Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 143 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 143 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 143 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Thể hiện qua hoạt động làm việc cặp đôi và nhóm trong hoạt động Hình thành kiến thức và Luyện tập.…

2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ.

3. Về phẩm chất

Có ý thức chăm chỉ và tự giác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Kích hoạt được hiểu biết kiến thức nền liên quan đến nội dung bài học. Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Cá nhân HS thực hiện cột K, W trong bảng sau đây:

K

(Em đã biết gì về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ?)

W

(Những điều em muốn biết thêm về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ?)

L

(Những điều em đã học được về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ?)

 

   

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Quảng cáo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV ghi nhận ý kiến của HS, sau đó, giới thiệu nội dung bài học và nhiệm vụ HT.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục đích: Nhận biết được kiến thức về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: HS đọc mục Biện pháp tu từ nghịch ngữ: đặc điểm và tác dụng ở phần Tri thức Ngữ văn (SGK, tr. 37) và điền vào sơ đồ sau:

Biện pháp tu từ nghịch ngữ:

+ Khái niệm

+ Đặc điểm

+ Tác dụng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận

Nghịch ngữ là biện pháp tu từ kết hợp các từ ngữ biểu thị những khái niệm mâu thuẫn nhau để tạo ra những cách nói, cách viết trái với cách nói, cách viết thông thường nhằm mục đích làm nổi bật bản chất vấn đề, gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp cận đồng thời làm tăng ức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Biện pháp tu từ nghịch ngữ trong tiêu đề tác phẩm Kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long), Âm thanh im lặng (Vũ Quần Phương), Tuyết bỏng (Bôn-đa-rép),…

Trong các tiêu đề trên, việc kết hợp các từ ngữ biểu thị những khái niệm mâu thuẫn nhau: “kẻ sát nhân” và “lương thiện”, “âm thanh” và “im lặng”, “tuyết” và “bỏng” đã tạo ra những cách diễn đạt độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Phân tích được biện pháp tu từ nghịch ngữ và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức để làm bài tập trong sgk

c. Sản phẩm: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện các bài tập trong sgk

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

Bài tập 1:

a. Nghịch ngữ thể hiện qua cụm từ “hạnh phúc” và “tang gia”.

Tác dụng: Làm nổi bật sự mâu thuẫn, trái ngược trong tâm trạng của nhân vật, tạo cách diễn đạt độc đáo, gây ấn tượng.

b. Nghịch ngữ xuất hiện qua các cụm từ như “chết” và “lần này là lần đầu”, “chết ở tỉnh” và “nên chọn vào đêm thứ Sáu”, “chết vì tai nạn” và “tránh ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ”.

Tác dụng: Nêu bật hài kịch trong việc chôn cất người chết của người dân trong xã hội cũ, đồng thời thể hiện sự châm biếm, góp phần tạo nên cách diễn đạt ấn tượng.

Bài tập 2:

Trong các ngữ liệu, ta thấy có những cách diễn đạt trái với diễn đạt thông thường, như:

“Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn” và “Được ông nhận tiền, thực vinh dự cho tôi quá rồi”.

Tác dụng: Những cách diễn đạt này tô đậm hành động hối lộ và bản chất nịnh nọt, luồn cúi của các nhân vật, tạo hiệu ứng châm biếm, trào phúng.

(Có thể kết hợp giới thiệu tác dụng của nghịch ngữ ngay trong các lượt lời.)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên