Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất thông qua quan sát.
- Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể này.
- Chỉ ra được các chất quanh ta tồn tại ở thể nào.
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ; sự đông đặc.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy; đông đặc; bay hơi; ngưng
tụ; sôi.
- Tìm được ví dụ về sự chuyển thể của một số chất trong tự nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lí.
- Năng lực thực hành
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Hóa chất, dụng cụ:
+ 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh nhựa, cốc nước màu (nước pha màu thực phẩm hoặc mực).
+ Mô hình hạt ở các thể rắn, lỏng, khí (hình vẽ hoặc mô hình).
+ Viên nước đá, nước, ống nghiệm, giá đỡ, nhiệt kế.
+ Nước cất, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn, giá đỡ, vải lót tay, diêm (bật lửa).
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giúp HS nhớ lại kiến thức cũ: trong tự nhiên, nước tồn tại ở ba thể rắn, lỏng, khí. Ta có thể đi trên mặt nước đóng băng đủ dày nhưng không thể đi trên mặt nước lỏng. Như vậy, cùng là chất nước, khi ở các thể khác nhau thì tính chất khác nhau.
=> GV nêu câu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước tạo ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thể của chất (15 phút)
a. Mục tiêu: HS quan sát các vật thể và chất xung quanh ta, nhận ra chất tồn tại ở các thể khác nhau.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn cho HS nhận biết về chất ở các thể khác nhau. Ví dụ: sắt (thép), bê tông, đất, cát,... ở thể rắn có hình dạng cố định. Nước, dầu ăn,... ở thể lỏng ta cần dùng cốc hay bình để chứa nó. Không khí, hơi nước, ... ở thể khí ta cần giữ chúng trong các bình chứa kín. Từ đó, HS lấy được ví dụ về các chất ở thể rắn, lỏng, khí xung quanh ta. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời câu hỏi + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng, thể khí Nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước). Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đất cũng thường ở thể rắn, thể lỏng, hoặc thể khí. Ví dụ: đất đá ở thể rắn; xăng, dầu ở thể lỏng; không khí, hơi xăng ở thể khí; cơ thể động vật có xương ở thể rắn; máu ở thể lỏng. Trả lời câu hỏi: 1. Chất ở thể rắn: gỗ, than, nến,... Chất ở thể lỏng: xăng, dầu ăn, tinh dầu... Chất ở thể khí: carbon dioxide, hơi nước,... 2. Không thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. |
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng khí (20 phút)
a. Mục tiêu: GV định hướng HS tìm tòi, khám phá về tính chất vật lí và tính chất hoá học của các chất quen thuộc hằng ngày quanh ta.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi và làm thí nghiệm.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm thí nghiệm và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm thí nghiệm trong SGK, sau đó rút ra nhận xét. + Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thực hiện thí nghiệm, viết kết quả + Thảo luận trả lời câu hỏi + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
* Tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí Kết quả thí nghiệm: Về hình dạng: thể rắn có hình dạng cố định; thể lỏng có hình dạng của một phần vật chứa và thể khí chiếm đầy thể tích vật chứa. - Về khả năng chịu nén: chất rắn và chất lỏng không bị nén, chất khí có thể nén được dễ dàng. Trả lời câu hỏi: 1. Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện khả năng lan toả trong không gian theo mọi hướng của chất ở thể khí. 2. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống thể hiện tính chất chảy và lan truyền được của chất ở thể lỏng. 3. Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì nước đóng băng ở thể rắn. Khi đó nước giữ hình dạng cố định, không bị nén và không bị chảy đi, nên có thể đứng, bước đi trên đó. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự nóng chảy và sự đông đặc (25 phút)
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn, gợi mở cho HS quan sát, đưa ra các hiện tượng xung quanh liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc, rút ra kết luận sự nóng chảy và đông đặc xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của thể rắn và thể lỏng, từ đó yêu cầu HS mô tả sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể rắn khi nhiệt độ thay đổi. + Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK phần II.1 Hoạt động nhóm: - GV cho HS làm thí nghiệm “Theo dõi nhiệt độ nước đá trong quá trình nóng chảy” trong SGK, sau đó rút ra nhận xét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thảo luận trả lời câu hỏi + HS thực hiện thí nghiệm, viết kết quả + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
II. Sự chuyển thể của chất 1. Sự nóng chảy và sự đông đặc - Các chất khác cũng có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hoặc ngược lại. + Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy. Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc. + Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ. Ví dụ, nước nóng chảy và đông đặc cùng ở 0°C. Trả lời câu hỏi: 1. Thuỷ ngân (mercury) là chất lỏng ở nhiệt độ thường. 2. Cục nước đá tan ra vì nhiệt độ phòng (25 °C) cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nước (0°C). 3. Vào mùa đông, nước trong thác nước bị đóng băng. Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Khi sang mùa hè, băng lại tan ra. Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Kết quả thí nghiệm Nhiệt độ không thay đổi trong suốt quá trình nước đá nóng chảy |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự hóa hơi và sự ngưng tụ (20 phút)
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn, gợi mở cho HS hình dung lại những hiện tượng hoá hơi trong tự nhiên, rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển thể lỏng sang hơi (nước hoa bay hơi, các chất có mùi trong hoa quả chín bay hơi nên ta ngửi thấy).
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm và câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm các ví dụ trong thực tế về sự chuyển thể lỏng sang hơi và ngược lại của nước. Phân tích ví dụ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + GV yêu cầu HS mô tả sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi và ngược lại khi tăng, giảm nhiệt độ. + Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK phần II.2 * Hoạt động nhóm: - GV cho HS làm thí nghiệm “Theo dõi nhiệt độ nước trong quá trình nước sôi” trong SGK, sau đó rút ra nhận xét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thảo luận trả lời câu hỏi + HS thực hiện thí nghiệm, viết kết quả + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ - Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi. + Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi. + Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. Trả lời câu hỏi: 1. Điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ: + Điểm giống: xảy ra ở mọi nhiệt độ. + Điểm khác: ở sự bay hơi, xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi; ở sự ngưng tụ xảy ra quá trình ngược lại. 2. Điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi. + Điểm giống: đều xảy ra sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi. + Điểm khác: sự sôi xảy ra tại nhiệt độ xác định còn sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ. Kết quả thí nghiệm Trong quá trình nước sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Điển từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể....( 1)...
Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể ....(2)... Ở thể này, nước có khả năng ...(3)... nên có thể chảy từ sông vào biển.
Ở thể... (4)..., nước không có hình dạng cố định.
Khi nước ở thể... (5)... nó ... (6).... và ...(7)... Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ
không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.
Câu 2. Kể tên những quá trình chuyển thể xảy ra ở nhiệt độ xác định mà em đã học.
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các đoạn văn sau:
- Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232 °C. Khi làm nguội thiếc lỏng đến ...(1)..., thiếc sẽ đông đặc. Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể ...(2)...
Nhiệt độ sôi của helium là -2680C. Ở nhiệt độ phòng helium ở thể …(3)…
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời
* Dự kiến sản phẩm
Câu 1.
Trên Trái Đất, nước tồn tại ở các thể rắn, lỏng và khí.
Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể lỏng. Ở thể này, nước có khả năng chảy tràn trên bề mặt nên có thể chảy từ sông vào biển.
Ở thể khí, nước không có hình dạng cố định.
Khi nước ở thể rắn, nó có hình dạng cố định và không chảy lan. Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt nước sông đóng băng.
Câu 2: Nóng chảy, đông đặc, sôi
Câu 3: (1) 2320C (2) rắn (3) khí
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (15 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
+ Giải thích vì sao chất làm bình chứa phải ở thể rắn?
+ Trình bày được sự nóng chảy, hoá hơi, ngưng tụ, đông đặc trong vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi
* Dự kiến sản phẩm
+ Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì nó có hình dạng nhất định, không chảy lỏng nên chứa được chất lỏng.
+ Nước lỏng trên bề mặt Trái Đất bay hơi và bị cuốn theo gió bay lên cao. Khi gặp lạnh, chúng ngưng tự lại thành mây (gồm các giọt nước li ti). Khi mây tập trung đủ lớn, đủ nặng rơi xuống thành mưa.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 11: Oxygen. Không khí
- Bài 12: Một số vật liệu
- Bài 13: Một số nguyên liệu
- Bài 14: Một số nhiên liệu
- Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)