Giáo án Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tinh bột và cellulose

Giáo án Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tinh bột và cellulose

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các carbohydrate thuộc nhóm polysaccharide phổ biến trong đời sống.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các vấn đề về polysaccharide; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hoá học

- Nhận thức hoá học: Nêu được trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose; Viết được công thức cấu tạo dạng mạch vòng và gọi được tên của tinh bột và cellulose; Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine), của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer).

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh bột với iodine), của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer); Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose.

Quảng cáo

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh và ứng dụng của một số carbohydrate.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân.

- Yêu quý thiên nhiên và sử dụng hợp lí các nguồn carbohydrate trong tự nhiên.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tranh ảnh liên quan đến tinh bột và cellulose trong đời sống, slides bài giảng.

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Quảng cáo

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

- Xác định được nội dung sẽ học trong bài là tinh bột và cellulose, qua đó thấy được vai trò quan trọng của carbohydrate trong đời sống.

- Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật động não, nêu câu hỏi khởi động trong SGK, kết hợp một số hình ảnh ví dụ về các thực phẩm trong đời sống có thành phần là tinh bột, cellulose.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV thu các tờ giấy ghi nội dung câu trả lời của HS và liệt kê đáp án của HS trước lớp.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

Quảng cáo

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Mô tả trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose

a) Mục tiêu

- Từ thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose.

- Thông qua việc hình thành kiến thức mới về trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng slides trình bày các sản phẩm trong cuộc sống có thành phần chính là tinh bột và cellulose, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận đưa ra nội dung trả lời cho câu Thảo luận 1 trong SGK:

1. Hạt ngô và lõi ngô, bộ phận nào chứa nhiều nhiều tinh bột? Bộ phận nào chứa nhiều cellulose?

- Sau đó, GV có thể đặt thêm câu hỏi sau, yêu cầu HS trả lời nhằm giúp các em củng cố nội dung vừa tìm hiểu:

* Giấy có thể được làm từ những nguyên liệu nào trong tự nhiên? Vì sao?

- Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó củng cố thêm kiến thức về trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp được phân công và đưa ra nội dung câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

 - GV thu Phiếu học tập của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các cặp bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

1. Trong cây ngô, hạt ngô là bộ phận chứa nhiều nhiều tinh bột và lõi ngô là bộ phận chứa nhiều cellulose.

* Do cellulose là thành phần chính của bã mía, gỗ, tre, rơm, ... nên trong đời sống, giấy có thể được làm từ những nguyên liệu giàu cellulose trên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose

a) Mục tiêu

- Từ thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được cấu tạo của tinh bột và cellulose.

- Thông qua việc hình thành kiến thức mới về cấu tạo của tinh bột và cellulose, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu, thu thập các dữ kiện được cung cấp trong SGK theo các nhóm, sau đó các nhóm làm việc độc lập, cá nhân để đưa ra nội dung câu trả lời cho câu Thảo luận 2, 3 trong SGK:

2. Nguyên nhân amylopectin có mạch phân nhánh?

3. So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử amylose và cellulose.

- Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 2. Qua đó hình thành được kiến thức về cấu tạo của tinh bột và cellulose.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chủ động, suy nghĩ, thu thập thông tin trong SGK độc lập để đưa ra nội dung câu trả lời theo gợi ý của GV.

- GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV sử dụng vòng quay wheelofnames.com/vi/ để lựa chọn một vài HS đại diện trình bày câu trả lời.

- HS thảo luận về câu trả lời của các bạn, bổ sung thêm các ý còn thiếu, đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn để GV và các bạn trong lớp cùng giải đáp.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của các bạn

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

2. Amylopectin tạo bởi nhiều đơn vị α-glucose, nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glycoside, tạo thành các đoạn mạch. Ngoài ra còn có thêm liên kết α-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch là nguyên nhân dẫn đến amylopectin có mạch phân nhánh.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên