Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Chuỗi thức ăn
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → Ếch →Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải.
Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải.
2. Lưới thức ăn
- Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Quần xã càng đa dạng → lưới thức ăn càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 …
II. THÁP SINH THÁI
1. Định nghĩa
- Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
2. Phân loại
- Có 3 loại tháp sinh thái:
+ Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Chuỗi thức ăn là ?
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau
- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau
Đáp án:
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ?
- cùng nơi ở với nhau
- sinh sản với nhau
- cạnh tranh với nhau..
- dinh dưỡng với nhau
Đáp án:
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
- Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
- Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
- Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
- Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
Đáp án:
A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn
C sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau
D sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?
- Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.
- Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh
- Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng
- Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất
Đáp án:
Ý không đúng là: D
Có những chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải.
Ví dụ : giun → gà rừng → báo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn?
(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật
(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.
(3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.
(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.
- 4
- 2
- 3
- 1
Đáp án:
Các phát biểu đúng là: (2), (4)
Ý (1) sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất.
Ý (3) bậc dinh dưỡng cao nhất là sinh vật cuối cùng của chuỗi thức ăn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất
- Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.
Đáp án:
Kết luận đúng là : C
A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất (thực vật)
B sai, động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp 2
D sai bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
- Bậc 1
- Bậc 3
- Bậc 2
- Bậc 4
Đáp án:
Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là
- SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
- SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
- SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
- SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
Đáp án:
Cá rô là SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:
- Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1
- Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.
- Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.
- Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3
Đáp án:
Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
1. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
2. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
3. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
4. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
5. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
- 1
- 2
- 3
- 4
Đáp án:
Các phát biểu đúng là I, IV, V
Các phát biểu sai:
II: Sai vì sinh vật tiêu thụ gồm động vật phù du, cá trích, cá ngừ
III: Sai và cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?
1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
2. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.
3. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.
4. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.
- 1
- 2
- 4
- 3
Đáp án:
Xét các nhận xét:
1. Đúng, trong chuỗi thức ăn A→D→C→G→H, có 5 bậc dinh dưỡng.
2. Đúng, có các chuỗi thức ăn: ABEH, ACEH, ACH, ADGH, ADCH, ADCGH, ADCEH, ACGH.
3. Sai, khi kích thước loài E giảm, thì loài B, C tăng. Mà C tăng thì D giảm.
4. Đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?
- Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
- Loài C tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
- Loài D tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.
- Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn (với mắc xích đầu tiên là A và mắc xích cuối cùng là H).
Đáp án:
Xét các phương án:
A. Các loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 là: H, G, E → A đúng.
B. Loài C tham gia vào các chuỗi thức ăn: A→C→H; A→D→G→H; A→C→E→H ; A→C→G→H, A→D→C→G→H; A→D→C→H. → B sai.
C. Sai, loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn, loài E tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.
D. Sai, có 8 chuỗi thức ăn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?
- A →B → C → D.
- E → D → A → C.
- E → D → C → B.
- C → A → D → E.
Đáp án:
Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên
→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)
Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra?
- C → B → D → E.
- C → A → B → D.
- C → B → D.
- C → A → D → E.
Đáp án:
Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên
→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)
Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E; C → B → D → E; C → B → D
Không thể xảy ra C → A → B → D.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:
- Mầm bệnh
- Loài chủ chốt.
- Động vật ăn cỏ.
- Sinh vật cộng sinh.
Đáp án:
Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa
→ Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệt
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Trong hồ thủy triều, có 15 loài động vật không xương sống, sau khi một loài đã được loại bỏ, các loài còn lại phát triển mạnh mẽ. Loài được loại bỏ có thể là:
- Mầm bệnh
- Loài chủ chốt.
- Sinh vật sản xuất.
- Sinh vật cộng sinh.
Đáp án:
Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể đã phát triển mạnh mẽ hơn.→ Loài này là mầm bệnh, là 1 mắt xích tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các quần thể khác, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác phát triển mạnh mẽ hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:
- Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp
- Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.
- Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí
- Thực vật, nấm
Đáp án:
Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
- Châu chấu.
- Nhái.
- Gà.
- Cáo
Đáp án:
Sinh vật càng ở đầu chuỗi thức ăn, mất đi càng gây hậu quả lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?
- Bậc dinh dưỡng thứ 2
- Bậc dinh dưỡng thứ 4
- Bậc dinh dưỡng thứ nhất
- Bậc dinh dưỡng thứ 3
Đáp án:
Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.
- Bậc dinh dưỡng thứ ba
- Bậc dinh dưỡng thứ tư.
- Bậc dinh dưỡng thứ năm.
- Bậc dinh dưỡng thứ hai.
Đáp án:
Bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là bậc dinh dưỡng đứng ở cuối mắt xích – bậc dinh dưỡng thứ năm.
Càng lên cao thì tổng số năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng cao càng giảm đi → số lượng loài trong bậc dinh dưỡng đó cũng giảm.
Đáp án cần chọn là: C
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Sinh học 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều