Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vật
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 34: Thực vật
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được thế giới thực vật đa dạng, phong phú về loài, kích thước và môi trường sống
- Phân biệt được hai nhóm: thực vật có mạch và thực vật không có mạch. Nêu được các đại diện thuộc các nhóm/ngành phân loại
- Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật với tự nhiên, con người, động vật
- Ứng dụng được những lợi ích của thực vật vào đời sống
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Tranh ảnh các loài thực vật có kích thước khác nhau
- Tranh ảnh hoặc mẫu vật các loài đại diện của mỗi ngành thực vật
- Dụng cụ chiến tranh, ảnh lên màn ảnh (nếu có)
- Phiếu học tập theo mẫu
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Đánh giá những hiểu biết đã có của HS về thực vật
b. Nội dung: HS quan sát SGK để dự đoán kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi ở phần khởi động và đến mỗi nội dung tương ứng với bài sẽ tự kiểm tra được câu trả lời của mình đã chính xác hay chưa.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv tổ chức chia lớp thành các nhóm, chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi khởi động yêu cầu HS trả lời:
- Quan sát và kể tên các loài thực vật trong hình.
- Tổ chức trò chơi thi kể tên thêm các loài thực vật mà em biết
Dẫn dắt: Xung quanh ta có muôn vàn những loài thực vật khác nhau. Thực vật rất đa dạng và chúng có những vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên và đời sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thực vật xung quanh chúng ta và trau dồi thêm nhiều điều mới lạ về chúng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự đa dạng của thực vật
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về sự đa dạng của thực vật thông qua số liệu, hình ảnh trong SGK
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào kết quả cả trò chơi khởi động kết hợp với bảng “số lượng các loài thực vật ở VN”, GV yêu cầu HS nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành Yêu cầu HS dựa vào hình 34.1 để nhận xét về kích thước cơ thể các loài trong hình và kích thước các loài thực vật nói chung Gv chiếu thêm tranh ảnh các loài thực vật có kích thước khác nhau (rất nhỏ vé, trung bình và rất lớn) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục I SGK - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân, quan sát hình - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS nhận xét, bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức |
I. Đa dạng thực vật Thực vật gồm nhiều loài và có kích thước khác nhau, sống trong những môi trường khác nhau: trên cạn, dưới nước (nước mặn, nước ngọt) Tại Việt Nam: + Số lượng loài của ngành thực vật nhiều nhất, là 10 300 loài. + Số lượng loài của ngành thực vật hạt trần ít nhất là 69 loài
|
Hoạt động 2: Nhận biết và phân biệt được các nhóm, ngành thực vật
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về sự đa dạng về số lượng loài của thực vật và phân biệt được các nhóm, ngành thực vật
b. Nội dung: HS sử dụng tranh ảnh, mẫu vật để HS quan sát và rút ra nhận xét về đặc điểm nổi bật của các nhóm/ngành thực vật
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||||||||||||||||||||||
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu sơ đồ phản nhóm thực vật, yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi: “Dựa vào đâu để phân chia thực vật thành hai nhóm: thực vật có mạch và thực vật không có mạch? Trình bày điểm khác biệt giữa hai nhóm đó GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 - 6 HS, tìm hiểu về các nhóm, ngành thực vật theo các nội dung dưới đây rồi hoàn thành kết quả thảo luận ở phiếu học tập theo mẫu Các đặc điểm tìm hiểu về các nhóm/ngành Thực vật: + Kích thước. + Nơi sống. + Cơ quan sinh sản. + Vị trí hạt (nếu có). + Đại diện. GV gợi ý kết quả phiếu học tập vừa làm chính là câu trả lời câu 1 của hoạt động ở nội dung II “Các nhóm thực vật? GV cho HS quan sát tranh, ảnh của các loài nhắc đến ở câu 2 trong hoạt động, HS dựa vào những kiến thức đã học để phân loại các loài vào ngành phù hợp và giải thích lý do vì sao lại sắp xếp như vậy. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, hoạt động nhóm và hoàn thành PHT1 và câu hỏi ở phần II - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Sau khi hoàn thành thảo luận nhóm, đại điện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp lại kết quả và nhận xét sau mỗi hoạt động của HS, chốt kiến thức. |
II. Các nhóm thực vật Các loài thực vật đều có một số đặc điểm giống nhau và từ đó chúng được chia thành 2 nhóm chính là thực vật có mạch và thực vật không mạch 1. Thực vật không mạch Là những nhóm thực vật không có hệ thống mạch, không có rễ, thân, lá (rêu, tảo) 2. Thực vật có mạch Là các nhóm thực vật có hệ mạch dẫn phát triển. Điển hình là các đại diện: + Dương xỉ +Thực vật hạt trần (có hạt nằm lộ trên các lá noãn hở) + Thực vật hạt kín (hạt được bảo vệ trong quả) CH: 1. Ở những nơi khô hạn, có nắng thì rêu không sống được vì rêu có cấu tạo đơn giản, không có mạch dẫn để hút nước nên không thể sống nơi khô hạn hay có ánh sáng chiếu vào. 2*. Rêu thường mọc ở những nơi ẩm ướt, do đó để tránh hiện tượng mọc rêu ở chân tường hay bậc thểm thì cẩn giữ cho các khu vực đó luôn khô ráo, tránh ẩm ướt. ?1. Lá non của dương xỉ cuộn tròn ở đầu. ?2. Một số loài thuộc ngành Hạt kín: hoa li, ổi, chanh, cà chua,... |
||||||||||||||||||||||||||||||
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật và ứng dụng trong đời sống
a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự quan trọng của thực vật đối với môi trường, con người, động vật, ứng dụng được vai trò của các loài thực vật có lợi cho môi trường, trong đời sống và sản xuất
b. Nội dung: HS sử dụng tranh ảnh và thông tin SGK để HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vai trò đối với môi trường
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
|
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV dẫn dắt, đưa ra câu hỏi gợi mở: Công viên, vườn quốc gia đều là những nơi mà các em đã được tới tham quan. Những nơi này trồng có rất nhiều các loài thực vật khác nhau. Khi tới đây, các em cảm thấy không khí nơi đây như thế nào? Tại sao lại như thế? GV chiếu thêm các hình ảnh về các loài cây có tác dụng làm sạch không khí thường gặp và giới thiệu về chúng (VD: cây kim tiền, cây trúc đào, cây lưỡi hổ,…) Sau khi giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Vậy vai trò của thực vật với môi trường là gì? Các em có đề xuất những biện pháp gì để bảo vệ môi trường, thực vật xung quanh chúng ta - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, quan sát và chuẩn bị câu trả lời theo yêu cầu GV - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Gọi HS trả lời và những HS còn lại nhận xét và bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và bổ sung: Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đối trọc (Hình 34.9b) lớn hơn so với nơi có rừng (Hình 34.94) vì cây trong rừng là vật cản làm giảm lượng chảy của nước mưa. Lượng chảy lớn có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của lớp đất bề mặt, lâu ngày gây sạt lở đất, xói mòn. |
III. Vai trò của thực vật 1. Vai trò đối với môi trường Vai trò: + Cân bằng khí Oxygen và carbon dioxide trong khí quyển + Giảm nhiệt độ môi trường điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính + Tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà… + Bảo vệ đất và nguồn nước, hạn chế giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai như sạt lở, lũ quét - Một số cây nên trồng trong nhà: cây lan, cây hoa mai, cây lưỡi hổ, cây thường xuân, cây trầu bà, ... - Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng trên: trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng. |
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò đối với con người và động vật
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động trong SGK để tìm hiểu vai trò của thực vật với con người GV nêu câu hỏi “Con người và động vật sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu không có thực vật?” Yêu cầu HS quan sát tranh và tự hoàn thiện bảng hoạt động trang 121 SGK - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, liên hệ tìm ra vai trò của thực vật đối với con người, động vật. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Gọi HS trả lời và những HS còn lại nhận xét và bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và bổ sung chốt kiến thức |
2. Vai trò đối với con người và động vật. + Thực vật có vai trò với động vật: là nơi ở, là thức ăn VD: trâu ăn cỏ, chim sống trên cây,…. + Vai trò của thực vật đối với con người: cung cấp oxygen; cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng và công nghiệp; làm thuốc, làm cảnh,...
|
C+ D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức vận dụng thực tế
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức vào cuộc sống
c. Sản phẩm : kỹ năng thực tiễn
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS ở nhà vận dụng những kiến thức đã học để chăm sóc cây xanh, lựa chọn được cây xanh làm sạch không khí cho gia đình, lựa chọn thực phẩm sạch,….
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện PHT - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Đặc điểm
Ngành |
Kích thước |
Nơi sống |
Cơ quan sinh sản |
Vị trí hạt |
Đại diện |
Rêu |
|
|
|
|
|
Dương xỉ |
|
|
|
|
|
Hạt trần |
|
|
|
|
|
Hạt kín |
|
|
|
|
|
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
- Bài 36: Động vật
- Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
- Bài 38: Đa dạng sinh học
- Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)