Giáo án GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Giáo án GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
3. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
- Năng lực hợp tác và giao tiếp
- Năng lực tư duy phê phán
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
- Đọc hợp tác
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
IV. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD 12.
- Tình huống pháp luật liên quan đến nộ dung bài học
- Máy chiếu…
V. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Khởi động: * Mục tiêu: - Kích thích hs tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về công dân bình đẳng trước pháp luật. - Rèn luyện tư duy, phê phán cho học sinh * Cách tiến hành: - GV định hướng cho hs phân tích, xử lý tình huống liên quan đến cd bình đẳng trước pháp luật. - Gv chiếu tình huống lên máy chiếu. Anh A là nông dân, anh B là cán bộ huyện X. Khi tham gia giao thông cả 2 người đều vi phạm luật giao thông đường bộ là vượt đèn đỏ. Cả 2 người đều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản và xử phạt hành chính với mức tiền phạt như nhau. - Gv đặt câu hỏi: ? em có nhận xét gì về hành động của CSGT - 2 đến 3 hs trả lời GV nêu câu hỏi ? Từ tình huống trên và thực tế hàng ngày, em hãy cho biết thế nào là bình đẳng trước pl? * Gv chốt lại hành động của cảnh sát giao thông thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy CDBĐ trước pháp luật là gì? CDBĐ trước pháp luật được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức.. Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ * Mục tiêu. - HS Nêu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho hs. * Cách tiến hành. - GV yêu cầu hs tự đọc lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng tháng 8 (trang 27) Hỏi: Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh ? - GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ. Hỏi: Vậy theo em thế nào là quyền và thế nào là nghĩa vụ? Lấy vd - GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ. Cho ví dụ trong thực tế đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ ? Quyền Nghĩa vụ - Bầu cử, ứng cử - Lao động, tự do kinh doanh. - Sở hữu tài sản. - Học tập. - Tự do tín ngưỡng. - Khiếu nại, tố cáo - Bảo vệ tổ quốc - Nộp thuế cho nhà nước - Lao động công ích - Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà Nước - Tuân theo hiến pháp, pháp luật. - Trung thành với tổ quốc Hỏi: thế nào là công dân được bình đặng về quyền và nghĩa vụ? - Gv chính xác hóa ý kiến của hs - Kết luận Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội. |
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. |
Hoạt động 2: Xử lý tình huống tìm hiểu Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. * Mục tiêu. - Từ tình huống HS hiểu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. - Rèn luyện năng lực: Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo * Cách tiến hành - Giáo viên nêu tình huống Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều đã 19 tuổi bị công an xã bắt tại chỗ vì tội đánh bài ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và lâm riêng Huy là cháu cảu ông chủ tịch xã A nên không bị xữ phạt, chỉ bị công an xã nhắc nhở rồi cho về. Hỏi: Trong trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm có bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không? - Gv tổ chức cho hs thảo luận tình huống trên. - GV. Tóm tắt ý kiến của hs lên bảng phụ. - GV cung cấp cho hs một số tư liệu + Vụ án Trương Văn Cam có dính líu cán bộ nhà nước có hành vi bảo kê tiếp tay cho Văn Cam và đồng bọn như: Bùi Quốc Huy, Phạm Sĩ Chiến, Trần Mai Hạnh, ….Bộ chính trị ban bí thư đã chỉ đạo Đảng ủy công an, ban cán sự Đảng các cấp, các ngành nhanh chống xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ Đảng viên sai phạm. + Ngày 18/3/2008 tòa án nhân dân TPHCM xét xử vụ án phúc thẩm Lương Cao Khải nguyên vụ phó vụ 2 thanh tra chính phủ và đồng phạm liên quan đến 4 dự án của tổng công ty dầu khí Việt Nam, tòa tuyên án 17 năm tù đối với Lương Cao Khải. + Ngày 25/5/2008 tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 15 năm tù giam đối với bị cáo Ngô Văn Dược nguyên là Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ xã bắc lí phạm tội “tham ô tài chính”, “lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản” * Kết luận: - GV chính xác hóa đáp án và kết luận 1. Trong trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đã không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.Công an xã đã phân biệt đối xử khi xử phạt những người vi phạm. 2. Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng chế tài theo quy định của pháp luật. |
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Bình đẳng trước pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. |
Hoạt động 3: Thảo luận lớp tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. * Mục tiêu. - Hs nắm được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. * Cách tiến hành Gv đưa ra các câu hỏi thảo luận Hỏi Công dân thực hiện quyền bình đẳng trên cơ sở nào? Lấy ví dụ? HS trả lời: Hỏi: Vì sao nhà nước phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào hiến pháp, pháp luật? Ví dụ? HS trả lời: GV nhận xét và kết luận: Ví dụ: công dân thực hiện luật giao thông do nhà nước quy định và nhà nước có quyền xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật. GV: Vì sao nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật? HS trả lời: GV: Cho ví dụ cụ thể về bản thân em được hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ? HS tự kể ra một số quyền và nghĩa vụ của mình. - Quyền và nghĩa vụ học tập. - Quyền và nghĩa vụ bầu cử. - Quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. - Quyền và nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật. - GV kết luận: nhà nước ta vẫn quy định ưu tiên một số đối tượng công dân, nhưng không ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. - Ví dụ: ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số, con thương binh con liệt sĩ trong kì tuyển sinh * Cho các hộ nghèo vay vốn. * Chính sách ưu tiên cho cán bộ lão thành mạng, gia đình có công với cách mạng |
3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. - Công dân được thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định trong hiến pháp pháp luật. - Nhà nước ta không những đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. - Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp, cho phù hợp với từng thời kì nhất định làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước và xã hội. |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu
- Luyện tập để hs củng cố những gì đã biết về công dân BĐ trước pl, Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân
- Rèn luyện năng lực: Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Cách tiến hành
- GV Tổ chức cho hs làm bài tập1, 3
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho hs vân dụng kiến thức và kỹ năng cóa được vào các tình huống nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực:Năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Cách tiến hành:
1. Giáo viên nêu yêu cầu
a.Tự liên hệ
- hàng ngày bản thân đã được bình đẳng trước pháp luật chưa?
- Bản thân cần làm gì đề được bình đẳng trước pháp luật
b. Nhận diện xung quanh
Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện công dân bình đẳng trước pl ở địa phương em.
c. Gv định hướng hs
- tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pl
- Hs làm bài tập 2,5
5. Hoạt động mở rộng
- Cung cấp địa chỉ và hướng dẫn hs cách tìm các văn bản pl trên mạng Intenet
- Sưu tầm một số vụ án đã đưa ra xét xử thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 1)
- Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 2)
- Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3)
- Kiểm tra 1 tiết học kì I
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12