Giáo án GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 3)

Giáo án GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 3)

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Hãy cho biết học sinh THPT có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?

3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.

- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

- Thời gian tổ chức hoạt động:

*Bước 1: GV nêu các câu hỏi đàm thoại

- GV: Việc NN công nhận quyền HT của CD có ý nghĩa như thế nào đối với em?

- GV: Việc NN công nhận quyền sáng tạo của CD có ý nghĩa ntn đối với em?

- GV: Việc Nhà nước công nhận quyền được phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em?

HS nêu ý kiến.

* Bước 2: GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển tòan diện.

- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

* Hoạt động 2: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.

- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

- Thời gian tổ chức hoạt động:

* Bước 1: GV đặt các câu hỏi đàm thoại:

- GV: Nhà nước bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân bằng những cách nào?

- HS TL:

* Bước 2: GV KL, BỔ SUNG.

 + Hàng năm, Nhà nước dành khoảng 20% ngân sách quốc gia cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Hệ thống trường lớp mở rộng, thực hiện xong phổ cập giáo dục Tiểu học và đang thực hiện phổ cập Trung học cơ sở.

 + Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ những HS thuộc diện khó khăn. Điều này thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.

 + Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

- GVDL: Bác Hồ: "Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn được độc lập, nhân dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".

- Ví dụ: Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học

- Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, khoog nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

- GV: Hướng dẫn HS lấy ví dụ về những HS thuộc các đối tượng chính sách được hưởng chế độ, chính sách cụ thể ưu tiên của nhà nước?

- GV: Lấy ví dụ: Có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học- công nghệ.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

- Ví dụ: Khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển như mở trường chuyên ở các cấp THPT...

- GV: Em hãy kể những ưu đãi mà Nhà nước đã dành cho những học sinh, sinh viên giỏi?

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Trách nhiệm của NN

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.

- Nhà nước thực hiện chủ trương nâng cao dân trí.

- Nhà nước thực hiện công bằng XH trong giáo dục.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu KH.

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

* Hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.

- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

- Thời gian tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV đặt các câu hỏi đàm thoại:

- GV: Các em cần làm gì để thưcï hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình?

- GV: Liên hệ thực tế về việc thực hiện trách nhiệm CD ở địa phương và trong cả nước?

Bước 2: GV kết luận

 + CD cần có ý thức học tập tốt, học cho mình, cho gia đình và cho đất nước.

b. Trách nhiệm của CD

- Có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và cho đất nước để trở thành người có ích trong cuộc sống.

- Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:

4.1. Tổng kết:

- GV: Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.

- GV: Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

- GV: Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển.

4.2. Hướng dẫn học tập

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

* Bổ sung, rút kinh nghiệm: Không bổ sung

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên