Giáo án bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp - Cánh diều

Với giáo án bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…

2. Năng lực đặc thù

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, đặc điểm văn nghị luận, truyện ngắn, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của người.

3. Về phẩm chất

- Trân trọng, tự hào về tài năng, nhân cách và công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; có ý thức học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, cách nói, cách viết của Người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

Quảng cáo

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video: https://www.youtube.com/watch?v=aiI8Z4HHHt0

- Gv đặt câu hỏi gợi mở: Em có suy nghĩ khi xem xong video về Chủ tịch Hồ Chí Minh?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Quảng cáo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, đặc điểm văn nghị luận, truyện ngắn, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của người.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao NV 

+ Trình bày những điểm nỏi bật về cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực nhiện NV cá nhân.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

NV2: Hồ Chí Minh – Nhà văn, nhà thơ lớn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau đây. 

+ Từ nội dung bài học, phân tích và làm sáng tỏ hai điểm sau:

a. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn găn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người.

b. Đó là một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú.

+ Vì sao có thể nói: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh là một phong cách đa dạng mà thống nhất.

+ Em hiểu thế nào về nhận xét “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận

1. Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất

* Anh hùng dân tộc:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)  thuở nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Từ năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh.

- Quê ở làng Kim Liên, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan.

- Năm 1910, Người vào dạy học ở trường Dục Thanh, ít lâu sau vào Sài Gòn rồi từ đó ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

- Tháng 2 năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng, chuẩn bị lực lượng để giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Ngày 2 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ngày 2 – 9 – 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

→ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, chứng kiến cảnh mất nước, nhà tan, Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ truyền thống văn hóa của dân tộc mà giá trị tập trung nhất là lòng yêu nước thiết tha, ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, tinh thần khoan dung, nhân ái,…

* Danh nhân văn hóa kiệt xuất

- Đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa thể hiện rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, từ sáng tác văn học nghệ thuật đến báo chí, tuyên truyền, giáo dục; từ những lời huấn thị đến các hoạt động thực tiễn;…

- Cốt lõi của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân.

- Về văn học, Hồ Chí Minh luôn quan niệm văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu.

→ Năm 1990, UNESCO đã ghi nhận và tôn vinh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

2. Hồ Chí Minh – Nhà văn, nhà thơ lớn

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người biểu hiện:

+ Tất cả các sáng tác của người đều hướng đến mục đích lớn nhất – sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Nội dung sáng tác của Người tập trung vào đề tài chống thực dân, phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc.

+ Thơ của người thương thể hiện tình cảm sâu nặng đối với đất nước, ca ngợi, động viên những con người kháng chiến.

- Sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú:

+ Người viết bằng nhiều thể loại với bút pháp và phong cách khác nhau. Nổi bật trong sự nghiệp của Người là các tác phẩm văn nghị luận, truyện và kí, thơ ca.

+ Các tác phẩm của Người được viết bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Pháp, tiếng Hán, chữ Quốc ngữ)

+ Sự nghiệp văn học của Người mang lại giá trị tinh thần to lớn, để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người dân Việt và bạn bè quốc tế

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên