Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 53: Mặt Trăng
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 53: Mặt Trăng
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS
- Hiểu được: mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất và vì sao nhìn thấy mặt trăng, hình dạng mặt trăng lại thay đổi trong một tháng.
- Vận dụng được kiến thức vào đời sống thực tế (nhìn Trăng đoán ngày).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về Mặt Trăng, các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thiết kế mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong hoạt động thiết kế mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng và giải thích được sự hình thành lịch Âm.
- Năng lực KHTN:
+ Trình bày được đặc điểm của Mặt Trăng: là vệ tinh của Trái Đất và phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời.
+ Nêu và phân biệt được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
+ Giải thích được sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
+ Thực hiện tự chế tạo mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
+ Xác định được tầm quan trọng của việc dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để tính ra các ngày Âm lịch, tác dụng của lịch Âm trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Mặt Trăng và chuyển động của Mặt Trăng, phân biệt và giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành, thảo luận về dụng cụ, cách chế tạo mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các thông số để chế tạo mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Máy chiếu, slide, phiếu học tập
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước ở nhà theo nhóm các vật liệu dùng làm dụng cụ quan sát các pha của mặt trăng như mô tả hình 53.4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho học sinh khi bước vào bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS hoạt động nhóm: Vẽ trên giấy các hình dạng mặt trăng thường nhìn thấy, đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
- GV tổng hợp các hình dạng và nêu câu hỏi: Vì sao nhìn thấy mặt trăng có hình dạng khác nhau ở các ngày khác nhau trong tháng?
Dự kiến sản phẩm:
+ Các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.
+ Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau do phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được mặt trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếu sáng.
Sau đó dẫn dắt vào bài học chính ngày hôm nay
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mặt trăng và hình dạng quan sát được của mặt trăng
a. Mục tiêu: HS đọc hiểu mục I kết hợp thông báo minh họa của GV.
b. Nội dung: HS quan sát slide và thông tin SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu slide minh họa hình ảnh trên màn hình và cho HS thảo luận trả lời nhóm các câu hỏi 1,2 Gv đặt ra câu hỏi “ vì sao nhìn thấy mặt trăng” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình, tổng hợp câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chú, nhận xét, bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá |
I. Mặt trăng và các hình dạng nhìn thấy 1. Mặt Trăng Mặt trăng là vật thể không tự phát sáng. Chúng ta nhin fthaays là do nó phản chiếu ánh sáng của mặt trời Hình dạng: hình cầu Đặc điểm: một nửa mặt trăng được mặt trời chiếu sáng, một nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không thấy được 2. Hình dạng nhìn thấy mặt trăng Không Trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng. Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.Thời gian chuyển từ Không Trăng đến Trăng tròn là khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng * CH: CH1: Trăng khuyết nửa tháng đầu và nửa tháng cuối có phần ánh sáng ngược nhau ( đối xứng nhau) CH2: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần. |
Hoạt động 2: Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của mặt trăng (các pha của mặt trăng)
a. Mục tiêu: HS sẽ hiểu được vì sao hình dạng quan sát được của mặt trăng thay đổi trong tháng
b. Nội dung: HS đọc và kết hợp trải nghiệm quan sát mặt trăng từ trái đất, qua để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS tự đọc mục II, sau đó chiếu Hình 53.3 và giải thích các pha của Mặt Trăng. - Tổ chức cho HS thực hiện mô hình quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất. - Cho HS vẽ sơ đồ vị trí Mặt trời, Trái Đất, Mặt Trăng ứng với trường hợp nhìn thấy bán nguyệt. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình, tổng hợp câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chú nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá |
II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của mặt trăng (các pha của mặt trăng) Mặt trăng quay quanh trái đất mất khoảng một tháng để đi hết một vòng ? Hoạt động: HĐ1: HS làm một hình lăng trụ có đáy là hình bát giác đều. Treo một quả bóng làm Mặt Trăng ở trong, một mặt bên khoét lỗ để chiếu đèn pin (làm Mặt Trời), ở tâm của 8 mặt khoét 8 lỗ nhỏ để quan sát 8 pha của Mặt Trăng. HĐ2: HS tự vẽ |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập:
Câu 1: Hãy điền Đúng (Đ) hoặc Sai (S) để đánh giá các câu nói về mặt trăng:
|
Nói về chuyển động của mặt trời và thiên thể |
Đánh giá |
|
1 |
Mặt trăng là một ngôi sao quay quanh trái đất |
|
|
2 |
Chỉ có một nửa mặt trăng luôn được mặt trời chiếu sáng |
|
|
3 |
Nhìn thấy Trăng tròn khi vị trí của mặt trời, trái đất, mặt trăng theo thứ tư : mặt trời- mặt trăng- trái đất |
|
|
4 |
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất |
|
Câu 2: Vẽ sơ đồ giải thích vì sao hình dạng mặt trăng quan sát được lạ thay đổi ngày này qua ngày khác
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS dựa vào hình dạng nhìn thấy của mặt trăng để đoán ngày âm lịch trong tháng
- HS về nhà tìm hiểu và hoàn thành bài tập.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận - Ứng dụng, vận dụng |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 54: Hệ Mặt Trời
- Bài 55: Ngân hà
- Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
- Bài 2: An toàn trong phòng thực hành
- Bài 3: Sử dụng kính lúp
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)