Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 32: Nấm
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 32: Nấm
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nêu được khái niệm nấm. Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua hình ảnh.
- Trình bày được các đặc điểm về môi trường sống, kích thước và hình thái nấm, tử đó trình bày được sự đa dạng nấm.
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn.
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra và trình bày được cách phòng, tránh bệnh.
- Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng như: kỹ thuật trồng nấm, phân biệt nấm ăn và nấm độc.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Các hình ảnh liên quan đến nội dung trong bài, máy chiếu, slide thuyết trình, SGV,...
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS dựa vào dự đoán các câu trả lời
b. Nội dung: HS quan sát hình và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv đưa ra câu hỏi trong phần khởi động SGK:
Các em có biết vì sao những "cây nấm" nhỏ bé này lại được coi là những sinh vật to lớn nhất trên Trái Đất không?
- HS có thể kết hợp với việc đọc phần Em có biết để đưa ra câu trả lời.
Dẫn dắt: Nấm rất đa dạng, không chỉ bao gồm những loại nấm thường ngày mà các em ăn như nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương,….mà còn gồm cả những đám mốc đen trên bánh mì hay mộc nhĩ chúng ta ăn đều thuộc giới Nấm. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi nhận diện nấm, sự đa dạng của nấm cũng như vai trò, tác hại và ứng dụng của chúng nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đa dạng nấm
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm nấm, sự đa dạng về kích thước, hình dạng, môi trường sống và phân biệt các loại nấm
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc SGK để nêu khái niệm nấm, kích thước và nơi sống của nấm - GV giới thiệu các nhóm nấm và yêu cầu HS quan sát hình ảnh các loại nấm và kể tên một số loại nấm mà em biết - Yêu cầu rút ra được kích thước, cấu tạo cơ thể, thường gặp ở….. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình và chuẩn bị câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS xung phong phát biểu, - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức |
I. Đa dạng nấm + Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bảo, sống dị dưỡng. + Hình dạng và kích thước của nắm vô cùng đa dạng, có những loại cơ thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có loại chỉ có thể quan sát thầy bằng kính hiển vi. + Sinh sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, chủ yếu ở những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, một số có thể sống ở điều kiện vô cùng khắc nghiệt. - Đại diện cho nhóm có: + Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi. ví dụ: nấm mốc đen bánh mì. nấm men rượu.... + Nấm đảm: sinh sản bằng bào từ đàm, ví dụ: nấm rơm, nấm hương. nấm sò, nấm linh chi.... + Nấm tiếp hợp: bao gồm các loại nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn như bánh mì. đào, dâu. khoai lang... trong quá trình cất trữ. |
Hoạt động 2: Vai trò của nấm
a. Mục tiêu: HS khám phá vai trò của nấm thông qua các hoạt động trong đời sống hằng ngày
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||||||||
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Trước khi đọc nội dung trong SGK, Gv yêu cầu HS nêu vai trò của nấm - Sau đó, HS đọc thông tin và bổ sung vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống - Vận dụng kiến thức về nấm để trả lời câu hỏi và hoạt động ở mục II: Dựa vào thông tin trên, trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người. Nêu tên các loại nấm em biết và tác dụng của chúng rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau:
- Em hãy giải thích vì sao cần tưới nước cho nấm. Nếu lượng nước tưới không đủ hoặc nước tưới kém vệ sinh thì điều gì sẽ xảy ra? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin trong sgk kết hợp hiểu biết để hoàn thiện câu hỏi và hoạt động - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời và bổ sung nếu thiếu - Bước 4: Kết luận, nhận định: Tiếp nhận câu trả lời và nhận xét câu trả lời của HS |
II. Vai trò của nấm: * Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường. * Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, ... Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, ...
Một lưu ý khi trồng nấm làm thực phẩm: Nếu lượng nước cung cấp cho nấm không đủ thì nấm sẽ khó phát triển do nhu cầu về độ ẩm khá lớn. Nếu nước không sạch thì các vi sinh vật khác từ nước bẩn sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nấm làm nấm không phát triển tốt |
Hoạt động 3: Một số bệnh do nấm
a. Mục tiêu: HS khám phá tác hại của nấm thông qua các ví dụ trong đời sống hằng ngày
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc SGK nêu các bệnh do nấm gây ra ở người, động vật và thực vật Gv có thể cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra theo các tiêu chí: + Nguyên nhân + Biểu hiện + Con đường truyền bệnh + Cách phòng bệnh - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin SGK VÀ ghi lại 2 câu trả lời chuẩn bị trả lời trước lớp - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Gv gọi 1 số HS trả lời, HS còn lại nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định: Gv cung cấp thêm kiến thức về nấm độc cho HS: Khi ăn phải nấm độc triệu chứng ngộ độc nấm thường gặp đầu tiên là loạn nhịp thở, chóng mặt buồn nôn, rối loạn hoạt động của bộ máy tiêu hóa, gan thận, co giật, rối loạn thần kinh, tim mạch, hôn mê và tê liệt thần kinh trung ương. Cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp đào thải được chất độc ra ngoài cơ thể như:
|
II. Một số bệnh do nấm Những bệnh gây do nấm gây lên: bệnh nấm lưỡi, lang ben, hắc lào,…ở người, bệnh mốc cam ở thực vật, bệnh nấm da ở động vật, ngộ độc thực phẩm,… Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm gây ra: + Sử dụng các loại thuốc kháng nấm + Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh,...) + Vệ sinh cá nhân thường xuyên + Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát. => Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm vì khi chúng có màu sắc bất thường hay quá hạn sử dụng, rất dễ chứa nấm mốc độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người khi ăn phải. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
+ Gv yêu cầu HS hoàn thành bài tập để đánh giá được mức độ hiểu vài và ôn tập kiến thức bài :
Câu 1 : Em hãy nêu lại một số ứng dụng của nấm đối với con người ?
Câu 2 : Chọn phát biểu không đúng ?
A. Nấm thường sống ở nơi ẩm ướt
B. Nấm có cấu tạo cơ thể giống vi khuẩn
C. Nhiều loài nấm được sử dụng làm thức ăn
D. Một số loại nấm là cơ thể đơn bào
Câu 3 : Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao các bệnh ngoài ở người do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc và dùng chung quần áo.
+ GV hoàn thành bài tập vào vở và xung phong đứng trước lớp trình bày lại câu trả lời câu hỏi của mình
+ GV và HS còn lại nghe và nhận xét :
Câu 1 : Một số ứng dụng của nấm đối với con người : sử dụng làm thực phẩm, sản xuất một số thực phẩm lên men như bia, bánh mì,… làm dược liệu, sản xuất thuốc,….
Câu 2 : B
Câu 3 : Các bệnh do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc quần áo vì các bào tử của nấm có thể tồn tại lâu trên quần áo hoặc cơ thể người bệnh, di chuyển tới người khác qua tiếp xúc
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.( làm ở nhà)
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn bài tập thực hiện ở nhà bằng cách chia nhóm theo 3-4 người, sau 23 ngày quan sát kết quả
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
- Bài 34: Thực vật
- Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
- Bài 36: Động vật
- Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)