Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS:
- Làm được tiêu bản nguyên sinh vật
- Quan sát được hình dạng, cấu tạo, khả năng di chuyển của trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi
- Vẽ được hình nguyên sinh vật
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thích nghiên cứu khoa học
- Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Thiết bị, dụng cụ, mẫu vật (phần I- SGK)
- Tiêu bản mẫu trùng roi, trùng giày
- Video sự di chuyển của trùng roi, trùng giày quan sát được bằng kính hiển vi
- Máy chiếu
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS thấy được các mẫu vật trùng roi, trùng giày còn đang sống bằng video hoặc hình ảnh trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức chiếu video sự di chuyển của trùng roi và trùng giày hoặc trực tiếp quan sát tiêu bản đã chuẩn bị sẵn và chiếu hình ảnh quan sát được bằng kính hiển vi cho HS.
Dẫn dắt bài học: Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về nguyên sinh vật, hiểu được vai trò cũng như tác hại mà chúng đem tới. Bài học ngày hôm nay chúng ta đi vào thực hành quan sát nguyên sinh vật bằng kính lúp và mô tả vẽ lại những gì mà mình quan sát được.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tiến hành quan sát
a. Mục tiêu: HS quan sát mẫu vật đã được chuẩn bị
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tiến hành quan sát thực hành + GV yêu cầu các nhóm kiểm tra số lượng thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của mỗi nhóm + GV hướng dẫn HS quan sát trùng roi và trùng giày theo các bước SGK: Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh Bước 2: Làm tiêu bản: Dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong ống thủy tinh rồi nhỏ 1-2 giọt lên lam kính, đậy lamen lại, sử dụng giấy thấm nước thừa trên lam kính. Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày ở vật kính 40x - GV hỗ trợ các nhóm trong quả trình thực hành, nhắc HS đọc trước các yêu cầu phần III để ghi lại các thông tin liên quan khi quan sát phục vụ cho việc hoàn thành các bài thu hoạch. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động theo nhóm tự làm tiêu bản và quan sát - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, ghi lại kết quả - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS quan sát và giải đáp thắc mắc HS |
II. Các tiến hành * Về trùng roi: - Cơ thể trùng roi có dạng hình thoi, thuôn về hai đầu - Hình dạng ổn định, cơ thể thay đổi khi trùng roi di chuyển - Trong cơ thể trùng roi những hạt diệp lục hình tròn hay hình bầu dục, nhờ đó mà chúng có khả năng quang hợp ( tự dưỡng) - Cơ quan di chuyển là roi bơi, nằm ở phần đầu phía trước cơ thể. Roi bơi luôn vận dụng, xoáy vào trong nước làm cho con vật vừa dịch chuyển về phía trước, vừa xoay quanh trục dọc cơ thể như một mũi khoan * Về trùng giày: - Kích thước khá lớn, dài khoảng 100 - 300 km và có hình đế giày thuôn nhỏ về phía trước, hơi phình to ở phía sau và lõm vào ở phía giữa làm cho con vật mất đối xứng. - Hình dạng cơ thể trùng giày tương đối cố định do có màng phim bao bọc xung quanh. - Chuyển vận bằng lông bơi. Lông bơi là một lớp lông ngắn bao bọc trên toàn bộ bề mặt cơ thể. Khi di chuyển, các lông bơi hoạt động không đồng đều mà kế tiếp nhau, tạo nên các làn sóng làm cho con vật vừa tiến lên phía trước, vừa xoay quanh trục của cơ thể một cách nhịp nhàng. Lông bơi vùng đuôi dài hơn dùng để lái. |
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài thu hoạch
a. Mục tiêu: Hoàn thiện bài thu hoạch
b. Nội dung: Tổng hợp lại những gì quan sát và hoàn thiện bài thu hoạch
c. Sản phẩm: Bài thu hoạch hoàn chỉnh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kết quả quan sát được bằng kính hiển vi hoặc quan sát hình 31.2, và thực hiện yêu cầu sau: 1. Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được 2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày? 3. Trùng roi và trùng giày di chuyển bằng bộ phận nào trên cơ thể - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS ghi lại kết quả đã tổng hợp vào giấy - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV thu lại bài thu hoạch - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét đánh giá |
III. Thu hoạch 1. Học sinh tự vẽ hình. 2. Đặc điểm phân biệt: trùng roi có roi bơi còn trùng giày có lông bơi. 3. Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể
|
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Bài thu hoạch - Hệ thống câu hỏi làm việc nhóm - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 32: Nấm
- Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
- Bài 34: Thực vật
- Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
- Bài 36: Động vật
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)