Giáo án GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 2)

Giáo án GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện một số nội dung quyền dân chủ của công dân.

- Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.

2. Về kĩ năng

- Biết quan sát, phân tích, nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở cơ sở.

3. Về thái độ

- Hình thành ý thức, niềm tự hào và thái độ tích cực của công dân, học sinh với việc thực hiện các quyền tự do dân chủ.

II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh

Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, năng lực tư duy

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

- Thảo luận lớp, TL nhóm; nêu vấn đề, đọc hợp tác

IV. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa GDCD lớp 12; SGV lớp 12; các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng liên quan đến bài học.

- Phương tiện: thước kẻ, giấy khổ lớn, bút dạ...

V. Tổ chức dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1

Đàm thoại tìm hiểu khái niện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Mục tiêu:

- HS hiểu được khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Rèn luyện NL tự học

* Cách tiến hành

- Gv đặt vấn đề: Hiến pháp 1992 quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của xã hội.

GV hỏi: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ?

HS trả lời

* GV kết luận

2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Là quyền của công dân tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế, xã hội.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Mục tiêu:

- HS hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, có thái độ phê phán với các hành vi vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Rèn luyên NL Hợp tác và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế để tìm hiểu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Cách tiến hành

GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở sau:

- Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thực hiện bằng cách nào?

- Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thê hiên qua cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra. Em cho biết cách thực hiện cơ chế này?

- GV yêu cầu HS làm việc độc lập để trả lời các câu hỏi trên, sau đó trao đỏi với bạn bên cạnh mình theo nhóm ghép đôi để thống nhất kết quả. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, GV tổ chức cho HS trả lời, bổ sung, tranh luận.

* Gv nhận xét, bổ sung và chốt lại các ý sau:

GV phân tích thêm cho HS về cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra.

- Những việc phải thông báo cho dân biết để thực hiện.

- Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết hoạc bỏ phiếu kín tại các hội nghị.

- Những việc dân được thảo luận tham gia ý

- Những việc dân được thảo luận tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

- Những việc nhân dân ở xã kiểm tra, giám sát.

b. Nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

* Ở phạm vi cả nước:

- Tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng các vấn đề văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến quyền lợi và lợi ích cơ bản của công dân.

- Thảo luận và biểu quyết những vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý dân.

* Ở phạm vi cơ sở.

- Dân chủ trực tiếp được thực hiện cơ sở cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra.

Hoạt động 3

Đọc và xử lí thông tin tìm hiểu ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Mục tiêu:

- HS hiểu được ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Rèn luyên NL tư duy cho HS

* Cách tiến hành

Giáo viên sử dụng ví dụ trong SGK trang 73 và đưa ra câu hỏi:

- Việc làm trên của Chính phủ nhằm mục đích gì?

- Từ đó, em hãy nêu ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

HS đọc và suy nghĩ trả lời

* GV chốt lại

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào bộ máy hoạt động của nhà nước.

- Nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân...

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên