Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 28: Sơ lược về phức chất

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 28: Sơ lược về phức chất

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được nguyên tử trung tâm; phối tử; liên kết cho – nhận giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất.

- Nêu được một số dạng hình học của phức chất (tứ diện, vuông phẳng, bát diện).

2. Về năng lực

- Trình bày được sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.

3. Về phẩm chất

- Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

- Khơi dậy ý thức sử dụng các phức chất phục vụ đời sống con người.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Mô hình các phức chất dạng tứ diện, vuông phẳng và bát diện.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

1.1. Mục tiêu

- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về phức chất đã sử dụng trong các thuốc thử Tollens, điều chế nước Schweizer, phản ứng tạo phức của methylamine với Cu(OH)2) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.

1.2. Nội dung

Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khoá.

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 28: Sơ lược về phức chất

Quảng cáo

Câu 1: Đường đi của ánh sáng trong chân không.

Câu 2: Tên một loại liên kết hoá học.

Câu 3: Tương tác hình thành giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 4: Tên loại hợp chất hữu cơ có phản ứng tráng bạc.

Câu 5: Tên gọi chung cho các loại hạt không trung hoà về điện.

Câu 6: Con người thường muốn đặt mình ở vị trí nào để nhận được sự quan tâm tối đa từ người khác?

Câu 7: Tên kim loại dẫn điện tốt nhất.

1.3. Sản phẩm

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 28: Sơ lược về phức chất

1.4. Tổ chức thực hiện

- Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.

Quảng cáo

2. Hoạt động 2: Một số khái niệm cơ bản về phức chất

2.1. Mục tiêu

– Dựa trên kiến thức sẵn có, viết được công thức phức chất của bạc trong thuốc thử Tollens, điều chế nước Schweizer, phức chất của đồng với methylamine.

– Nêu được nguyên tử trung tâm; phối tử.

2.2. Nội dung

Nhiệm vụ 2.1: Hình thành khái niệm

a) Trong hoá học, thuốc thử Tollens chứa hợp chất [Ag(NH3)2]OH được dùng nhận biết aldehyde bằng phản ứng tráng bạc.

Hợp chất [Ag(NH3)2]OH thuộc loại phức chất, đó là loại hợp chất có dấu móc vuông trong công thức hoá học.

Viết kí hiệu các nguyên tử H, N, Ag vào các quả cầu tương ứng trong mô hình của ion phức chất [Ag(NH3)2]+ sau đây:

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 28: Sơ lược về phức chất

b) Trong mỗi phức chất, nguyên tử kim loại là nguyên tử trung tâm, các phân tử hoặc ion liên kết với nguyên tử trung tâm gọi là phối tử.

Chỉ ra nguyên tử trung tâm và phối tử trong ion phức chất [Ag(NH3)2]+.

c) Xác định điện tích của ion phức chất.

Nhiệm vụ 2.2: Hình thành khái niệm

Trong hoá học, nước Schweizer hoà tan được cellulose do chứa ion phức chất [Cu(NH3)4]2+.

a) Chỉ ra nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất.

b) Cho biết số lượng phối tử và điện tích của ion phức chất.

Nhiệm vụ 2.3: Ví dụ minh hoạ

Khi cho Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch CH3NH2 thu được dung dịch có màu xanh lam của phức chất [Cu(CH3NH2)4](OH)2.

a) Chỉ ra nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất.

b) Cho biết số lượng phối tử và điện tích của ion phức chất.

2.3. Sản phẩm Nhiệm vụ 2.1:

a) Học sinh điền đúng kí hiệu các nguyên tử H, N, Ag vào các quả cầu tương ứng.

b) Học sinh xác định được nguyên tử trung tâm là Ag+, phối tử là ammonia.

c) Học sinh xác định được điện tích của ion phức là +1.

Nhiệm vụ 2.2:

a) Học sinh xác định được nguyên tử trung tâm là Cu2+, phối tử là NH3.

b) Phức chất chứa 4 phối tử và ion phức chất có điện tích là +2.

Nhiệm vụ 2.3:

a) Học sinh xác định được nguyên tử trung tâm là Cu2+, phối tử là CH3NH2.

b) Phức chất chứa 4 phối tử và ion phức chất có điện tích là +2.

2.4. Tổ chức thực hiện

- Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, sau đó thuyết trình để đánh giá đồng đẳng; đồng thời hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Một số dạng hình học của phức chất

3.1. Mục tiêu

– Nêu được một số dạng hình học của các phân tử đã biết như methane, sulur hexafluoride dựa trên mô hình của chúng.

– Nêu được một số dạng hình học của phức chất.

3.2. Nội dung

Nhiệm vụ 3.1: Phức chất có dạng hình học tứ diện

1. Trình bày hình dạng của phân tử methane em đã học ở Hoá học 11. Phân tử methane có dạng hình học nào?

2. Ion phức chất [Zn(NH3)4]2+ cũng có dạng hình học tương tự methane. Viết kí hiệu nguyên tử Zn, phân tử NH3 vào các hình cầu tương ứng:

Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 28: Sơ lược về phức chất

3. Ion phức chất [Zn(NH3)4]2+ có dạng hình học nào sau đây?

A. Tứ diện.

B. Đường thẳng.

C. Vuông phẳng.

D. Tam giác.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên