Giáo án GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3)
Giáo án GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của CD:
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín..
2. Về kĩ năng
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự phê phán...
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
+ Thảo luận nhóm.
+ Xử lý tình huống
+ Đọc và hợp tác.
+ Phương pháp trực quan.
IV. Phương tiện dạy học
- Sách học sinh, SGV, SGK môn GDCD lớp12
- Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ
- Bộ luật hình sự
- Hiến pháp 2013...
V. Tổ chức dạy học
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Không
- Giảng bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Khởi động: * Mục tiêu: - Kích thích các em tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về các quyền tự do cơ bản của công dân cụ thể là quyền quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự phê phán của học sinh... * Cách tiến hành:. - GV định hướng cho HS: - GV nêu tình huống cho học sinh thảo luận và trả lời rồi từ đó dẫn vào bài mới. |
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân. |
2. Hoạt động hình thành kiến thức.. Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đặt vấn đề để tìm hiểu khái niệm, nội dung và ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. * Mục tiêu: - HS nêu được thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, có ý thức bảo vệ quyền tự do về chỗ ở của công dân. - Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán của HS. * Cách tiến hành: - GV: Nêu câu hỏi đàm thoại: Có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không? - HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến. - GV kết luận: Về nguyên tắc, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép. Tự tiện vào chỗ ở của người khác là vi phạm pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử lí theo pháp luật. Có khi nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân không? Đó là những trường hợp nào? - HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến. - GV kết luận: PL cho phép khám chỗ ở của một người trong hai trường hợp: + Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật liên quan đến vụ án. + Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó. Trong cả hai trường hợp được phép khám xét chỗ hoặc nơi làm việc của công dân thì việc khám xét cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật: - Chỉ được tiến hành trong trường hợp thật cần thiết và chỉ những người do pháp luật quy định thuộc Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân, Cơ quan điều tra mới có thẩm quyền ra lệnh khám. - Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt chủ nhà hoặc người đã thành niên trong gia đình, có đại diện của chinh quyền xã (phường, thị trấn) và người láng giềng chứng kiến. Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về bài tập tình huống trong SGK: Ông A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện xông vào nhà để khám. Theo em, hành vi của bố con ông A có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân hay không? Giải thích vì sao? - HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến. - GV kết luận: Hành vi của bố con ông A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì: + Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của PL thuộc TA, Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra mới có thẩm quyền khám chỗ ở của CD. Bố con ông A không có thẩm quyến này. + Việc khám xét phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục (như hướng dẫn trên đây), mà không được tự tiện xông vào nhà để khám. GV giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. |
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân * Thế nào là Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. * Nội dung: Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó. * Ý nghĩa: Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. |
Hoạt động 2:Sử dụng phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề để tìm hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín. * Mục tiêu: - HS nêu được thế nào là Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín và nội dung của Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín. - Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV: - Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của công dân? - Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín? Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau. - HS: Trao đổi, bổ xung ý kiến. - GV kết luận: + Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của mỗi con người, thuộc bí mật đời tư của cá nhân, cần phải được bảo đảm an toàn và bí mật. |
d) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín - Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân. - Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thọai, điện tín của người khác. - Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới. |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS cũng cố những gì đã biết về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.., biết ứng xử phù hợp đúng pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 11 SGK trang 67
- HS làm bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, lớp bổ sung ý kiến
- GV chính xác hóa kiến thức
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành::
a, Tự liên hệ:
- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.. Liên hệ bản thân?
b, Nhận diện xung quanh:
- Em hãy nêu những ví dụ về những hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
c, GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
d, HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ: http://moj.gov.vn
- HS sưu tầm một số ví dụ về Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:
- Ngoại khóa: Luật giao thông đường bộ- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của công dân
- Ôn tập học kì I
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 4)
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 1)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12