Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim.

- Trình bày được một số tính chất của hợp kim so với kim loại thành phần.

- Nêu được thành phần, tính chất và ứng dụng của một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, duralumin,…).

- Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên.

- Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.

2. Về năng lực

- Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hoá đối với sắt và thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.

3. Về phẩm chất

- Sử dụng tiết kiệm các nguyên, vật liệu bằng hợp kim.

- Có ý thức bảo vệ các đồ dùng bằng hợp kim trong gia đình để chống ăn mòn.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm.

- Hoá chất: Đinh sắt mới, dây kẽm, nước cất, nước máy (hoặc nước tự nhiên).

- Video về bảo vệ sắt bằng ăn mòn điện hoá.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

1.1. Mục tiêu

- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về phản ứng oxi hoá – khử, pin điện, tính chất hoá học của kim loại,…) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.

1.2. Nội dung

Quảng cáo

Giáo viên cho trước từ khoá là Hợp kim, tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang.

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

Câu 1: Tên kim loại màu trắng bạc được sử dụng để chế tạo hợp kim dùng trong trang trí nội thất, dây dẫn điện.

Câu 2: Tên hợp kim không gỉ được dùng sản xuất dụng cụ y tế, đồ gia dụng.

Câu 3: Hợp kim được con người sử dụng với khối lượng lớn nhất trong nhiều lĩnh vực như sản xuất phương tiện giao thông, xây dựng, cầu đường.

Câu 4: Khi tham gia phản ứng hoá học, các chất trong hợp kim thường đóng vai trò gì?

Câu 5: Tính chất khác biệt của hợp kim so với kim loại thành phần.

Câu 6: Tên gọi của quá trình phá huỷ kim loại hoặc hợp kim dưới tác động của môi trường.

Quảng cáo

1.3. Sản phẩm

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

1.4. Tổ chức thực hiện

Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.

4. Hoạt động 4: Sự ăn mòn kim loại

4.1. Mục tiêu

- Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên.

- Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hoá đối với sắt, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.

4.2. Nội dung

Nhiệm vụ 4.1: Hình thành khái niệm

1. a) Nêu nhận xét về sự biến đổi bề mặt của ống thép và chuông đồng ở Hình 22.1 (SGK trang 102).

Đồ vật

Nhận xét

Ống thép

Chuông đồng

b) Kể thêm một số hiện tượng bề mặt của các vật dụng bằng kim loại bị han gỉ khi chúng để lâu ngày trong tự nhiên mà em biết.

c) Theo em, sự biến đổi bề mặt các vật dụng ở trên là kết quả của quá trình vật lí hay hoá học?

d) Quá trình trên có phá huỷ và làm “hao hụt” một lượng kim loại hoặc hợp kim so với ban đầu không? Đề xuất một cụm từ khoa học thay thế cho cụm từ “hao hụt”.

e) Phát biểu khái niệm về ăn mòn kim loại.

Nhiệm vụ 4.2: Các dạng ăn mòn kim loại

1. Ăn mòn hoá học

Các kim loại hoặc hợp kim để lâu trong tự nhiên, khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao hoặc với các chất oxi hoá có thể bị ăn mòn hoá học.

a) Nêu đặc điểm cơ bản của ăn mòn hoá học.

b) Lấy một số ví dụ về ăn mòn hoá học mà em biết.

2. Ăn mòn điện hoá

Sự ăn mòn điện hoá xảy ra khi có sự tạo thành pin điện và kim loại đóng vai trò anode bị ăn mòn.

a) Sự ăn mòn của gang, thép trong không khí ẩm:

- Nêu nguyên nhân xuất hiện dung dịch chất điện li trên bền mặt gang, thép khi để chúng trong không khí ẩm.

- Nhận xét về số lượng và đặc điểm pin điện hoá tạo ra trên bề mặt gang, thép.

- Viết các quá trình điện cực tương ứng:

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

b) Vẽ sơ đồ Mindmap trình bày 3 điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

c) So sánh tốc độ ăn mòn điện hoá của vật liệu làm bằng sắt nguyên chất với vật liệu bằng thép khi cùng để trong không khí ẩm.

d) Từ sơ đồ Mindmap trên, cho biết ở điều kiện nào thì quá trình ăn mòn điện hoá của gang, thép ở trên không xảy ra.

3. Tiến hành thí nghiệm ăn mòn điện hoá sắt và ghi lại hiện tượng quan sát được, giải thích và nhận xét.

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại

4.3. Sản phẩm

Nhiệm vụ 4.1:

1. a) Nêu được nhận xét về sự biến đổi bề mặt của ống thép và chuông đồng.

Đồ vật

Nhận xét

Ống thép

Tạo thành gỉ sắt có màu nâu đỏ

Chuông đồng

Tạo thành gỉ đồng màu xanh

b) Kể thêm được một số hiện tượng bề mặt của các vật dụng bằng kim loại bị han gỉ như dao, kéo, khung xe, cầu, đinh sắt, ống dẫn nước, vỏ tàu thuỷ,…

c) Nhận định được sự biến đổi bề mặt là kết quả của quá trình hoá học.

d) Có dẫn tới hao hụt vì một lượng kim loại đã biến thành gỉ. Đề xuất được cụm từ thay thế là “ăn mòn”.

e) Phát biểu được khái niệm về ăn mòn kim loại.

Nhiệm vụ 4.2:

a) Sự ăn mòn của gang, thép trong không khí ẩm:

Dung dịch chất điện li: lớp nước mỏng hoà tan khí oxygen, carbon dioxide,…

– Nhận xét được hình thành vô số pin điện rất nhỏ.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên