Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu được các quy định, quy tắc an toàn khi học trong phòng thực hành.

- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

+ NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các quy định, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành. Nội quy phòng thực hành để tránh rủi ro có thể xảy ra.

+ NL giao tiếp và hợp tác: Hỗ trợ, thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ, xử lý tình huống thực tế: cách sơ cứu khi bị bỏng axit

- Năng lực KHTN:

+ Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

+ Phân biệt được các hình ảnh quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

3. Phẩm chất

- Yêu thích nghiên cứu khoa học

- Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

-  Các tranh, ảnh và kí hiệu về an toàn thí nghiệm.

- Bảng nội quy phòng thực hành.

- Một số dụng cụ: Áo choàng, kính bảo vệ mắt, khẩu trang, găng tay cách nhiệt,... 

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Bước đầu giúp HS phân biệt các hành động hoặc thao tác: “An toàn” và “Không an toàn” trong phòng thực hành.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát một bức tranh mô tả các HS đang đùa nghịch với các dụng cụ thí nghiệm trong phòng thực hành yêu cầu HS có thể trao đổi, thảo luận nhận ra các lỗi vi phạm và những nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.

- HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp

=> GV dẫn dắt vào bài mới

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm

a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS phân biệt được một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV nêu lí do vì sao cần phải biết và thực hiện đúng các quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu một số kí hiệu cảnh báo về an toàn và phân biệt được các kí hiệu đó trong phòng thực hành thông qua quan sát tranh, ảnh Hình 2.1. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

I. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

Hình 2.1

Trả lời câu hỏi:

Ý nghĩa các biển báo

a) Không uống nước từ nguồn lấy trong phòng thực hành.

b) Cấm lửa.

c) Không ăn uống trong phòng thực hành (VD 1).

Đặc điểm chung của 3 biển báo: Màu đỏ, cấm thực hiện (VD 2).

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định an toàn trong phòng thực hành

a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành thông qua Bảng ở mục II SGK.

 - GV nêu ra yêu cầu bắt buộc phải làm trước, trong và sau khi làm việc trong phòng thực hành, cũng như mối hiểm nguy sẽ xảy ra nếu không tuân thủ đúng các yêu cầu đó.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của mục này trong SGK.

- GV tổ chức một hoạt động: Tạo hai cột, cột (1) là “An toàn” và cột (2) là “Không an toàn” trên phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống đã nêu vào đúng cột. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đọc một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành thông qua Bảng ở mục II SGK.

+ Đại diện HS trả lời câu hỏi trong SGK, HS khác nhận xét.

+ Các nhóm hoàn thành phiếu học tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

GV luôn nhắc HS cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định an toàn trong phòng thực hành.

II. Một số quy định an toàn trong phòng thực hành

- Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính  bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).

- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

- Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hoá chất.

- Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm,...).

- Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ, rửa sạch tay bằng xà phòng.

Trả lời câu hỏi:

1. Cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng khác trên gương mặt. (VD 1)

- Đeo găng tay và mặc áo choàng để tránh việc tiếp xúc trực tiếp các chất độc hại, chất dễ ăn mòn (như: acid đặc, kiềm đặc, kim loại kiểm, phosphorus trắng, phenol,...), tránh các hoá chất văng vào người khi thao tác. (VD 1)

2. a) Chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành để phòng tránh rủi ro khi sử dụng, làm việc và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

b) Ý nghĩa các kí hiệu: a) nguy hiểm về điện, b) chất ăn mòn, c) chất độc, d) chất độc sinh học. (VDI)

HĐ:

Cột 1: Gồm a, d, e, g, h.

Cột 2: Gốm b và c (VDI).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm bài tập

Bài tập: Tạo hai cột, cột (1) là “An toàn” và cột (2) là “Không an toàn” trên phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi các mẫu tự a, b, c, ...) vào đúng cột.

a) Không được nếm các chất độc hại bằng miệng.

b) Không đùa nghịch khi làm thí nghiệm.

c) Không hít mạnh hoặc kể mũi vào gần bình hoá chất mà chỉ được dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hoá chất vào mũi.

đ) Đựng hoá chất trong các lọ dày, nút kín.

e) Khi đã có găng tay thì không cần phải rửa tay, rửa sạch các dụng cụ sau khi hoàn thành thí nghiệm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Đáp án: cột (1): a, b, c, d; cột (2): e. 

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu hỏi: Giải thích các biển báo hoặc kí hiệu cảnh báo sau đây:

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 2: An toàn trong phòng thực hành | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Giải thích đúng cả 2: Giỏi; chỉ giải thích được 1: Đạt; Không giải thích được cả 2: Không đạt.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên