Giáo án GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 2)
Giáo án GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 2)
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày nội dung quyền tự do kinh doanh của công dân?
2. Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh?
3. Giảng bài mới
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại., thảo luận nhóm - Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân, học theo nhóm. - Thời gian tổ chức hoạt động: *Bước 1: GV phân nhóm, quy định thời gian thảo luận cho từng nhóm. *Bước 2: GV nêu câu hỏi thảo luận cho từng nhóm. - Nhóm 1: Tại sao Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số? - Nhóm 2: Theo em, quy định của pháp luật nước ta về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con có phải là ngăn cấm sinh nhiều con không? Có cản trở công dân thực hiện quyền tự do gia đình ít con? - Nhóm 3: Nhà nước ta đã ban hành những văn bản phòng chống tệ nạn xã hội nào ? * Bước 3: GV Nhận xét, bổ sung, kết luận. * Pháp luật về việc làm Nhà nước quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy là nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, để giải quyết vấn đề công ăn việc làm- một trong những vấn đề xã hội gay gắt nhất hiện nay. Đồng thời, với các quy định khuyến khích cơ sở kinh doanh tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số, pháp luật góp phần thực hiện bảo đảm công bằng xã hội ở nước ta. * Pháp luật về dân số Pháp luật không có bất kỳ một quy định nào ngăn cấm sinh nhiều con và cũng không hề cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình. Quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con chính là nhằm tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục con chu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. * Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái giống nòi, làm hạ thấp phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 và Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003. Pháp luật quy định, phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. |
c. Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội * Pháp luật về việc làm Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới. Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế họach hóa gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững;… Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân quy định các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi. Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,… Chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm tăng trưởng kinh tế, Nhà nước ta phải quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội, với quan điểm thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020 là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. |
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1. Tổng kết:
- GV củng cố nội dung chính của bài học
- Hướng dẫn HS làm một số bài tập trong SGK
4.2. Hướng dẫn học tập
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc phần tiếp theo bài 9
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 2)
- Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 3)
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 1)
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 3)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12