Giáo án bài Thời gian - Cánh diều

Với giáo án bài Thời gian Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Thời gian - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Phân tích, đánh giá được chủ đề, giá trị nhận thức, thẩm mĩ, triết lí nhân sinh của văn bản thơ trữ tình hiện đại thông qua các yếu tố hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực,…

3. Về phẩm chất

- Gắn bó với quê hương, đất nước; yêu mến, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; biết trân trọng quá khứ, sống tình nghĩa; có ý nghĩa đổi mới, sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

Quảng cáo

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem 1 đoạn video bài hát Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao do ca sĩ Thanh Thúy thể hiện và yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài hát và về hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao được thấy trong Video.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Quảng cáo

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS nêu câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- Dẫn dắt vào bài học: Văn Cao không chỉ là một nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc đi cùng năm tháng, ông còn là một nhà thơ để lại cho đời nhiều vần thơ hàm súc mang những trải nghiệm cuộc sống thâm sâu. Một trong số đó là bài thơ “Thời gian” mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Quảng cáo

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Văn Cao và văn bản Thời gian.

Giáo án bài Thời gian | Giáo án Ngữ Văn 12 Cánh diều

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tác giả

- Văn Cao (1923 - 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao.

- Quê ở Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.

- Văn Cao nổi bật ở nhiều thể loại, đặc biệt là ở lĩnh vực âm nhạc, có năng khiếu ở nhiều lĩnh vực khác như hội họa, viết văn hay ở các lĩnh vực về thẩm mĩ khác.

- Giai đoạn đầu sáng tác, Văn Cao chủ yếu viết về nhạc tiền chiến sau đó mới chuyển sang viết văn, những tác phẩm của ông nổi bật và được văn học Việt Nam đánh giá cao.

2. Văn bản

- Bài thơ Thời gian được rút trong tập thơ Tuyển tập Văn Cao - Thơ sáng tác năm 1994

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Thời gian bị tàn phá.

+ Phần 2 (3 câu cuối): Khẳng định sức sống mãnh liệt và trường tồn của thời gian.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

a. Mục tiêu: Phân tích, đánh giá được chủ đề, giá trị nhận thức, thẩm mĩ, triết lí nhân sinh của văn bản thơ trữ tình hiện đại thông qua các yếu tố hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực,

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK

1. Dòng thơ đầu tiên cho thấy tác giả có cảm nhận như thế nào về thời gian?

2. Thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới tự nhiên nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng? Ảnh hưởng đó đem lại cảm xúc gì?

3. Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?

4. Em hiểu dụng ý của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối thế nào? Hãy giải thích cách hiểu của em.

5. Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

6. Bài thơ đem đến cho em những suy nghiệm gì về cuộc sống?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Câu 1

"Thời gian qua kẽ tay” là một hình ảnh thơ giàu hàm xúc, gợi liên tưởng tới sự tương phản giữa cái vô hình và cái hữu hình. Chẳng một ai có thể nắm giữ được thời gian. Bởi vậy, trước sự chảy trôi của thời gian, tác giả không khỏi ngậm ngùi nhìn “thời gian trôi qua kẽ tay”, xót xa trước sự vô nghĩa của đời người.

Câu 2

- Thời gian mang một sức mạnh tàn phá kinh khủng, giới tự nhiên cũng không thể chạy thoát khỏi nó. Theo thời gian những chiếc lá xanh tươi rồi cũng sẽ dần khô héo

- Đối với nhân vật trữ tình, kỉ niệm, hồi ức rơi như tiếng sỏi. Đây là một hiện tượng so sánh độc đáo để mô tả một âm thanh nặng nề và khô khan. Sỏi rơi “trong lòng giếng cạn” gợi lên sự cằn cỗi, thiếu sức sống. Bài thơ bị ngắt dòng đột ngột, thể hiện cảm xúc dồn nén của con người khi đứng trước sự khắc nghiệt của thời gian.

- Sự ảnh hưởng của thời gian làm cho tâm trạng tác giả tràn đầy nuối tiếc, man mác một nỗi buồn khó tả. Tuy nhiên, cũng chính từ đó, càng làm tâm hồn con người cảm thấy từng phút giây trôi qua vô cùng quý giá.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên