Giáo án Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Giáo án Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của. Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và phòng phòng thiên tai.
- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường nước ta.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng ( H Đ1, H Đ2, H Đ3, H Đ4).
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích ( H Đ1, H Đ 2, H Đ3, H Đ4).
- Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm (H Đ3, H Đ4).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi, động não, thuyết trình tích cực.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Atlat địa lý Việt Nam.
- Hình ảnh về suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
V. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta. Các biện pháp để bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.
b) Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
c) Nêu các loại tài nguyên khác cần sử dụng hợp lý và bảo vệ.
2. Khám phá:
Trên đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên phong phú, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi; song cũng không ít khó khăn gây ra bởi các tai biến thiên nhiên như đất nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là một yêu cầu rất bức thiết. Các nội dung này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học .
3. Kết nối:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta. ( Hình thức: Cả lớp ) - GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: + Nêu những diễn biến bất thường về thời tiết khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua. ( Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao. Mưa đá trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006; Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007; Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc tháng 2/2008 làm HS không thể đến trường để học tập...) + Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. ( Do nước thải, rác thải sau phân hủy, lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hoá chất dư thừa trong sản xuất nông nghiệp ). - Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. |
1. Bảo vệ môi trường : * Có 2 vấn đề môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu… - Tình trạng ô nhiễm MT nước, không khí, đất... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của bão ở nước ta. ( Hình thức: Cặp ) - GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1 kết hợp quan sát hình 10.3, hãy nhận xét đặc điểm của bão ở nước ta theo dàn ý: + Thời gian hoạt động của bão ............... + Mùa bão .............................................. + Số trận bão trung bình mỗi năm .......... + Cho biết vùng bờ biển nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão. Vì sao ? - HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. - HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét phần trình bày của HS và chuẩn kiến thức. |
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống : a) Bão: * Hoạt động của bão ở Việt nam: - Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI. - Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. - Trung bình mỗi năm có 8,8 trận bão. |
- GV đặt câu hỏi: Vì sao nước ta chịu tác động mạnh của bão? Nêu các hậu quả do bão gây ra ở nước ta? ( Nước ta chịu tác động mạnh của bão vì: nước ta giáp Biển Đông, nằm trong vành đai nội chí tuyến, nửa cầu Bắc là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ). - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. |
* Hậu quả của bão: - Gió mạnh và mưa lớn gây ngập úng đồng ruộng, tàn phá nhà cửa, đường xá, con người… - Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh. |
Hoạt động 3: Đề xuất các biện pháp phòng chống bão. ( Hình thức: Cặp nhóm ) |
* Biện pháp phòng chống bão: - Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão. - Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền. - Củng cố hệ thống đê kè ven biển. - Sơ tán dân khi có bão mạnh. - Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu các thiên tai ngập lụt, lũ quét và hạn hán. ( Hình thức: Nhóm ) - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. ( Xem phiếu học tập phần phụ lục ). + Nhóm 1: Tìm hiểu sự hoạt động của ngập lụt. + Nhóm 2: Tìm hiểu sự hoạt động của lũ quét. + Nhóm 3: Tìm hiểu sự hoạt động của hạn hán. - Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm ( Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) - GV đặt câu hỏi cho các nhóm: Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam ? ( Mùa khô ở miền Bắc trùng với các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên khả năng bốc hơi nước không cao. Cuối mùa đông gió Đông Bắc đi qua biển nên gây mưa phùn làm giảm mức độ khô hạn. Miền Nam mùa khô nhiệt độ cao nên khả năng bốc hơi nước lớn, gió mậu dịch khô lại bị chắn bởi các cao nguyên Nam Trung Bộ càng trở nên khô hơn khi ảnh hưởng tới Tây Nguyên và Nam Bộ ). |
b) Ngập lụt : - Ngập lụt diễn ra hầu hết các ĐB như: ĐBSH, ĐBSCL, DHMT do địa hình thấp và mưa bão tập trung gây ảnh hưởng lớn tới sx và đời sống nhân dân. c) Lũ quét : - Chủ yếu ở miền núi. - Do địa hình dốc, mất rừng. - Thiệt hại lớn về người và của cải. - Thời gian gây lũ quét các vùng khác nhau. - Phòng tránh: Quy hoạch điểm dân cư, bảo vệ rừng,làm thủy lợi… d) Hạn hán: - Diễn ra ở khắp nơi trên cả nước. - Gây thiếu nước s/x và sinh hoạt, cháy rừng. - Làm tốt thủy lợi. e) Các thiên tai khác: Động đất, lốc xoáy, mưa đá. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. ( Hình thức: Cả lớp) - GV tổ chức trò chơi: Xây dựng ngôi nhà "Việt Nam phát tnển bền vững". * Cách chơi: - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK để nhớ được các chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Giải thích ý nghĩa các chiến lược gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Bước 2: GV tổ chức HS thành 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 HS. Các đội lên bảng xây dựng ngôi nhà phát triển bền vững. ( Xem mẫu phần phụ lục ). - Bước 3: Đại diện các đội trình bày ý nghĩa của các chiến lược. - Bước 4: HS cả lớp đánh giá đội nào làm nhanh hơn, trình bày tốt hơn. . |
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường : ( Phần phụ lục ) |
4. Luyện tập:
5: Vận dụng:
? Địa phương em hay xảy ra những thiên tai nào? Nêu hậu quả và biện pháp phòng chống?
VI. PHỤ LỤC
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thiện bảng sau:
Các thiên tai | Ngập lụt | Lũ quét | Hạn hán |
---|---|---|---|
Nơi hay xảy ra |
|||
Thời gian hoạt động |
|||
Hậu quả |
|||
Nguyên nhân |
|||
Biện pháp phòng chống |
( THÔNG TIN PHẢN HỒI )
Các thiên tai | Ngập lụt | Lũ quét | Hạn hán |
---|---|---|---|
Nơi hay xảy ra |
- Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long . -Vùng trũng BTB,hạ lưu các sông lớn ở NTB |
-Vùng núi phía Bắc -Suốt dải miền Trung( Từ Nghệ an → NTB) |
- Ở miền Bắc: thung lũng Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) -đồng bằng Nam Bộ, vùng thấp TNguyên, ven biển cực NTB |
Thời gian hoạt động |
- Mùa mưa (tháng 5 - 10). -Riêng duyên hải miền Trung từ tháng 9 - 12. |
- Tháng 6 - 10 ở miền Bắc. Tháng 10 → 12 ở miền Trung. |
- Mùa khô (tháng 11 - 4). |
Hậu quả |
-Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường... |
- Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư... |
- Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt... |
Nguyên nhân |
- Địa hình thấp. - Mưa nhiều, tập trung theo mùa. - ảnh hưởng của thuỷ triều. |
- Địa hình dốc. - Mưa nhiều, tập trung theo mùa. - Rừng bị chặt phá. |
- Mưa ít - Cân bằng ẩm nhỏ hơn 0. |
Biện pháp phòng chống |
- Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi. |
- Trồng rừng, quản lí và sử dụng đất đai hợp lí. - Canh tác hiệu quả trên đất dốc. - Quy hoạch các điểm dân cư. |
- Trồng rừng. - Xây dựng hệ thống thuỷ lợi. - Trồng cây chịu hạn. |
VII. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12