Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 51 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 51 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số biện pháp tu từ trong thơ.
- Phân tích được đặc điểm và tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.
- Biết được bối cảnh giao tiếp để từ đó biết cách sử dụng biện pháp tu từ hợp lí.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận biết và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
3. Về phẩm chất
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc tên bài học và hoàn thành cột K, W của phiếu KWL để xác định những điều đã biết và muốn biết về nội dung của bài học.
K |
W |
L |
Những điều đã biết về biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, đối |
Những điều muốn biết thêm về biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, đối |
… |
… |
… |
… |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh hoàn thành cột K, W
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 3 HS trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
Mỗi biện pháp tu từ được người viết sử dụng có chủ đích nhằm đem lại những hiệu quả tu từ khác nhau. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đặc điểm và tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi: + Nêu dấu hiệu và tác dụng của các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ, phép đối. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Biện pháp tu từ nhân hóa - Nhân hoá là một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Biện pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, khiến tác phẩm ấy trở nên sinh động, có hồn hơn. - Biện pháp nhân hoá rất quan trọng trong văn học, nghệ thuật. Đây là biện pháp có thể làm cho động vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người biết yêu và quý trọng thiên nhiên, động vật hơn. Không những thế, khi được sử dụng biện pháp nhân hoá, có thể thấy câu văn trở nên sinh động và có hồn hơn rất nhiều so với cách miêu tả bình thường khác. 2. Biện pháp điệp ngữ - Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ. Sự lặp lại của các từ, các cụm từ hoặc câu gọi là điệp ngữ. Cũng có một cách để người ta lặp lại một mẫu câu nhiều lần trong cùng một đoạn văn, câu này được gọi là điệp cấu trúc cú pháp. Trong từng đoạn văn, thơ, việc sử dụng điệp từ được dùng với từng mục đích khác nhau. Tuy nhiên phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc của tác giả. -Tác dụng gợi hình ảnh Phép điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, thường được sử dụng trong văn học, để nói lên những hình ảnh và cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Việc sử dụng biện pháp tu từ gợi hình ảnh giúp người đọc hình dung ra những hình ảnh được nói đến. Ví dụ: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" điệp từ "dốc" đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng và rất hiểm trở. -Tác dụng khẳng định Ví dụ: "Lá xanh bông trắng nhị vàng" và "nhị vàng bông trắng lá xanh" đã khẳng định được vẻ đẹp thuần khiết của bông sen, chính là quốc hồn của dân tộc Việt. "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tốc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập." (Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh) |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12