Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 5: Đo chiều dài
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 5: Đo chiều dài
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
- Nêu được đơn vị đo, dụng cụ thường dùng và cách đo chiều dài, thể tích.
- Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài với kết quả tin cậy.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính nắp chai.
- Năng lực KHTN:
+ Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
+ Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường.
+ Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
+ Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
+ Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
+ Trung thực: Khách quan trong kết quả.
+ Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Một số loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, compa, thước cặp (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Từ một số hình vẽ, cho HS thấy rằng giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Qua đó, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của các phép đo.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK (hoặc chiếu hình lên màn ảnh) và dự đoán xem đoạn thẳng nào dài hơn. Sau đó, cho HS tự kiểm tra dự đoán của mình bằng cách dùng thước đo.
- Đưa thêm ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai độ dài nếu chỉ ước lượng bằng mắt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài
a. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết một số đơn vị và dụng cụ đo chiều dài thường dùng, giúp các em ước lượng được các chiều dài để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp trước khi thực hiện phép đo.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: - GV: Yêu cầu HS phát biểu về các đơn vị đo độ dài mà các em đã biết và mối liên hệ giữa chúng (nếu biết). Sau đó, đưa ra đơn vị tiêu chuẩn của độ dài (mét). GV giới thiệu thêm một số đơn vị ở phần “Em có biết?”
Nhiệm vụ 2: - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK và đưa ra một số loại thước thực tế để HS nhận biết. Thảo luận dùng loại thước nào thích hợp để đo chiều dài nào. + Yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số loại thước nêu trên. + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trả lời câu hỏi + Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
I. Đơn vị đo độ dài - Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m. - Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: mm, cm, dm, km Trả lời câu hỏi: Đơn vị milimét (mm): d). Đơn vị xentimét (cm): c). Đơn vị mét (m): a), b). Đơn vị kilômét (km): e). II. Dụng cụ đo chiều dài Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,… * Lưu ý: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cân đo, chúng ta cần lưu ý: - Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần. - Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó. Trả lời câu hỏi: 1.
2.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo chiều dài
a. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ và vận dụng các bước đo chiều dài, từ đó ứng dụng để đo chiều dài trong thực tế.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Gọi một HS lên bảng tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá bằng thước sau đó GV và HS cùng nhận xét, thảo luận nêu ra các bước đo chính xác để HS ghi vào vở. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS thực hiện hoạt động thực hành theo cá nhân và hoàn thành báo cáo thực hành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần + HS tự thực hiện phép đo và hoàn thiện báo cáo thực hành. - GV: Cần lưu ý cho HS ghi nhớ và thực hiện tuần tự theo các bước đo để thu được kết quả chính xác. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
III. Cách đo chiều dài Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. Trả lời câu hỏi: 1. Việc ước lượng chiều dài trước khi đo giúp ta: (H) - Chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo. - Dùng thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp để chỉ đo một lần, tránh bị sai số lớn. - Chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị phù hợp. 2. Lỗi sai trong phép đo: (H) - Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật. - Mắt chưa nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. |
Hoạt động 3: Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được cách đo chiều dài vào đo thể tích: chất lỏng trong bình chia độ, ca đong; vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ; vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại: + Một số đơn vị đo thể tích đã học ở tiểu học;
+ Cách đọc và ghi đúng khi đo chiếu dài. - Yêu cầu HS quan sát Hình 5.4a, b và mô tả lại cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ và vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức 1 HS khác quan sát hình Hình 5.4a, b và mô tả lại cách đo + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
IV. Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Đọc kết quả đo chiều dài các bút chì trong hình dưới đây.
Câu 2. Trình bày cách đo độ dày của một tờ giấy, nếu chỉ với một thước thẳng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Thực hành đo
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Đo chiều dài, thể tích của một số vật thường gặp trong cuộc sống
- HS: Thực hành đo
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 6: Đo khối lượng
- Bài 7: Đo thời gian
- Bài 8: Đo nhiệt độ
- Bài 9: Sự đa dạng của chất
- Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)