Bộ 15 Đề thi Văn 12 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Tuyển chọn Bộ 15 Đề thi Văn 12 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 12 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Ngữ Văn 12.
Bộ 15 Đề thi Văn 12 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 12 cuối Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong một chiếc máy bay Jumbo bay ở Châu Âu và một động cơ bị rơi ra khỏi cánh. Bạn có muốn phi công giữ bình tĩnh? Bạn muốn phi cơ trưởng nói: “Xin hãy bình tĩnh và cài dây an toàn lại! Hơi lắc một chút nhưng chúng ta sẽ hạ cánh an toàn?”
Hay bạn muốn phi cơ trưởng chạy tới chạy lui và la to: “Tất cả chúng ta sẽ chết! Tất cả chúng ta sẽ chết!”? Người nào sẽ giúp bạn hạ cánh an toàn?
Hãy nghĩ đến cuộc sống hàng ngày trong đó bạn là phi công. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách nào? “Chúng ta sẽ tìm được cách” hoặc “Chúng ta sẽ chết!”? Đây là ý nghĩa của việc suy nghĩ tích cực. Nó không đảm bảo một kết quả như ý, nhưng nó cho bạn cơ hội tốt nhất.
Những người thất bại tập trung vào điều khó cho đến khi họ gặp rắc rối. Người suy nghĩ tích cực sẽ nghĩ đến điều có thể. Khi tập trung vào các khả năng, họ làm cho nó trở thành hiện thực.
(Theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi – Andrew Matthews, NXB Trẻ 2012, tr.127)
Câu 1. Chỉ ra tình huống bất thường mà tác giả đề cập trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, suy nghĩ của người thất bại khác với người suy nghĩ tích cực ở điểm nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu một thông điệp có ý nghĩa tích cực mà đoạn trích gợi ra cho anh/chị. (1.0 điểm)
Câu 4. Trước các vấn đề thử thách trong cuộc sống hàng ngày, theo tác giả, “Chúng ta sẽ tìm được cách. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên? Vì sao? (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn, tập 1,
NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 111 )
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một quan niệm sai lầm khác đó là sự lầm tưởng thành công là khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, việc đó còn khó hơn cả việc cố gắng trở nên giàu có. Hãy lấy Donald Trump làm ví dụ. Bản thân ông cũng là người nghiên cứu về thành công nhưng ông lại tin rằng, niềm hạnh phúc chính là thành công. Ông từng nói: “Mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc là thước đo của thành công. Tôi có những người bạn không thật sự giàu có nhưng lại hạnh phúc hơn tôi rất nhiều. Bởi vậy, họ là người thành công hơn tôi.” Trong khi những người bạn của ông lại cho rằng, ông mới là người thành công. Điều này cho thấy, rất nhiều người coi thành công là những thứ mà bản thân họ không có được.
Luôn tìm kiếm hạnh phúc là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người khổ sở. Nếu lấy niềm hạnh phúc làm mục tiêu thì gần như bạn đã cầm chắc thất bại. Cuộc sống và cảm xúc của con người luôn thay đổi. Niềm hạnh phúc không thể là thước đo của thành công.
***
Tại sao tôi được tạo ra? Tất cả chúng ta đều khác nhau, không một ai trên thế giới có thể giống bạn hoàn toàn cả về tài năng, kiến thức lẫn tương lai. Vì thế, đó là lý do tại sao bạn mắc phải sai lầm trầm trọng khi cố gắng trở thành người khác và đánh mất chính mình.
Hãy xem xét một cách tổng thể về khả năng, tiểu sử bản thân, những cơ hội xung quanh bạn. Khi xác định được các yếu tố đó, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời.
Tôi có tin vào tiềm năng của mình không? Bạn không thể bắt ép mình hành động theo một cách nào đó không phù hợp với bản thân. Nếu không tin vào khả năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ cố gắng để khai thác tiềm năng đó. Và nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
Hãy ghi nhớ lời khuyên của Tổng thống Theodore Rooservelt: “Hãy làm những gì bạn muốn bằng tất cả những gì bạn có ở bất cứ nơi đâu.” Nếu thực hiện được điều đó với một quan điểm kiên định thì không còn gì để mong đợi hơn.
(John C. Maxwell- Cách tư duy khác về thành công,
NXB Lao động- Xã hội, 2015)
Câu 1. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Donald Trump có tác dụng gì?
Câu 2. Theo tác giả, sai lầm trầm trọng mà người ta thường mắc phải khi tìm kiếm sự thành công là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, những yếu tố nào giúp mỗi người khám phá ra nhiều điều để hướng tới mục tiêu của cuộc đời?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng “nếu không sẵn sàng khơi dậy tiềm năng của mình thì bạn sẽ không bao giờ thành công” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về thành công.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp sông Hương ở hai chặng khác nhau:
(1) Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
(2) Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài còn về, còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Tập một,
NXB Giáo dục, 2012, tr. 198-201)
Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông ở hai đoạn trích này và nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Câu 2: (5,0điểm)
Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5 :
Người nghe biển động phía Trường Sa
Ngực trần chắn đạn lính đảo ta
Những hồn lính trận chưa yên ngủ
Mộ gió cồn cào với Gạc Ma
Người nghe sóng dội phía Hoàng Sa
Có kẻ hung hăng chiếm biển ta
Chúng cắm giàn khoan vào ngực biển
Nhói lòng như chạm máu xương ta
(Trích “Nghe Hịch tướng sĩ trên biển Đông”- Nguyễn Việt Chiến,
Thanh niên online, 18/05/2014)
Câu 1: Cho biết phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ:
Chúng cắm giàn khoan vào ngực biển
Nhói lòng như chạm máu xương ta
Câu 3: Hình ảnh “Ngực trần chắn đạn” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về người lính đảo?
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 5: Từ nội dung trên của đoạn thơ, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước? (Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 - 15 dòng )
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ văn tập I, NXB Giáo dục, năm 2012)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5đ): Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?
Câu 3 (1đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.
Câu 4 (1đ): Nêu bài học được rút ra từ văn bản.
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn 200 chữ nêu quan điểm của anh/chị về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...
(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất....
(Trích thư của Tống thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm) (nhận biết)
Câu 2: Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích đoạn văn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để cho thấy sự thống nhất chặt chẽ giữa đối tượng, mục đích sáng tác với nội dung, hình thức của tác phẩm:
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh Dẫn theo Ngữ văn 12, tập 1)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
(1) “Tết không chỉ là ở “ở nhà”, mà còn là “về nhà”. Người ta về là ngôi nhà ở quê xa, thăm cha thăm mẹ thăm cánh đồng đã lâu mình không thấy trải dài trong mắt. Người ta ghé nhà ông bà, thắp nén hương cho người thân đã mất, ôm lấy và ủi an người thân còn đó, cho họ biết dù mình bôn ba nơi nào vẫn còn có họ trong lòng. Người ta về qua gia đình cô, chú, dì, cháu… Về hết những “ngôi nhà” có dòng máu ruột rà đang chảy ấm thân.
(2) Thời gian ở nhà ngày Tết còn trở về trong ký ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, món ăn này đủ sức gợi nhớ cả một trời Xuân. Chưa hết, là tự tay dọn dẹp căn phòng với những gì đã cũ. Tự tay mình quét sơn tường, sơn cửa. Một chút chăm sóc tỉa tót cho chậu mai quanh năm chờ đợi một thời khắc bừng dậy huy hoàng… Chỉ cần là “ở nhà”, lúc nào cũng có rất nhiều thứ để làm trong ngày Tết.
(3) Tôi có những người bạn xa quê, họ đến một miền đất xa xôi ở bên kia nửa vòng trái đất. Những ngày Tết ở nước ngoài họ vẫn đón mừng đúng theo phong tục của người Việt, nhưng sâu thẳm trong tim họ vẫn muốn được hưởng không khí đó ở Việt Nam. “Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương…
(4) Đến cuối cùng, “ở nhà” ngày Tết không xác định bằng việc bạn sẽ ở yên trong ngôi nhà của mình, mà xác định bằng việc bạn nghĩ về ai trong trái tim. Có thể rất nhiều người sẽ không may mắn được hạnh phúc đón Xuân bên gia đình, có thể nhiều người còn ở tít nơi nào xa xôi trên trái đất, có thể rất nhiều người không còn người thân để quay về nữa… Nhưng chỉ cần bạn thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về.
(5) Đó! Đó chính là “ở nhà”, đó chính là mùa Xuân…”
(Theo Mỉm cười cho qua, NXB Trẻ, 2015, trang 169 – 171)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Nhân vật tôi quan niệm “ở nhà ngày Tết” như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1 điểm): Thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản là gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ đưa con đi thi
Cơm nắm
Khẩu trang
Mũ trùm đầu kín mít
Đường quá đông, còi xe vang như thét
Khó đi hơn cả đường cày
Con ơi, còn “phen” này
Thoát khỏi ách đồng lầm ruộng ngấu
Thoát khỏi cảnh gặt lúa đêm tránh nắng
Cầm tay mẹ nào, làm bài cố nhé con!
Cha đưa con đi thi
Áo nhàu
Da sạm
Lưng giắt thêm cái điếu cày
Con ơi, cả nhà chỉ trông vào mày
Đừng lo lắng, lúa ngoài đồng đã bán
Đủ tiền tàu xe, đủ cơm ngày ba bữa
Còn “đận” này, làm bài cố nhé con!
Nắng nóng héo hon
Mặt đường bê tông bóng rát
Vạ vật bên đường chờ làn gió mát
Chờ con tan thi, phấp phỏng nụ cười
Con làm bài
Mệt nhoài
Khó nhọc
Cos với sin quay cuồng trong lồng ngực
Áp lực đổi đời oằn trĩu những giọng văn…
Thương biết bao giọt nước mắt những người cha
Và xót xa giọt mồ hôi những mẹ quê lam lũ
Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ
Hay cứ phải cược “số phận” mình… trong những cuộc thi?
(Thơ Đỗ Nhật Nam, Dẫn theo Báo Dân Việt, thứ 6, ngày 03/07/2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2. Nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ, của cha, của con được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Theo anh/chị, mong muốn của cha, của mẹ, của con trong kì thi là gì?
Câu 4. Anh/chị nhận ra thông điệp gì cho bản thân qua câu hỏi mà tác giả đặt ra ở cuối bài thơ. (Trình bày từ 5 đến 7 dòng):
Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ
Hay cứ phải cược “số phận” mình… trong những cuộc thi?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay,
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vẻ
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập một,
NXBGD Việt Nam 2018, tr 112)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:
Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.
Có bao giờ bạn thấy một viêm kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta.
[…] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.
(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, Nxb Trẻ, tr.32-33, 2012)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) (nhận biết)
Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản? (0.5 điểm) (thông hiểu)
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản? (1.0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao? (1.0 điểm) (vận dụng)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu…
(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121
Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
“Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai. vn 3-6.2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?
“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. “ (1.0 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa này xưa...”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ....”
(Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì?
Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 2.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Tamud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
[....] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn...” - Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr 15)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Lý do đầu tiên để nhân vật tôi muốn trở thành một ngươi chính trực và biết yêu thương là gì?
Câu 3: Nội dung câu Kinh Talmud: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” được anh/chị hiểu như thế nào?
Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc người cha dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước là điều thật đặc biệt không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)