Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên



Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

1. Nội dung kiến thức

a. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tựnhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...)

b. Các dạng tài nguyên thiên nhiên

Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

2. Tiến hành

- Xem phim, tranh ảnh minh hoạ về các dạng tài nguyên thiên nhiên

Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

- Các hình thức khai thác, sử dụng gây ô nhiễm môi trường

Các hình thức gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc phục

Ô nhiễm không khí:

- Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề ...

- Ô nhiễm do phương tiện giao thông.

- Ô nhiễm từ đun nấu tại gia đình.

- Do công nghệ lạc hậu.

- Do chưa có biện pháp hữu hiệu ...

- Sử dụng thêm nhiều nguyên liệu sạch.

- Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

- Xây dựng thêm nhiều công viên xanh.

Ô nhiễm chất thải rắn:

- Đồ nhựa, cao su, giấy .... - Xác sinh vật , phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp

- Rác thải từ bệnh viện

- Giấy gói , túi ni lông

- Do chưa chấp hành quy định về xử lí rác thải công nghiệp, y tế ...

- Do ý thức của ngươìdân về bảo vệ môi trường chưa cao

- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.

Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy , khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hoá chất, vi sinh vật gây bệnh ......

Do chưa có nơi xử lí nước thải.

Xây dựng nhà máy xử lí nước thải.

Ô nhiễm hoá chất độc:

- Hoá chất độc thải ra từ các nhà máy.

- Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp ....

Do sử dụng hoá chất độc hại không đúng quy định.

- Xây dựng nơi quản lí chặt chẽ các chất gây nguy hiểm.

- Hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp,...

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán ,.....

- Do không thường xuyên làm vệ sinh môi trường.

- Do ý thức của người dân chưa cao,...

Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phong tránh.

- Hướng khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vũng tài nguyên thiên nhiên

Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức sống nào bao gồm các tổ chức sống còn lại?

  1. Quần thể
  2. Quần xã
  3. Hệ sinh thái
  4. Sinh quyền

Đáp án:

Tổ chức bao gồm các tổ chức còn lại là Sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức nào ở cấp cao nhất?

  1. Sinh quyển
  2. Quần xã
  3. Hệ sinh thái
  4. Quần thể

Đáp án:

Tổ chức bao gồm các tổ chức còn lại là Sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:

  1. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
  2. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới,đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
  3. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
  4. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.

Đáp án:

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:

Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cho các khu sinh học sau đây:

(1) Đồng rêu hàn đới. (2) Rừng lá kim phương Bắc

(3) Rừng rụng lá ôn đới. (4) Rừng mưa nhiệt đới.

Nếu phân bố theo vĩ độ và mức độ nhiệt tăng dần từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là :

  1. (1), (2), (3), (4).
  2. (4), (3), (2), (1).
  3. (4), (1), (2), (3)
  4. (3), (1), (2), (4).

Đáp án:

Phân bố theo vĩ độ và mức nhiệt độ tăng dần từ bắc cực tới xích đạo lần lượt là : (1)→(2) → (3) →(4).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?

  1. Tài nguyên sinh vật
  2. Tài nguyên khoáng sản
  3. Tài nguyên đất.
  4. Tài nguyên nước.

Đáp án:

Tài nguyên không tái sinh là Tài nguyên khoáng sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?

  1. Đất, nước và sinh vật.
  2. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều.
  3. Địa nhiệt và khoáng sản
  4. Năng lượng mặt trời và năng lượng  gió.

Đáp án:

Tài nguyên không tái sinh là địa nhiệt và khoáng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

  1. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh
  2. Bảo tồn đa dạng sinh học.
  3. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản
  4. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp

Đáp án:

Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là :

Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.

  1. (1), (2), (3), (4)
  2. (2), (3), (4), (6).
  3. (2), (4), (5), (6).
  4. (1), (3), (4), (5).

Đáp án:

Những hoạt động của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái là: (1) , (3) , (4) , (5)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây?

(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép

(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.  

(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.

(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 5

Đáp án:

Các hành động cần ngăn chặn để bảo vệ các loài quý hiếm là: (1),(3),(5)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng?

  1. Nghiêm cấm khai thác tại bãi đẻ và nơi kiếm ăn của chúng.
  2. Bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài.
  3. Bảo vệ ngay trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
  4. Bảo vệ bằng cách đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện môi trường phù hợp và được chăm sóc tốt nhất.

Đáp án:

Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là bảo vệ chúng tại các các khu bảo tồn và vườn quốc gia.,

Vì các khu bảo tồn và vườn quốc gia có điều kiện môi trường tự nhiên có các đặc điểm khí hậu gần giống với sinh cảnh mà chúng đã sống nên khả năng thích nghi tốt

Các khu bảo tồn và vườn quốc gia có hệ  động thực vật đa dạng cung cấp đủ cho chúng thức ăn cần thiết và đảm bảo cho chúng có thể giao phối tự do với các các thể cùng loài → duy trì sự đa dạng trong quần thể

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính ?

  1. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…
  2. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
  3. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.
  4. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.

Đáp án:

Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải làm tăng lượng CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cho các hoạt động sau:

1. Quang hợp ở thực vật.

2. Chặt phá rừng

3. Đốt nhiên liệu hóa thạch.

4. Sản xuất nông nghiệp.

Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính ?

  1. 4
  2. 2
  3. 1
  4. 3

Đáp án:

Các hoạt động có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính là: (2),(3)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

  1. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
  2. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
  3. Tăng cường khai thác nguồn thú rừng để bảo vệ cây
  4. Phá bỏ các khu rừng già để trồng lại mới.

Đáp án:

Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?

1. Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao

2. Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp

3. Tránh đốt rừng làm nương rẫy

4. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn tự nhiên

5. Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Đáp án:

Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là : (2) (3) (4)

1 sai , hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử , nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất câng bằng hệ sinh thái .

5 chưa đúng vì xây dựng nhà mấy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất → cần phải nghiên cứu kỹ và xây dựng phương án xử lý phòng khi có sự cố.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Có nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, có bao nhiêu giải pháp sau đây đúng?

(1) Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

(2) Trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.

(3) Tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo phải được xem là một nguyên tắc.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Số phát biểu đúng:

  1. 3
  2. 2
  3. 4
  4. 1

Đáp án:

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

1. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.

2. Trồng cây gây rừng.

3. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

4. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Tất cả những hoạt động I,II,III, IV của con người đều là các hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Để góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần:

(1) Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cữu.

(2) Sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên khoáng sản và phi khoáng sản.

(3) Bảo tồn đa đạng sinh học bằng di chuyển tất cả các loài trong tự nhiên về các khu bảo tồn nhân tạo.

(4) Phân loại, tái chế và tái sử dụng các loại rác thải.

(5) Sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng.

Số biện pháp phù hợp là:

  1. 3
  2. 4
  3. 1
  4. 2

Đáp án:

Các biện pháp phù hợp là 4,5.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

1. Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

2. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

3. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

4. Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

5. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

  1. (1), (3), (5)
  2. (2), (3), (5)
  3. (3), (4), (5)
  4. (1), (2), (4).

Đáp án:

Cần tập trung vào các giải pháp là : (1) (2) (4) để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Cho các hoạt động sau:

(1) Quang hợp ở thực vật.

(2) Chặt phá rừng

(3) Đốt nhiên liệu hóa thạch.

(4) Sản xuất nông nghiệp.

Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính ?

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Các hoạt động có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính là: (2),(3)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến là tăng nhiệt độ toàn cầu là do:

  1. CO2 ngăn cản sự bức xạ nhiệt trái đất vào vũ trụ
  2. Phản ứng chuyển hóa CO2 thành dạng khác tỏa ra nhiều nhiệt
  3. CO2 kết hợp với nước thành axit và gốc axit có tác dụng giữ nhiệt
  4. Các hoạt động công nghiệp của con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Đáp án:

Sự gia tăng CO2 trong khí quyển dẫn đến sự tăng nhiệt độ toàn cầu là do: CO2 ngăn cản bức xạ nhiệt từ mặt đất trở lại vũ trụ (hiệu ứng nhà kính).

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên