Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 6: Đo khối lượng
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 6: Đo khối lượng
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được các dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và phòng thực hành: cân Roberval, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử
- Nêu được đơn vị đo, dụng cụ thường dùng và cách đo khối lượng
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng cân để đo khối lượng của vật.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.
- Năng lực KHTN:
+ Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
+ Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại cân thông thường.
+ Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
+ Đo được khối lượng của một vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng vật lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Một số loại cân: Roberval, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử
- Một số vật để cân
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- Gọi 1 học sinh lên lần lượt rót sữa, nước vào đầy hai cốc giống nhau. Hỏi HS “Làm thế nào để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc?”
- HS chưa cần trả lời, từ đó gv dẫn dắt vào bài mới.
- GV trình bày vấn đề: “Trong thực tế chúng ta thấy để so sánh khối lượng của vật này với vật kia, xem vật nào có khối lượng lớn hơn hay đo khối lượng bằng dụng cụ gì? Để trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta sẽ học bài: ĐO KHỐI LƯỢNG”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị khối lượng
a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm khối lượng và các đơn vị thường dùng của khối lượng.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV đặt câu hỏi, hs trả lời: ? Kể tên các đơn vị đo khối lượng mà em đã được học ở cấp 1 ? Đơn vị khối lượng hợp pháp ở nước ta là gì ? + GV giới thiệu cho học sinh biết các đơn vị khối lượng khác thường gặp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
1. Đơn vị khối lượng - Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilogam (kí hiệu: kg). * Các đơn vị khối lượng khác: - gam (g) 1g = 1000kg - miligam (mg) 1mg = 1000g - hectogam (còn gọi là lạng) 1 lạng =100g. - tạ : 1 tạ = 100 kg; tấn (t) 1t=1000kg.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
a. Mục tiêu: Thông qua việc quan sát các dụng cụ đo khối lượng, HS nhận biết được các dụng cụ đo thường dùng.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Trong gia đình em, thường đo khối lượng bằng những dụng cụ nào + GV yêu cầu hs quan sát hình 6.1 gọi tên các loại cân + Yêu cầu hs thực hiện HĐ 1 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
2. Dụng cụ đo khối lượng - HS trả lời: cân đồng hồ, cân tế - HĐ 1: 1/Việc ước lượng khối lượng giúp ta lựa chọn được dụng cụ đo khối lượng có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Ví dụ xác định khối lượng của quả cam, ta sẽ dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử. 2/ HS so sánh
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách đo khối lượng
a. Mục tiêu: Dùng cân đồng hồ và cân điện tử để đo khối lượng vật.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau:
+ Gv yêu cầu hs trả lời HĐ và CH Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
3. Cách đo khối lượng a. Dùng cân đồng hồ 1/ Ước lượng thao tác cân chính xác từng bước đọc và ghi kết quả đúng 2/ - Lưu ý xem kim cân có ở vạch số 0 hay không. - Nhìn thẳng vào mặt cân nhìn kĩ đọc đúng số mà kim cân chỉ. 3/ Ảnh hưởng tới độ chính xác của khối lượng, làm hỏng cân b. Dùng cân điện tử Các thao tác sai: a, c, d Cách khắc phục:
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Em hãy ghép tên các loại cân tương ứng với công dụng của các loại cân đó
Loại cân |
Công dụng |
1. Cân Roberval 2. Cân đồng hồ 3. Cân điện tử |
A. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam. B. Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam. C. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao. |
Câu 2: Một HS dùng cân Roberval để đo khối lượng của quyển vở và thu được kết quả 63 g. Theo em, quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hợp quả cân của cần này là bao nhiêu?
A. 2g. B. 1 g. C. 5 g D. 0,1 g
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: 1. B; 2, A ; 3. C. (Đạt)
Câu 2: Chọn B. Đạt; giải thích được (do ĐCNN 1 g): Giỏi
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
a) Đơn vị của khối lượng là gam.
b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.
c) Cân luôn luôn có hai đĩa.
d) Một tạ bằng 100 kg.
e) Một tấn bằng 100 tạ.
f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. 298 g B. 302 g C. 3000 g D. 305 g
Câu 3: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.
B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.
C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Các phát biểu đúng là a, b và d ⇒ Đáp án B
Câu 2: Kết quả đo phải là bội số của ĐCNN ⇒ Đáp án C
Câu 3: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
⇒ Đáp án C
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 7: Đo thời gian
- Bài 8: Đo nhiệt độ
- Bài 9: Sự đa dạng của chất
- Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
- Bài 11: Oxygen. Không khí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)