Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 3: Giới thiệu về carbohydrate

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 3: Giới thiệu về carbohydrate

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate; trạng thái tự nhiên của glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose.

- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: glucose và fructose; saccharose, maltose; tinh bột và cellulose.

- Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng của một số carbohydrate.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực hóa học:

• Năng lực nhận thức hóa học

• Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

• Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ hóa học

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên (GV): Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh

2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Glucose (C6(H2O)6), saccharose (C12(H2O)11) và tinh bột ([C6(H2O)5]n) là những hợp chất carbohydrate.

Hãy nêu một số thực vật chứa những carbohydrate này. Cho biết một số điểm chung về thành phần của các carbohydrate trên.

- HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp

- GV yêu cầu HS: tìm thêm về cấu tạo hoá học của các carbohydrate trên.

Quảng cáo

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại

Mục tiêu: Thực hiện mục tiêu cần đạt: Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate; trạng thái tự nhiên của glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose.

Góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực: Năng lực chung, năng lực hoá học, niềm yêu thích môn học.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV đặt câu hỏi, hs trả lời:

? Carbohydrate là gì; công thức chung của carbohydrate.

+ GV thông báo khái niệm và công thức chung của các carbohydrate.

? Cách phân loại carbohydrate.

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu thông tin trong bảng 3.1. Phân loại carbohydrate theo cá nhân và trả lời câu hỏi.

Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV luôn yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh họa.

Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Kết luận, nhận định:

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Khái niệm và phân loại

- Khái niệm: Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

- Phân loại:

+ Monosaccharide +H2O không phản ứng

VD: glucose; fructose.

+ disaccharide +H2O 2 monosaccharide

VD: saccharose; maltose.

+ polysaccharide +H2O nhiều monosaccharide

VD: Tinh bột, cellulose.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo hoá học và trạng thái tự nhiên

Mục tiêu: Thực hiện mục tiêu cần đạt: Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của một số carbohydrate: glucose và fructose; saccharose, maltose; tinh bột và cellulose.

Góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực: Năng lực chung, năng lực hoá học, niềm yêu thích môn học.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia HS trong lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho HS trả lời phiếu học tập số 1, 2, 3 theo 3 trạm, mỗi trạm trong thời gian 5 phút, sản phẩm trình bày vào vở ghi.

Trạm 1: Glucose và fructose

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo dạng mạch hở và mạch vòng của glucose và fructose.

- Quan sát hình 3.1 và hình 3.2. cho biết vì sao nói glucose và fructose thuộc loại hợp chất polyhydroxy carbonyl.

- Nêu trạng thái tự nhiên của glucose và fructose.

Trạm 2: Saccharose và maltose

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

- Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của saccharose và maltose.

- Quan sát hình 3.3 và hình 3.4, cho biết trong phân tử maltose, đơn vị glucose có khả năng mở vòng có đặc điểm gì khác so với đơn vị glucose còn lại.

- Nêu trạng thái tự nhiên của saccharose và maltose.

Trạm 3: Tinh bột và celulose.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

- Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose.

- Nêu các dạng cấu trúc phân tử của tinh bột và cellulose. Liên kết trong phân tử amylopectin có gì khác so với liên kết trong phân tử amylose?

- Nêu trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose.

- Hết mỗi 5 phút, HS chuyển sang trạm kế tiếp

- Khi HS đã hoàn thành hết ba trạm, GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất câu trả lời vào phiếu học tập nhóm.

Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Báo cáo, thảo luận:

+ HS lên báo cáo sản phẩm tại trạm cuối cùng.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Kết luận, nhận định:

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

II. Cấu tạo hoá học

1. Glucose và fructose

- Công thức phân tử: C6H12O6

- Công thức cấu tạo

+ Dạng mạch hở:

Glucose: Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 3: Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 1)

Fructose: Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 3: Giới thiệu về carbohydrate (ảnh 2)

+) Dạng mạch vòng

Glucose: vòng 6 cạnh (α-glucose và β-glucose)

Fructose: vòng 5 cạnh (α-fructose và β-fructose)

* Chú ý: Các đồng phân mạch hở và mạch vòng có thể chuyển hoá lẫn nhau.

2. Saccharose và maltose

- Công thức phân tử: C12H22O11

- Công thức cấu tạo:

Saccharose = (1 đ.vị glucose)-(1 đ.vị fructose)

Maltose = (1 đ.vị glucose)-(1 đ.vị glucose)

3. Tinh bột và cellulose

- Công thức phân tử: (C6H10O5)n

- Công thức cấu tạo

Tinh bột = (đ.vị α-glucose)n gồm 2 dạng:

+ amylose: mạch dài, không nhánh, xoắn lại.

+ amylopectin: mạch phân nhánh.

Cellulose = (đ.vị β-glucose)n mạch dài, không phân nhánh.

III. Trạng thái tự nhiên

Glucose

Các bộ phận của cây, cơ thể người và động vật.

Fructose

Mật ong, quả ngọt.

Saccharose

Mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.

Maltose

Mạch nha.

Tinh bột

Các loại hạt, củ quả.

Cellulose

Thành tế bào thực vật, bông, đay, gai, tre, nứa,...

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên