Giáo án Địa Lí 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giáo án Địa Lí 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khái quát được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nông nghiệp và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu; tình hình phát triển và phân bố (trồng trọt, chăn nuôi); xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp và trình bày được tình hình phát triển, phân bố lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thủy sản và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp.
- Tự chủ và tự học: Nắm được những thông tin về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta, để từ đó góp phần định hướng nghề nghiệp của bản thân về sau.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống, suy nghĩ không theo lối mòn.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Thông qua các bảng số liệu, tư liệu … để trình bày sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản.
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới, phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nông nghiệp và trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng phát triển nông nghiệp nước ra, phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp, vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng, phân tích các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thủy sản và trình bày sự chuyển dịch cơ cấu.
3. Phẩm chất
- Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
- Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.
- Biểu đồ quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2010 và năm 2021.
- Bảng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam năm 2021.
- Bảng diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Bảng số lượng một số vật nuôi ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Bảng diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Bảng sản lượng thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều
- Thiết bị điện tử có kết nối internet.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức đã có với kiến thức bài mới, tạo hứng thú cho HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thơ nông nghiệp”, HS nêu một số ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhấn mạnh vai trò nông nghiệp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong nông nghiệp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thơ nông nghiệp”.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:
+ Mỗi đội có 3 phút để thảo luận.
+ 2 đội viết ra bảng phụ ca dao, thành ngữ, tục ngữ của đội mình.
+ Đội nào có đáp án chính xác và nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Các ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp:
• Nhất sĩ nhì nông. Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
• Có thực mới vực được đạo.
• Làm ruộng thị ra. Làm nhà thì tốn.
• Sợ mẹ cha, không bằng sợ tháng ba ngày tám.
• Được mua chê cơm hẩm. Mất mùa lẫm cơm thiu.
• …….
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Vậy nhóm ngành có những thế mạnh và hạn chế gì? Tình hình phát triển và phân bố của nhóm ngành này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới ở nước ta
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS: Khai thác thông tin mục I SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập |
1. Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa: |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Địa Lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Giáo án Địa Lí 12 Bài 14: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12