Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng, mỏ kim loại phổ biến.
- Trình bày và giải thích được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như natri (sodium), magnesium, nhôm (aluminium); phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper).
- Trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến như sắt, nhôm, đồng…
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về quặng, mỏ kim loại trong tự nhiên và các phương pháp tách kim loại.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến sắt, nhôm, đồng, ...
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học liên quan đến quặng, mỏ kim loại trong tự nhiên để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực hóa học
Thành phần nhận thức hóa học
- Nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng, mỏ kim loại phổ biến.
- Trình bày và giải thích được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như natri (sodium), magnesium, nhôm (aluminium); phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper).
- Trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến như sắt, nhôm, đồng…
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên (GV):
• SGK, các hình ảnh có nội dung liên quan đến bài học.
• Phiếu KWL, phiếu học tập.
2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập, các thiết bị điện tử phục vụ cho việc học (laptop, tablet, máy tính bàn, điện thoại)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung và nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: HS xác định được nhiệm vụ học tập thông qua hoàn thành phiếu KWL.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số nhiệm vụ xác định được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS điền những điều đã biết vào cột K (Know) và những điều muốn biết vào cột W (Want) trong bảng KWL
K |
W |
L |
|
Căn cứ để lựa chọn phương pháp phù hợp tách kim loại ra khỏi hợp chất của chúng |
|||
Các công đoạn để tái chế kim loại từ phế liệu |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS điền vào bảng KWL theo hiểu biết và nhận thức của cá nhân.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV mời đại diện một số HS lên báo cáo phần hiểu biết (know) và mong muốn (want) về các nội dung trong bảng KWL đã thực hiện.
GV mời một số HS bổ sung thêm cho phần báo cáo.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV xác định các nhận thức đúng của HS về các chủ đề trong phiếu KWL.
GV định hướng nhiệm vụ, nội dung của buổi học: Tách kim loại và tái chế kim loại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của kim loại
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình tìm tòi khám phá, HS nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng phổ biến.
b. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, tìm tòi các nguồn thông tin (sách giáo khoa, nguồn thông tin trên mạng,v.v.) để trình bày về trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng phổ biến bằng các hình thức tự chọn.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS và các sản phẩm minh họa kèm theo (bài trình chiếu, báo tường, sơ đồ tư duy,v.v.)
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS: tìm kiếm các nguồn tài liệu, thảo luận và trình bày trạng thái tự nhiên của các kim loại và một số quặng phổ biến với các hình thức tự chọn (trình bày bảng, bài trình chiếu, báo tường,v.v.). GV công bố các tiêu chí đánh giá: - Trình bày rõ ràng, đầy đủ về trạng thái tự nhiên của các kim loại và một số quặng phổ biến cho tất cả các bạn HS khác được rõ. - Nếu có sử dụng các phương tiện minh họa thì phương tiện phải chính xác về mặt khoa học, có tính thẩm mỹ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm dựa vào thông tin thu thập được để xây dựng, thiết kế phần trình bày và phần minh họa theo các yêu cầu của GV, chuẩn bị báo cáo trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhắc lại các tiêu chí đánh giá đã đề ra. - GV mời các nhóm lên báo cáo. Các nhóm còn lại ghi nhận, đối chiếu với kết quả của nhóm báo cáo để có căn cứ cho việc đánh giá. Đồng thời để điều chỉnh, hoàn thiện bài báo cáo của nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét phần trình bày và các sản phẩm minh họa theo các tiêu chí đã đề ra. GV chốt các mức độ đạt được của các nhóm HS theo các tiêu chí đã đề ra. + GV chốt các kiến thức quan trọng, chủ chốt về trạng thái tự nhiên của các kim loại và một số loại quặng, mỏ kim loại phổ biến. + GV nêu câu hỏi định hướng cho hoạt động tiếp theo: Làm sao để tách kim loại từ các quặng? |
- Phần trình bày của HS về trạng thái tự nhiên của các kim loại và một số quặng, mỏ phổ biến. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các phương pháp tách kim loại
a. Mục tiêu: HS hoạt động theo nhóm, tổ chức lớp theo hình thức triển lãm seminar.
b. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, thảo luận và thiết kế phần trình bày trên giấy roki về quy trình sơ chế quặng và các phương pháp tách kim loại.
c. Sản phẩm học tập: Phần thuyết trình, trả lời câu hỏi của HS. Phần minh họa lý thuyết của các nhóm trên giấy roki.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức lớp thành 4 nhóm tương ứng với các phần nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS: tìm kiếm các nguồn tài liệu, thảo luận và trình bày quy trình sơ chế quặng kim loại, các phương pháp tách kim loại (thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân). GV công bố hình thức hoạt động: Các nhóm luân phiên cử các HS đứng thuyết trình và trả lời các câu hỏi thắc mắc. Các HS còn lại của nhóm sẽ lắng nghe phần thuyết trình của các nhóm khác, đặt câu hỏi và đánh giá. GV công bố các tiêu chí đánh giá: - Thuyết trình rõ ràng, đầy đủ và khoa học. - Lắng nghe, lập luận, giải trình các thắc mắc rõ ràng, đày đủ và thuyết phục. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm dựa vào các yêu cầu của GV để tiến hành hoạt động nhóm. Thu thập thông tin, thảo luận và thiết kế phần trình bày trên giấy roki về nội dung được phân công. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhắc lại hình thức tổ chức, thời gian và các tiêu chí đánh giá đã đề ra. - GV tiến hành tổ chức lớp theo hình thức triển lãm seminar. HS tiến hành tự phân công nhiệm vụ “trực trạm” và di chuyển theo hình thức hoạt động đã được công bố. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét phần trình bày và sản phẩm minh họa theo các tiêu chí đã đề ra. GV chốt các mức độ đạt được của các nhóm HS theo các tiêu chí đã đề ra. + GV chốt các kiến thức quan trọng, chủ chốt về quy trình xử lí quặng và các phương pháp tách kim loại + GV nêu câu hỏi định hướng cho hoạt động tiếp theo: Làm sao để tách kim loại từ các quặng? |
- Phần thuyết trình của HS về quy trình xử lí quặng và các phương pháp tách kim loại của HS. - Phần minh họa trên giấy roki của các nhóm HS. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12