Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Trình bày được:

• Nêu được khái niệm nước cứng, phân loại nước cứng.

• Trình bày được tác hại của nước cứng.

• Đề xuất được cơ sở các phương pháp làm mềm nước cứng.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh video tìm hiểu về nước cứng và làm mền nước cứng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về phân loại, tác hại, làm mền nước cứng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích hiện tượng tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng có chứa Mg(HCO)3

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Quảng cáo

Trình bày được:

- Biết và hiểu được khái niệm, phân loại, tác hại, cách làm mềm nước cứng.

- Biết cách nhận biết các cation Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát video dieo môn hình biết cách làm mền nước cứng.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tại sao

- Tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng chứa Mg(HCO)3

- Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng, làm hại quần áo ….?

3. Phẩm chất:

- Ham học hỏi, yêu thích môn học.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh, video về nước cứng, tác hại và làm mền nước cứng.

- Phiếu bài tập số 1, số 2....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Kiểm tra bài cũ: Không

Quảng cáo

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Thông qua câu hỏi tình huống dẫn dắt vào bài nước cứng và làm mền nước cứng?

b) Nội dung:

- Việc sử dụng nước cứng chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+ có thể gây tắc ống dẫn nước nước do tạo cặn CaCO3, MgCO3

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng

- Theo em , làm thế nào để giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nguồn nước trước khi sử dụng. Giải?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nếu câu hỏi chiếu hình ảnh học sinh quan sát trả lời.

- GV gợi ý, hỗ trợ HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Quảng cáo

Hoạt động 1: Nước cứng

Hoạt động 1.1: Khái niệm nước cứng

Mục tiêu: HS phân biệt được đâu là nước cứng, đâu là nước mền

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cho biết như thế nào là nước cưng, như thế như thế nào là nước mền.

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 19: Nước cứng và làm mềm nước cứng

Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát trả lời

Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận:

- Nước cứng là nước chưa nhiều cation Ca2+, Mg2+

- Nước mền là nước chứa ít hoặc không chứa cation Ca2+, Mg2+

I. Nước cứng

1. Khái niệm:

- Nước cứng là nước chưa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

- Nước mền là nước chứa ít hoặc không chứa cation Ca2+, Mg2+

Hoạt động 1.2: Phân loại, tác hại của nước cứng

Mục tiêu: Trình bày được nước cứng gồm bao nhiêu loại, đặc điểm của từng loại. Trình bày được tác hại của nước cứng.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn hoàn thành phiếu bài tập sau:

+ Phát phiếu bài tập hoạt động riêng lẻ trong 5 phút

+ Mỗi nhóm cử 6 HS (5 người chơi, 1 trọng tài) xếp thành hàng dọc, lần lượt dán mảnh ghép lên bảng, mỗi người chơi được điền 1 lượt, mỗi lượt dán 3 mảnh ghép sau khi điền xong về vị trí ngồi.

+ Sau khi hoan thành một thành viên thuyết trình bài làm của nhóm

+ Đội nào nhanh và chính xác nhiều hơn là đội chiến thắng. Nếu phạm quy (điền quá số đáp án, hay 1 người 2 lượt chơi sẽ loại bỏ đáp án của lượt đó).

+ Mảnh ghép đã đặt ngẫu nhiên ở mỗi giỏ của mỗi đội

Phiếu học tập số 1:

*Phân loại nước cứng:

*Tác hại của nước cứng:

Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận thông tin và hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo, thảo luận: Tiến hành chơi tròtiếp sức và báo cáo bài làm của nhóm

Kết luận, nhận định:Chiếu hình ảnh

Phân loại

- Dựa vào thành phần anion gốc acid gốc acid trong nước, nước cứng chia làm 3 loại:

+ Tính cứng tạm thời: Gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

+ Tính cứng vĩnh cữu: Gây nên bởi các muối sunfate, chloride của calcium và magnesium.

+ Tính cứng toàn phần: Gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cữu.

Tác hại của nước cứng.

Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất

- Ống dẫn nước, nồi hơi sử dụng nước cứng lâu ngày sẽ bị đóng cặn. Lớp cặn này làm giảm lưu lượng nước trong ống dẫn, làm hỏng thiết bị, làm tiêu hao thêm nhiên liệu khi đun nóng nồi hơi, thậm chí có thể gây nổ nồi hơi.

- Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng, làm hại quần áo.

- Nước cứng làm giảm hương vị của trà khi pha và của thực phẩm khi nấu.

2. Phân loại

- Dựa vào thành phần anion gốc acid gốc acid trong nước, nước cứng chia làm 3 loại:

+ Tính cứng tạm thời: Gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2

+ Tính cứng vĩnh cữu: Gây nên bởi các muối sunfate, chloride của calcium và magnesium.

+ Tính cứng toàn phần: Gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cữu.

3. Tác hại của nước cứng.

Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất

- Ống dẫn nước, nồi hơi sử dụng nước cứng lâu ngày sẽ bị đóng cặn. Lớp cặn này làm giảm lưu lượng nước trong ống dẫn, làm hỏng thiết bị, làm tiêu hao thêm nhiên liệu khi đun nóng nồi hơi, thậm chí có thể gây nổ nồi hơi.

- Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng, làm hại quần áo.

- Nước cứng làm giảm hương vị của trà khi pha và của thực phẩm khi nấu.

Hoạt động 2: Làm mền nước cứng

Hoạt động 2.1: Phương pháp kết tủa

Mục tiêu: Biết nguyên tắc, cách làm mền nước cứng bằng phương pháp kết tủa

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thánh 4 nhóm yêu cầu hoàn thànhphiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2:

- Nguyên tắc, cơ sở làm mền nước cứng?

- Nước cứng tạm thời có chứa những muối nào? khi đun nóng thì có những phản ứng hoá học nào xảy ra?

- Có thể dùng nước vôi trong vừa đủ để trung hoà muối acid thành muối trung hoà không tan, lọc bỏ chất không tan được nước mềm. Viết PTHH minh hoạ.

- Khi cho dung dịch Na2CO3, Na3PO4, vào nước cứng tạm thời hoặc vĩnh cửu thì có hiện tượng gì xảy ra? Viết PTHH dưới dạng ion.

II. Làm mền nước cứng

Phiếu học tập số 2

- Nguyên tắc làm mền nước cứng: Làm giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+.

1. Phương pháp kết tủa.

- Cơ sở: Chuyển cation Ca2+, Mg2+ trong nước về dạng chất không tan, có thể dễ dàng tách ra khỏi nước bằng cách lắng và lọc.

- Nước cứng chứa muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra muối không tan, làm mất tính cứng tạm thời của nước.

Mg(HCO3)2(aq) to MgCO3(S) + CO2(g) + H2O(l)

- Dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để phản ứng với muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 tạo ra hợp chất không tan, làm mất tính cứng tạm thời của nước.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên