Giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 135 - Cánh diều
Với giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 135 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.
Giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 135 - Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Biết tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.
- Viết được bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ.
- Nghe và nắm bắt được nội dung, quan điểm của bài thuyết trình về một vấn đề văn học. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.
- Biết quý trọng và phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc; hiểu đúng giá trị và tác dụng của văn học đối với đời sống tâm hồn con người;…
II. CHUẨN BỊ
1. Tri thức ngữ văn
Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận
- Nguyên nhân: Văn nghị luận thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết. Trước vấn đề nêu lên để bàn luận, người viết cần bày tỏ ý kiến, khẳng định cái đúng, cái tốt; bác bỏ, phê phán cái sai, cái xấu,...
- Ngôn ngữ: Thường dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định nhằm tạo cho bài văn một âm hưởng, giọng điệu mạnh mẽ,….
- Phạm vi: Tính khẳng định và phủ định không chỉ có trong văn nghị luận xã hội mà trong cả văn nghị luận văn học.
Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận
- Lập luận: Là cách thức trình bày và triển khai luận điểm; cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; cách dùng những lí lẽ và dẫn chứng; cách sử dụng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,... để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình.
- Ngôn ngữ biểu cảm: Sử dụng nhiều từ ngữ như kết từ, tình thái từ, nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
- Khái niệm: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ
- Bao gồm:
+ Quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu)
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá)
+ Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
- Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế bảo hộ bằng pháp luật nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu có nghĩa là trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm mà chúng ta dựa vào; không mạo danh tác giả hoặc tự ý công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người khác để thu lợi,... Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là hành vi trung thực, văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lí.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị các tài liệu nói về lí thuyết văn nghị luận, các bài phê bình, nghiên cứu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, tranh ảnh liên quan đến các văn bản trong phần Đọc.
- GV thiết kế bài giảng điện tử với bản trình chiếu PPT.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12