Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 6: Tinh bột và cellulose
Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 6: Tinh bột và cellulose
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của tinh bột, cellulose.
- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (Svayde)).
- Nêu được trạng thái tự nhiên và trình bày được ứng dụng của tinh bột, cellulose.
- Trình bày được sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.
2. Về năng lực
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh bột với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer). Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose.
3. Về phẩm chất
- Khám phá được vai trò của các nguồn lương thực đối với sự sống của con người, khơi dậy lòng yêu thiên nhiên.
- Có ý thức rèn luyện sức khoẻ thông qua chế độ ăn uống khoa học với hàm lượng tinh bột và chất xơ hợp lí.
- Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh sản phẩm có chứa tinh bột và cellulose; công thức cấu tạo amylose, amylopectin, glycogen và cellulose.
- Hoá chất và dụng cụ cho thí nghiệm liên quan đến tinh bột và cellose được trình bày trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
1.1. Mục tiêu
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về alcohol, carbohydrate, phản ứng thuỷ phân, phản ứng ester hoá,…) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
1.2. Nội dung
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, sau đó tìm từ chìa khoá.
Câu 1: Bộ phận của sinh giới gồm chủ yếu các sinh vật tự dưỡng.
Câu 2: Loại hạt ngũ cốc là lương thực chính của người Việt.
Câu 3: Loại cây cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp đường.
Câu 4: Chất khí cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật.
Câu 5: Chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa.
Câu 6: Quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng Mặt Trời của thực vật.
Câu 7: Thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài gọi là gì?
1.3. Sản phẩm
Cây xanh đóng vai trò tổng hợp tinh bột và cellulose trên Trái Đất khởi đầu từ quá trình quang hợp rồi đến các quá trình sinh hoá khác.
1.4. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.
2. Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử
2.1. Mục tiêu
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của tinh bột, cellulose.
2.2. Nội dung
Nhiệm vụ 2.1: Tinh bột
Dựa và kiến thức đã học ở Khoa học tự nhiên 9 và đọc mục I.1 (SGK trang 28) để tìm thông tin cần thiết.
1.
a) Viết công thức phân tử của tinh bột.
b) Với vai trò là một polymer thiên nhiên, hãy chỉ ra thành phần và tên gọi mỗi mắt xích trong tinh bột.
c) Điền các thông tin cần thiết về hai thành phần của tinh bột:
2. Xét cấu tạo một đoạn mạch amylose
- Đơn vị glucose trong mạch thuộc loại α-glucose hay β-glucose? Nêu dấu hiệu nhận biết.
- Hãy đánh số cho nguyên tử carbon số 1, 4 và 6 trên mỗi vòng, bắt đầu từ carbon liên kết với nhóm –OH hemiacetal.
- Vòng bên trái liên kết với vòng bên phải ở các vị trí carbon nào?
- Dùng mũi tên chỉ ra vị trí các liên kết α-1,4-glycoside trong đoạn mạch trên.
- Giải nghĩa các kí tự, từ ngữ trong liên kết α-1,4-glycoside.
- Quá trình thuỷ phân tinh bột sẽ tạo ra các disaccharide là saccharose hay maltose?
- Trong phân tử tinh bột sau, mắt xích nào còn chứa nhóm –OH hemiacetal? Dự đoán về khả năng phản ứng của tinh bột với thuốc thử Tollens.
3. Xét cấu tạo một đoạn mạch amylopectin.
Khi một nhóm –OH ở carbon số 6 trong mạch amylose tiếp tục tách nước với nhóm –OH hemiacetal ở carbon số 1 của đơn vị glucose khác để tạo liên kết α-1,6-glycoside, sẽ tạo ra cấu trúc mạch nhánh, gọi là amylopectin:
Dùng mũi tên chỉ ra vị trí các liên kết α-1,4-glycoside và β-1,6-glycoside trong đoạn mạch trên.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12