thể người cân bằng di truyền, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỷ lệ người nhóm máu A là
A. 0,25. B. 0,40. C. 0.45. D. 0,54.
Câu 26: Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp nào?
A. Nhân bản vô tính.
B. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
C. Dung hợp tế bào trần.
D. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh.
Câu 27: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Câu 28: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?
(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.
(2) Sự biểu hiện màu hoa khác nhau là do sự tác động cộng gộp.
(3) Tập hợp các màu sắc khác nhau của hoa cẩm tú cầu tương ứng với từng môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.
(4) Sự thay đổi độ pH của đất đã làm biến đổi kiểu gen các cây hoa cẩm tú cầu dẫn đến sự thay đổi kiểu hình.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 29: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp nào?
A. Chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
B. Nuôi cấu tế bào thực vật invitrô tạo mô sẹo.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
D. Lai tế bào sinh dưỡng (xôma).
Câu 30: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì
A. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
B. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
C. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
D. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. C |
2. C |
3. D |
4. B |
5. C |
6. A |
7. A |
8. D |
9. B |
10. B |
11. D |
12. C |
13. A |
14. D |
15. A |
16. B |
17. C |
18. A |
19. D |
20. B |
21. C |
22. C |
23. D |
24. A |
25. C |
26. B |
27. C |
28. C |
29. D |
30. A |
Câu 1:
Đáp án: C
Quần thể được coi là ở trạng thái cân bằng di truyền khi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể không thay đổi qua các thể hệ.
Câu 2:
Đáp án: C
Đáp án C, cánh dơi và chân trước của ngựa đều có nguồn gốc từ chi trước của thú.
- A sai: cánh chim có nguồn gốc chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc từ biểu bì.
- B sai: gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì, gai xương rồng có nguồn gốc là lá.
- D sai: cá là động vật có xương sống, còn tôm thì không có xương sống, 2 cơ quan mang của 2 loài này là khác nguồn gốc.
Câu 3:
Đáp án: D
Các nhận xét đúng là: (1), (5).
- Ý (2) sai vì: nhiều đột biến phát sinh ở tế bào xôma trong quá trình phát triển của cá thể.
- Ý (3) sai vì đột biến cũng chịu tác động của môi trường.
- Ý (4) sai vì: chỉ những đột biến phát sinh ở trong quá trình sinh sản mới có thể di truyền cho đời sau.
Câu 4:
Đáp án: B
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: 2,4 (sử dụng cônxisin).
- Ý (1, 3, 5): tạo giống bằng công nghệ gen.
- Ý (6): tạo giống bằng công nghệ tế bào.
Câu 5:
Đáp án: C
Người ta sử dụng các kỹ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người.
Câu 6:
Đáp án: A
Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
Câu 7:
Đáp án: A
Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đổi tượng vi sinh vật. Vì vi sinh vật vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và nhiều, dễ gây đột biến nên dễ tạo ra các sinh vật có tính trạng mong muốn hơn.
Câu 8:
Đáp án: D
Phát biểu đúng là D.
- A sai, sự nhân lên của gen của tế bào phụ thuộc vào chu kì tế bào, các enzyme tổng hợp.
- B sai, thể truyền plasmit chỉ đưa gen vào nằm trong chất tế bào.
- C sai, thể truyền plasmit chỉ là phương tiện để gen đi vào và tồn tại trong tế bào.
Câu 9:
Đáp án: B
Bước chuẩn bị quan trọng nhất là: tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối.
Vì khi lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn tạo ra ưu thế lai ở F1. Do đó cần kiểm tra kĩ xem giống có thuần chủng không.
Câu 10:
Đáp án: B
Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 11:
Đáp án: D
Thể đột biến đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.
Câu 12:
Đáp án: C
Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1), (3), (6).
Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó, có thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
→ (2), (4), (5) sai.
Câu 13:
Đáp án: A
Các phát biểu đúng về đột biến gen là: II, III, IV, V.
I sai vì chỉ đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
Câu 14:
Đáp án: D
Ở sinh vật nhân thực đa bào, kiểm soát gen phức tạp hơn so với nhân sơ do các tế bào khác nhau được biết hóa chức năng khác nhau.
Câu 15:
Đáp án: A
Sản phẩm của quá trình hoạt hóa axit amin trong quá trình dịch mã là phức hợp aa – tARN.
Câu 16:
Đáp án: B
Lông ngắn không thuần chủng → P dị hợp. Một cặp bố mẹ dị hợp khi lai với nhau sẽ cho ra kết quả 3 trội : 1 lặn hay 3 lông ngắn : 1 lông dài.
Câu 17:
Đáp án: C
Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội của loài.
Câu 18:
Đáp án: A
Tách riêng từng cặp tính trạng để tính kiểu gen, kiểu hình:
Số loại kiểu gen là: 2 × 2 × 3 × 1 = 12.
Số loại kiểu hình là: 2 × 1 × 2 × 1 = 4.
Câu 19:
Đáp án: D
Cặp NST giới tính bị rối loạn phân li trong giảm phân I:
- Xảy ra với cặp XX cho giao tử chứa XX và O kết hợp với NST từ bố (Y và X)
→ không cho hợp tử XX.
- Xảy ra với cặp XY cho các loại giao tử O và XY kết hợp với giao tử bình thường X của mẹ cũng không cho hợp tử chứa XX.
Câu 20:
Đáp án: B
Xử lý bằng cônsixin khiến cho thoi phân bào không được hình thành, sẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen: AAAA, Aaaa, aaaa.
Câu 21:
Đáp án: C
Do các gen nằm trên các cặp NST tương đồng nên sự xuất hiện các loại tinh trùng đó phải là do trao đổi chéo.
Câu 22:
Đáp án: C
Đột biến gen thường xuất hiện khi ADN nhân đôi, khi đó NST dãn xoắn, 2 mạch phân tử ADN được tách ra để tổng hợp mạch mới.
Câu 23:
Đáp án: D
Sự tự phối kéo dài làm cho quần thể có số cá thể dị hợp giảm dần đến 0, chỉ còn lại 2 dòng thuần với tần số của A, a lần lượt bằng với tần số của AA và aa.
Một quần thể tự phối qua nhiều thể hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể này sẽ chỉ bao gồm AA và aa và có tỷ lệ lần lượt bằng tần số của A và a.
Câu 24:
Đáp án: A
Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
Thể truyền có chứa các gen dấu chuẩn như gen kháng sinh. Khi đi vào tế bào nhận, chúng giúp cho các tế bào đó cũng có khả năng kháng lại kháng sinh này. Sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận, sau đó, đưa chúng vào môi trường có chứa kháng sinh phù hợp, những tế bào đã chứa ADN tái tổ hợp vẫn có khả năng sống sót và sinh trưởng, còn những tế bào chưa nhận được ADN tái tổ hợp sẽ chết → chọn lọc dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 25:
Đáp án: C
Nhóm máu O ( kiểu gen IOIO) chiếm 4% → tần số alen IO = 0,2.
Đặt tần số alen IB là x
Vậy tấn số nhóm máu B (IBIB + IBIO) là x2 + 2x × 0,2 = 0,21
Giải ra, x = 0,3 → tần số alen A là 0,5
Tỉ lệ người nhóm máu A là: 0,52 + 2 × 0,5 × 0,2 = 0,45
Câu 26:
Đáp án: B
Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu đã áp dụng nuối cấy tế bào, mô thực vật. Từ một mô nhỏ có thế nuôi cấy tạo ra hàng trăm cây con có kiểu gen và đặc điểm di truyền giống hệt nhau.
Câu 27:
Đáp án: C
C - sai có nhiều loại enzyme cắt giới hạn khác nhau → và được phân lập từ nhiều nguồn tế bào khác nhau
Câu 28:
Đáp án: C
(1), (3) đúng.
(2) sai vì sự biểu hiện màu hoa phụ thuộc pH của đất, không phải do tương tác cộng gộp.
(4) sai vì KG của cây không bị biến đổi, sự thay đổi kiểu hình là do KG tương tác với các môi trường khác nhau tạo thành.
Câu 29:
Đáp án: D
Người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp lai tế bào sinh dưỡng,... Nhờ phương pháp này hai loài này tuy khác xa nhau trong bậc thang tiến hóa nhưng bộ NST của chúng vẫn có thể tồn tại chung trong một tế bào tạo tế bào lai sinh dưỡng nhờ phương pháp này.
Câu 30:
Đáp án: A
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau biểu hiện kiểu hình lặn
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)