Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 22: Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.
- Trình bày được một số dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch (đổi màu, kết tủa, hòa tan,..)
- Mô tả được phản ứng thay thế phối tử của phức chất bởi một số phối tử đơn giản trong dung dịch nước.
- Thực hiện được một số thí nghiệm tạo phức chất của một ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch với một số phối tử đơn giản khác nhau (ví dụ: sự tạo phức của dung dịch Cu(II) với NH3, OH–, Cl- ,...).
- Nêu được một số ứng dụng của phức chất.
2. Năng lực chung
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiến thông tin SGK và internet.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích một số hiện tượng hóa học của phức chất.
2.2. Năng lực hóa học
a) Nhận thức hóa học: Học sinh đạt được yêu cầu sau
Trình bày được
- Sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
- Dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất trong dung dịch
- Phản ứng thay thế phối tử của phức chất bởi một số phối tử đơn giản trong dung dịch nước.
- Ứng dụng của phức chất
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thảo luận, thực hành thí nghiệm phản ứng tạo phức của cation đồng.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải thích được một số hiện tượng, ứng dụng của phức chất trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về phức chất
- Học sinh có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. Thiết bị học tập và học liệu
1. Giáo viên: Phiếu học tập 1,2
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
- Hóa chất: dd CuSO4 2%, dd NH3 10%, dd CuSO4 0,5%, dd HCl đặc
2. Học sinh : SGK , vở ghi, thiết bị kết nối internet.
III. Tiến trình thực hiện
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Kích thích, thu hút sự tò mò của học sinh vào bài học
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân. GV tổ chức trò chơi “Tinh mắt”
c) Sản phẩm: Đáp án của học sinh.
b) Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “Tinh mắt”, có ma trận các chữ cái. Trong ma trận ẩn dấu 5 từ khóa, dựa vào đôi mắt tinh anh của mình. Em hãy tìm 5 từ khóa được ẩn dấu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát và tìm kiếm từ khóa Bước 3: Báo cáo và thảo luận GV gọi bất kì HS có câu trả lời Bước 4: Kết luận và nhận định GV công bố đáp án và dẫn dắt vào bài học |
5 từ khóa - Kim loại chuyển tiếp - Nguyên tử trung tâm - Cấu trúc hình học - Số phối trí - Phối tử => GV dẫn vào bài học |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1. Nghiên cứu sự hình thành phức chất aqua của cation kim loại chuyển tiếp trong dung dịch.
a) Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.
b) Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Quan sát hình ảnh các phức chất dưới đây và hoàn thiện bảng sau
Câu 2: Sử dụng sách giáo khoa “Hóa học 12 – Cánh diều” trang 146, em hãy trình bày quá trình tạo phức aqua của cation kim loại chuyển tiếp trong hình ảnh em nhận được ( giải thích bằng lời, viết phương trình hóa học) Câu 3: Phức chất aqua có dạng hình học bát diện được hình thành khi cho CrCl3 vào nước. Viết phương trình hóa học của quá trình tạo phức chất trên. |
c) Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập
Câu 1:
Phức |
Công thức |
Nguyên tố trung tâm |
Phối tử |
Số lượng phối tử |
Iron (II) hexahydrate |
[Fe(OH2)6]2+ |
Fe 2+ |
OH2 |
6 |
Iron (III) hexahydrate |
[Fe(OH2)6]3+ |
Fe3+ |
OH2 |
6 |
Cobalt (II) hexahydrate |
[Co(OH2)6]2+ |
Co2+ |
OH2 |
6 |
Cobalt (III) hexahydrate |
[Co(OH2)6]3+ |
Co3+ |
OH2 |
6 |
Câu 2: Khi tan trong nước, muối của kim loại chuyển tiếp phân li thành các cation (Mn+) và thường nhận các cặp electron hóa trị riêng từ phân tử nước để hình thành liên kết cho nhận, tạo ra phức chất.
Fe2+ (aq) + 6H2O (l) → [Fe(OH2)6]2+ (aq)
Fe3+ (aq) + 6H2O (l) → [Fe(OH2)6]3+ (aq)
Co2+ (aq) + 6H2O (l) → [Co(OH2)6]2+ (aq)
Co3+ (aq) + 6H2O (l) → [Co(OH2)6]3+ (aq)
Câu 3: Do phức chất có hình dạng bát diện
⇨ Cr3+ tạo được 6 liên kết với phân tử nước
Cr3+ (aq) + 6H2O (l) → [Cr(OH2)6]3+ (aq)
b) Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm tương ứng 1 tổ) và 4 trọng tài (mỗi tổ có 1 trọng tài quan sát, đánh giá). Lớp sẽ tham gia hoạt động học tập mang tên “Cuộc đua kì thú”. - Cuộc đua gồm 4 chặng đua +) Chặng1: Sự hình thành phức chất aqua +) Chặng 2: Dấu hiệu của phản ứng tạo phức +) Chặng 3: Phản ứng thay thế phối tử trong phức chất +) Chặng 4: Ứng dụng của phức chất. - Luật chơi: +) Mỗi chặng đua sẽ có thử thách cụ thể mà các nhóm cần vượt qua. +) Nhóm hoàn thiện thử thách đúng và nhanh nhất sẽ được tính điểm. Thang điểm theo thứ tự : 30-20-10-0. +) Trọng tài sẽ chấm điểm bài của nhóm. Nếu bài làm sai, trọng tài sẽ trả lại để hoàn thiện đến khi có kết quả chính xác. +) GV sẽ hướng dẫn và dẫn dắt vào từng chặng. - GV dẫn vào chặng số 1. - Chặng 1: Thử thách hoàn thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 15 phút. (5 phút cá nhân và 10 phút theo nhóm) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm thời gian hoạt động 5 phút cá nhân và 10 phút theo nhóm. Hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo và thảo luận - Các nhóm trình bày phiếu học tập 1. - Các nhóm khác nhận xét. Bước 4: Kết luận và nhận định - GV nhận xét và tổng hợp kiến thức. - Trọng tài tổng hợp và tính điểm. |
I. Sự hình thành phức chất aqua của cation kim loại chuyển tiếp trong dung dịch Khi tan trong nước, muối của kim loại chuyển tiếp phân li thành các cation (Mn+) và thường nhận các cặp electron hóa trị riêng từ phân tử nước để hình thành liên kết cho nhận, tạo ra phức chất. Ví dụ: Fe2+ (aq) + 6H2O (l) → [Fe(OH2)6]2+ (aq) Fe3+ (aq) + 6H2O (l) → [Fe(OH2)6]3+ (aq) Co2+ (aq) + 6H2O (l) → [Co(OH2)6]2+ (aq) Co3+ (aq) + 6H2O (l) → [Co(OH2)6]3+ (aq) Ví dụ 2 (SGK) Do phức chất có hình dạng bát diện ⇨ Cr3+ tạo được 6 liên kết với phân tử nước Cr3+ (aq) + 6H2O (l) → [Cr(OH2)6]3+ (aq) |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12